CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.

daydreaming distracted girl in class

CAO HỔ CỐT

Giới thiệu về dược liệu

Đây là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.

Tên gọi khác: Cao Hổ, Cao xương Hổ, Hổ cốt

Đặc điểm sinh thái

Hổ (còn gọi là Hùm, Ông ba mươi) là động vật ăn thịt, chiều dài thân khoảng 180 – 280 cm, đuôi dài 90 cm, có thể nặng đến 272 kg. Hổ rất khỏe, có thể bắt con mồi nặng hơn nó nhiều lần, có thể săn bắt trên cạn, bơi dưới nước 5 – 6 km và có thể trèo cây.

Đây là loài động vật ăn thịt. Thức ăn là Hươu, Nai, Sơn dương hay loài ăn cỏ như Lợn rừng. Mỗi con có thể đẻ 2 – 4 con; sau 3 – 4 năm thì trưởng thành.

Hổ là động vật phương Bắc, di cư xuống phía Nam. Ngày nay Hổ chủ yếu phân bố ở Châu Á bao gồm, Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, khu vực Đông Dương, Indonexia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Hổ được tìm thấy ở các vùng rừng núi sâu. Các tỉnh thường thấy Hổ như Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, dọc dãy Trường Sơn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Xương hổ (Hổ cốt); Khi nấu cao Hổ cần dùng toàn bộ xương con Hổ, không được thiếu một mảnh xương nào, cũng không được pha lẫn bất cứ loại xương nào khác. Do đó, nấu cao Hổ thường là những người tinh thạo, biết xem và chọn lọc xương.

Xương Hổ quý hiếm nhất là xương chi trước, sau đó là xương chân, xương đầu, xương sống liền với đuôi. Xương chi trước Hổ thường có một “lỗ thông thiên” ở khuỷu tay, đặc điểm này thường được dùng để phân biệt xương Hổ với các loại xương khác.

Thu hái:

+ Xương Hổ chết trong rừng thường có màu trắng nhợt, nếu ngâm nước lâu thì bị ải. Hổ săn bắn được thì xương dính liền nhau, màu trắng ngà, để lâu sẽ ngả sang màu vàng.

+ Xương Hổ cùng nấu cao tốt nhất nên nặng khoảng 10 – 15 kg. Nếu có đủ 5 bộ xương để nấu cùng một lúc là tốt nhất. Nếu không có thể sử dụng một bộ xương trên 10 kg.

Chế biến: Gồm các bước:

+ Làm sạch

+ Tẩm sao xương hổ

+ Cô đặc cao hổ cốt

Cao hổ cốt là dược liệu quý hiếm và đắt. Do đó, sau khi bào chế cần bảo quản trong lọ kín, gói giấy bóng, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh côn trùng và độ ẩm quá cao.

Thành phần hóa học

Trong Hổ cốt (xương Hổ) có chứa các thành phần như: Calcium Phosphate, Calcium Carbonat, Collagen, Magiesium Phosphat, Mỡ, Gelatin, 17 Amino Acid, Canxi, Protein, Photpho, chất keo

Ngoài ra, thành phần đạm toàn phần trong Cao hổ cốt rất cao do lượng Acid Amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác.

Công dụng

+ Tính vị: Cao hổ cốt tính ấm, vị mặn.

+ Quy kinh: Cao hổ cốt quy vào kinh Thận và Can.

Theo y học hiện đại:

+ Chống viêm

+ Giảm đau

+ An thần

+ Làm lành nhanh các xương bị gãy

Theo y học cổ truyền:

+ Bổ thận, tráng dương

+ Trục phong hàn

+ Trấn thống, giảm đau

+ Trừ thấp

+ Làm mạnh gân cốt

+ Tăng cường sinh lý

Liều dùng

Cao hổ cốt thường được dùng để ngâm rượu, có thể hỗ trợ bảo quản dược liệu lâu và có thể dùng lâu dài. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của bài thuốc.

Ngoài ra, Cao hổ cốt có thể dùng thái miếng nhỏ, ngậm trong miệng đến khi tan. Liều lượng khuyến cáo là 6 – 12 g mỗi ngày, sử dụng trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý

Cao hổ cốt tính nóng và có tác dụng trợ dương mạnh mẽ. Do đó, khi dùng Cao hổ cốt cần thận trọng và những người không nên dùng Cao hổ cốt bao gồm:

- Người có thể chất hoặc có các bệnh thuộc âm hư hỏa vượng không nên dùng.

- Người bệnh cao huyết áp không dùng đến tránh làm tăng huyết áp và đột quỵ.

- Người bệnh viêm gan, suy thận, bệnh tim, tiểu đường không nên dùng để tránh các biến chứng.

Ngoài ra, các loại Cao ban long, cao Gấu, cao Ngựa chỉ có tác dụng trừ thấp, giảm đau gân cốt, không có tác dụng bổ thận tráng dương.

 
Có thể bạn quan tâm?
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỒNG TƠI

MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
CỦ NÉN

CỦ NÉN

Củ nén, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hành tăm, hành nén, nén. Củ nén là loại gia vị đặc trưng, xuất hiện rộng rãi và quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, của người dân Việt Nam. Không chỉ phong phú về thành phần dinh dưỡng mà loài thực vật này còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÀ NA

CÀ NA

Cà na hay còn được gọi là quả trám (miền bắc), quả gián, thanh quả... bao gồm 2 loại trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl).
administrator
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator