HẠ KHÔ THẢO

Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó được sử dụng làm dược liệu với công dụng: Chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch, viêm họng, ho, xích bạch đới, viêm gan, viêm tử cung, đái đường, mụn nhọt, cao huyết áp, sưng vú...

daydreaming distracted girl in class

HẠ KHÔ THẢO

Giới thiệu dược liệu

Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó được sử dụng làm dược liệu với công dụng: Chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch, viêm họng, ho, xích bạch đới, viêm gan, viêm tử cung, đái đường, mụn nhọt, cao huyết áp, sưng vú...

  • Tên thường gọi: Hạ khô thảo

  • Tên gọi khác: Yến diện, Tịch cú, Thiết tuyến hạ khô, Thiết sắc thảo, Nãi đông, Mạch tuệ hạ khô thảo, Mạch hạ khô, Bổng trụ đầu hoa...

  • Tên khoa học: Prunella vulgaris

  • Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Công dụng chữa bệnh của cây thảo dược Hạ khô thảo | Báo Dân tộc và Phát  triển

Hạ khô thảo là một trong những loại dược liệu dân gian có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh viêm gan

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hạ khô thảo là cây thân thảo, sống dai, cao khoảng 20 – 30cm. Thân có hình vuông, màu hơi tím đỏ. 

Lá cây mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, đầu hơi dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. 

Hoa mọc thành cụm, màu tím nhạt. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng thành xim co, mỗi vòng có 5 – 6 hoa. Đài hoa có 2 môi gồm môi trên và môi dưới, hình ba cạnh. Môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng. Cánh hoa khi nở hình môi, màu tím nhạt. Nhị hoa có 4 chiếc, 2 dài và 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. 

Hoa và lá của cây Hạ khô thảo sẽ khô héo dần vào mùa hạ. Nhưng ở nước ta, cây vẫn mọc xanh tươi hết cả mùa hè.

Quả nhỏ và cứng.

Phân bố

Hạ khô thảo có nguồn gốc từ các vùng ôn đới châu Á, các vùng châu Âu và phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... và một số nước châu Âu. Trong đó, Trung Quốc là nơi trồng phổ biến nhất.

Trước đây, Hạ khô thảo được nhập từ Trung Quốc nhưng ngày nay đã có mặt tại Việt Nam ở các vùng cao lạnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang… 

Nhìn chung, Hạ khô thảo dễ mọc tự nhiên ở các vùng có độ cao 1.000 – 1.500m so với mực nước biển. Cây mọc tốt nhất trong môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ tầm 15 – 18°C. Cây không chịu được nắng nóng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng

Cả thân, lá, hoa của cây Hạ khô thảo đều có thể dùng làm dược liệu. Tuy nhiên, hoa được sử dụng nhiều nhất.

Thu hái, chế biến

Thu hái khi hoa chuyển sang màu nâu đỏ vào tháng 5 – 6. Sang tháng 8, một số cây có thể bị héo lụi.

Sau khi thu hái, đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô nhưng tránh phơi quá nắng vì sẽ làm mất mùi thơm của dược liệu. 

Có thể phơi âm can.

Bảo quản

Dược liệu này dễ hút ẩm, dễ ẩm mốc nên cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có: nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,7g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g):

  • Chất đắng có trong dược liệu là Prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic).

  • Tinh dầu chứa D-camphor (khoảng 50%), a-fenchon và D-fenchon.

  • Alkaloid tan trong nước.

  • 3,5% muối vô cơ (chủ yếu là Kali chlorua).

  • Ngoài ra còn có Denphinidin cyanidin.

Tác dụng – Công dụng

Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó, nó thường được ứng dụng trong lâm sàng chữa một số chứng bệnh như:

  • Chữa lao hạch, viêm hạch.

  • Chữa cao huyết áp

  • Hạ sốt

  • Chữa dị ứng: ngứa, chàm…

  • Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, mắt sưng đau

  • Cầm máu do huyết ứ, chấn thương gây chảy máu, rong huyết

  • Chữa một số bệnh về da: mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da…

  • Chữa một số chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do nhiệt bốc lên cao

  • Lợi niệu chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…

Tác dụng kháng khuẩn

Tác dụng từ thí nghiệm trên chuột cho thấy rõ rệt tác dụng kháng khuẩn. Cụ thể dịch chiết từ Hạ khô thảo được tiêm vào xoang bụng chuột thí nghiệm, kết quả có khả năng ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại trường, khuẩn cầu chùm, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn lao.

Tác dụng lợi tiểu

Trong Hạ khô thảo có nhiều Kali nitrat cùng acid urosolic - 2 chất này có tác dụng lợi tiểu rất tốt. 

Acid urosolic còn giúp loại trừ độc tố và acid uric dư thừa qua thận.

Khả năng hạ áp

Thí nghiệm sử dụng thuốc sắc trên động vật cho kết quả huyết áp giảm rõ rệt. Các chất tan trong Hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân cao huyết áp (theo báo Y học Liên Xô kỳ 6 năm thứ bảy, 1951 và Y dược học quyển số 4 kỳ 6, 1951).

Tiềm năng chống ung thư

Thí nghiệm trên trên ung thư cổ tử cung ở chuột nhắt, nghiên cứu đã cho thấy Hạ khô thảo có khả năng chống lại sự di căn của tế bào ung thư. 

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu nghiên cứu, chưa có kết quả cụ thể.

Cách dùng – Liều dùng

Chữa tràng nhạc, lở loét

200g Hạ khô thảo sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 tiếng. 

Hoặc sắc 8g Hạ khô thảo, 2g Cam thảo với 600 ml nước, đến khi nước rút còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa hỏa bốc cao, nhức đầu chóng mặt, mắt đau sưng đỏ, huyết áp tăng cao

Dược liệu

  • 20g Hạ khô thảo (sao)

  • 20g Bồ công anh (sao)

  • 20g hạt Muồng ngủ (sao) (mỗi vị 20g)

  • 12g hoa Cúc

  • 12g lá Dâu

  • 12g Mã đề

Sắc uống các dược liệu trên.

Chữa tràng nhạc, sưng tuyến giáp, quai bị, viêm tuyến vú, viêm hạch

Dược liệu

  • 20g Hạ khô thảo

  • 20g Huyền sâm 

  • 10g Xạ can

  • 10g Nga truật

  • 10g Hoàng đằng 

Sắc uống các dược liệu trên.

Dùng bôi: Sử dụng nhân hạt Gấc mài với giấm để bôi.

Bài thuốc thông tiểu tiện

Dược liệu

  • 8g Hạ khô thảo 

  • 1g Cam thảo 

  • 2g Phụ tử 

Đem các dược liệu sắc với 600ml nước, đến khi nước rút còn 200ml, dùng uống.

Đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

Chữa vết bầm, vết thương

Dùng Hạ khô thảo giã và đắp vào vết thương.

Lưu ý

Hiện nay một số người buôn thuốc Nam và thuốc Bắc có thu mua và bán một vị thuốc mang tên là Hạ khô thảo hay Hạ khô thảo nam hoặc Hạ khô thảo Nghệ An hoặc cây Cải trời, Cải ma. Chúng được xác định là Blumea suhcapitata DC thuộc họ Cúc (Asteraceae) nên hoàn toàn khác với cây Hạ khô thảo ở Sapa. 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY ĐẠI

CÂY ĐẠI

Cây đại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma. Cây Đại, một loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân ta. Được trồng rất nhiều để làm cảnh hay lấy bóng mát. Nhưng có điều không phải ai cũng biết, loài cây này còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của nó từ hoa, lá, nhựa, thân, rễ mỗi cái đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
RAU MÁC

RAU MÁC

Rau mác (Sagittaria sagittifolia) là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân dưới nước là thân rễ củ. Rau mác có vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có độc ít, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng…
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
XUYÊN KHUNG

XUYÊN KHUNG

Xuyên khung (Ligusticum wallichii) là một loại thảo dược phổ biến trong Y học cổ truyền trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến đau đầu, đau bụng, đau lưng và chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Với các thành phần chính là các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, xuyên khung đã được nghiên cứu và khám phá những tính chất và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
administrator
TRÁI CHÚC

TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
MẬT ONG

MẬT ONG

Nhắc đến Mật ong, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nguyên liệu có thể được sử dụng làm thực phẩm từ thiên nhiên với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không chỉ được biết đến như là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, Mật ong còn là 1 vị thuốc quý có trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, viêm loét bao tử,…
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator