NAM SÂM

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da.

daydreaming distracted girl in class

NAM SÂM

Giới thiệu về dược liệu Nam sâm

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da. Do đó, loại cây này đã được sử dụng khác nhiều trong những bài thuốc Đông y nhằm bồi bổ sức khỏe và điều trị những bệnh lý khác nhau.

- Tên khoa học: Schefflera octophylla (Lour.) Harms.

- Họ khoa học: Araliaceae (họ Ngũ gia bì).

- Tên gọi khác: Ngũ gia bì chân chim, cây Chân chim, Ngũ gia bì bảy lá, Cây lằng, Kotan, Cây nam sâm, Nga chưởng sài, Áp cước mộc, Ngũ chỉ thông,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nam sâm

- Đặc điểm thực vật:

  • Dược liệu Nam sâm thuộc loại cây nhỡ hoặc loại cây to, cây có thể đạt chiều cao từ 2 – 8 m hoặc thậm chí có thể cao đến 15 m. Ruột thân xốp.

  • Lá Nam sâm là lá kép hình chân vịt, thường gồm khoảng 6 đến 8 lá chét mọc so le, lá chét có chiều dài khoảng từ 7 – 17 cm và chiều rộng khoảng từ 3 – 6 cm. Mép lá nguyên, phiến lá chét có hình trứng, gốc hình tròn hoặc dạng thuôn và có đầu nhọn. Cuống lá chét ngắn, có chiều dài khoảng 1, 5 cm đến 2,5 cm, trong đó cuống lá chét ở giữa thì dài hơn các cuống lá chét còn lại (3 – 5 cm), còn cuống lá kép thì có chiều dài từ 8 – 25 cm. 

  • Cụm hoa Nam sâm mọc ở đầu cành thành chùm tán hoặc hình chùy. Hoa Nam sâm nhỏ, có màu trắng, các trang hoa rời và có năm cánh hoa. Hoa thường có năm nhị, nhị dài hơn cánh hoa, có bao phấn 2 ngăn, bầu là bầu dưới và có khoảng 5 đến 6 ngăn. Cây Sâm nam ra hoa chủ yếu vào khoảng tháng 2 đến tháng 3.

  • Quả Sâm nam là quả mọng có hình cầu, có đường kính khoảng 3 – 4 mm & có núm nhọn, quả sẽ có màu tím sẫm đen khi chín, trong quả có chứa từ 6 – 8 hạt. Sâm nam ra quả chủ yếu vào khoảng tháng 4 đến tháng 5.

- Phân bố dược liệu: 

  • Dược liệu Sâm nam mọc hoang rải rác ở khắp nơi tại nước ta, chủ yếu phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở khu vực phía Nam thì Sâm nam có ở các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum & Côn Đảo. 

  • Trên thế giới, Nam sâm phân bố khá rộng rãi ở các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Myanmar, các nước khu vực Đông Nam Á & phía Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng vỏ thân, vỏ rễ, rễ và cả lá cây để làm thuốc.

- Thu hái: phần vỏ thân và vỏ rễ nên thu hái vào mùa xuân, mùa thu. Còn lá thì có thể thu hái quanh năm.

- Chế biến: vỏ thân, vỏ rễ sau khi thu hái về thì cạo sạch lớp vỏ sần sùi bên ngoài rồi đem phơi hoặc đem đi sấy khô. Lá sau khi thu về thì rửa sạch, thái nhỏ và đem đi phơi khô.

- Bảo quản: nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Nam sâm

Các bộ phận của dược liệu Sâm nam có chứa các thành phần hóa học cụ thể như sau:

- Vỏ thân chứa khoảng 0,9 – 1% tinh dầu và các thành phần khác như acid asiatic và asiaticosid.

- Lá Nam sâm chứa các thành phần như triterpenoid glycosid, acid 3-epi-betulinic, acid asiatic,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nam sâm theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm nam có các tác dụng dược lý tuyệt vời như sau:

- Kháng viêm, có vai trò trong chống viêm khớp dạng thấp.

- Tăng lực, tăng khả năng vận động.

- Chữa cảm lạnh, chống lạnh.

- Kích thích hệ thần kinh.

- Tác dụng giống estrogen.

- Giúp hạ đường huyết.

Vị thuốc Nam sâm trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng chát, tính mát.

- Quy kinh: chưa có thông tin cụ thể.

- Công năng: làm ra mồ hôi, giải biểu, khu phong trừ thấp, hoạt lạc, sơn căn,…

- Chủ trị: các chứng đau lưng, đau xương khớp do thấp hàn, gân cốt co rút, sưng đau hoặc đau và sưng do sang chấn,…

Cách dùng – Liều dùng Nam sâm

- Cách dùng: sử dụng vỏ thân, vỏ rễ sắc thuốc uống. Còn lá thì đem đi đun sôi và lấy nước để tắm rửa.

- Liều dùng: 

  • Vỏ rễ, vỏ thân: khoảng 15 – 30 g.

  • Lá: không có liều cụ thể.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nam sâm

- Bài thuốc trị phong thấp, đau xương khớp:

  • Chuẩn bị: 180 g vỏ thân Nam sâm, 500 mL rượu.

  • Tiến hành: vỏ thân Nam sâm đem đi ngâm trong 500 mL rượu, mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 15 - 300 mL.

- Bài thuốc trị chứng tê buốt, sưng đau, da lở ngứa do thấp nhiệt:

  • Chuẩn bị: 20 g vỏ thân Nam sâm, 20 g Bạch chi lan, 20 g Hy thiêm, 20 g Phòng kỷ và 20 g Tỳ giải. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị các bệnh cước khí, chân sưng đau:

Chuẩn bị: Nam sâm, Lõi thông, Hương phụ, Tử tô, Hạt cau, Chỉ xác và Ké đầu ngựa, mỗi vị khoảng 8 – 16 g.

Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa sổ mũi, đau họng:

  • Chuẩn bị: 15 g rễ Sâm nam và 35 g Cúc hoa vàng (cả cây).

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc giải độc lá Ngón hoặc say sắn: sử dụng vỏ thân cây Sâm nam đem đi giã nát và sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa sưng thũng do chấn thương: 

  • Chuẩn bị: 1.920 g lá Sâm nam và 640 g lá Táo ba chi.

  • Tiến hành: đem 2 nguyên liệu trên đi tán thành bột, tiếp đến dùng nước vo gạo để đun sôi rồi trộn với thuốc bột và vo thành những viên có khối lượng khoảng 4 g. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng 1 viên hoặc lấy đắp ngoài da ở các vị trí bị thương.

- Bài thuốc chữa cảm sốt, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi cơ thể:

  • Chuẩn bị: 40 g Sâm nam, 40 g Mẫu đơn bì, 40 g Đương quy và 40 g Xích thược.

  • TIến hành: các nguyên liệu trên đem đi sao vàng rồi tán nhỏ. Uống 2 lần mỗi ngày và mỗi lần sử dụng khoảng 4 g.

- Bài thuốc bồi bổ cơ thể, thông tiểu tiện:

  • Chuẩn bị: rễ cây Sâm nam.

  • Tiến hành: rễ Sâm nam đem đi rửa sạch và thái mỏng, sau đó đem đi phơi khô hoặc sắc nước uống, mỗi lần sử dụng với liều khoảng 6 – 11 g.

- Bài thuốc chữa tụt huyết áp: Sâm nam đem đi tán thành bột rồi vo thành viên, uống 3 ngày mỗi lần, mỗi lần dùng 5 viên và một liệu trình điều trị kéo dài 20 ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Nam sâm

- Về mặt độc tính, Nam sâm ít độc hơn những loại dược liệu khác trong cùng họ.

- Trên các động vật thí nghiệm, khi sử dụng dược liệu Nam sâm trong thời gian dài thì không nhận thấy tác dụng độc hại đối với gan, thận và các thông số huyết học.

- Sử dụng Nam sâm phải sử dụng với liều lượng tương đối cao thì mới có được tác dụng mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm quý hiếm, có nguồn gốc từ miền núi Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Với giá trị dinh dưỡng cao, Đông trùng hạ thảo được coi là một loại thực phẩm chức năng với nhiều tác dụng, bao gồm tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh tim mạch. Lịch sử sử dụng Đông trùng hạ thảo đã kéo dài hàng nghìn năm trong y học truyền thống Trung Quốc và Việt Nam, được xem là một trong những dược liệu quý trong y học. Hiện nay, Đông trùng hạ thảo được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được xem là một sản phẩm sang trọng và đắt đỏ.
administrator
HOA DẺ

HOA DẺ

Hoa dẻ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại. Hoa dẻ là một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng. Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH QUYẾT MINH

THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.
administrator
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
NGHỆ TRẮNG

NGHỆ TRẮNG

Nghệ trắng từ xưa đến hiện tại đều được biết đến là một trong những loại gia vị được ưa chuộng trong nhiều bữa cơm gia đình hằng ngày. Nhưng ít người biết rằng đây lại là một loại thuốc quý của tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau như mụn nhọt, sưng viêm,… Bên cạnh đó, Nghệ trắng còn có các tác động rất tốt đối với sức khỏe tim mạch, gan mật,… Thêm vào đó vị thuốc này còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của phái đẹp như trị băng huyết hoặc đau bụng kinh.
administrator
HOÀI SƠN

HOÀI SƠN

Hoài sơn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ mài, thự dự, sơn dược, khoai mài, chính hoài, khoan mài. Củ hoài sơn (củ mài) là dược liệu quý, được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn điều trị chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, di tinh, bạch đới, thận hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator
BÒNG BONG

BÒNG BONG

Bòng bong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thòng bong, hải kim sa, thạch vi dây, dương vong,... Trong Đông Y bòng bong được gọi là hải kim sa bởi các bào tử trên cây nhiều như biển (tức hải), và có sắc vàng lóng lánh như cát vàng (tức kim sa). Đây là một loài cây quen thuộc thường trồng trong nhà để làm cảnh, ít ai biết đến loài cây này là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh đến thận và tiết niệu như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,...Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này.
administrator