NHỤC ĐẬU KHẤU

Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình.

daydreaming distracted girl in class

NHỤC ĐẬU KHẤU

Giới thiệu về dược liệu Nhục đậu khấu

- Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình. Dược liệu này có các công dụng nổi bật như làm ấm đại tràng, ngoài ra còn có công dụng như cải thiện hệ tiêu hóa từ đó giúp chữa tiêu chảy, nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá và đôi khi dùng để tăng hương vị cho người biếng ăn.

- Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt.

- Họ khoa học: Myristicaceae (họ Nhục đậu khấu).

- Tên dược liệu: Semen Myristica (Nhục đậu khấu) và Arillus Myristica (Nhục đậu khấu y).

- Tên gọi khác: Ngọc quả, Nhục quả, Đậu khấu, Già câu lắc,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nhục đậu khấu

- Đặc điểm thực vật:

  • Nhục đậu khấu là cây nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng tố ở điều kiện khí hậu nóng & ẩm, với lượng mưa hàng năm khoảng 1500 – 3000 mm. Cây phát triển tốt ở các vùng thấp và không phù hợp ở vùng núi cao trên 750 m. Nhục đậu khấu rụng lá vào mùa khô, thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng.

  • Nhục đậu khấu thuộc loại cây nhỡ, là cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 8 - 10 m. Thân cây có vỏ ngoài nhăn, hơi có khía và có màu nâu xám. 

  • Lá Nhục đậu khấu mọc so le, phiến lá có hình mũi mác hoặc hình bầu dục, có chiều dài khoảng 5 - 15 cm và chiều rộng khoảng 3 - 7 cm. Gốc lá tròn, đầu lá nhọn. Mặt trên lá nhẵn và mặt dưới có phủ lông tơ, các lông tơ này dày hơn khi lá còn non. Đường gân lá nổi rõ.

  • Hoa Nhục đậu khấu có màu vàng trắng, mọc thành xim ở nách lá. 

  • Quả Nhục đậu khấu thường đơn độc và có cuống ngắn. Quả có hình cầu hoặc quả lê, đường kính quả khoảng 5 - 8 cm. Quả khi chín sẽ nứt theo chiều dọc thành 2 mảnh, bên trong có 1 hạt có vỏ khá dày được bao bọc trong 1 áo hạt có màu hồng.

  • Nhục đậu khấu ra hoa quả vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: Nhục đậu khấu phân bố nhiều tại các tỉnh miền Nam Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và các tỉnh như Quảng Đông và các tỉnh miền Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần nhân hạt.

- Thu hái: cây sau khi trồng khoảng 7 năm thì có thể thu hoạch liên tục kéo dài trong vòng tận 60 – 70 năm. Có thể thu hoạch được 2 lần mỗi năm, 1 đợt thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 12 & đợt còn lại vào khoảng tháng 4 đến tháng 6. Ở năm tuổi thứ 25 của cây thì cây sẽ cho sản lượng Nhục đậu khấu tốt nhất.

- Chế biến: sau khi thu hái thì đem đi tách riêng vỏ quả, chỉ giữ lại phần áo quả. Sau đó đem nguyên liệu đi ngâm với muối và sấy khô. Hoặc cũng có thể sấy với lửa nhỏ đến khi lắc nghe tiếng lóc cóc. Quá trình sấy và làm khô thường kéo dài khoảng 2 tháng. Tiếp đến đập lấy phần nhân hạt của Nhục đậu khấu và phân loại (dựa trên kích thước hạt) rồi đem đi ngâm với nước vôi để tránh sâu bọ, mối mọt.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và côn trùng.

Thành phần hóa học của Nhục đậu khấu

Dược liệu Nhục đậu khấu có chứa các thành phần gồm:

- Khoảng 30 – 40% chất béo (bơ Nhục đậu khấu) có vị đắng và có màu vàng đỏ.

- 5 – 10% tinh dầu, gồm các chất nhóm terpen như camphen, p-cymen, α-pinen, sabinen, myrcen, β-phellandren, eugenol,… và các dẫn xuất terpen khác như linalool, terpineol, gareniol,…

- Các acid hữu cơ như acid myristic,….

- Các loại tinh bột.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nhục đậu khấu theo Y học hiện đại

Dược liệu Nhục đậu khấu có các tác dụng dược lý như sau:

- Chống trầm cảm: hoạt chất myristicin & elemicin trong hạt Đậu khấu cho thấy tác động kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin & serotonin ở não từ đó sẽ có tác dụng an thần, giảm lo âu, giảm căng thẳng,…

- Cải thiện giấc ngủ, chữa mất ngủ: nhờ vào thành phần magie giúp giảm căng thẳng từ đó giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.

- Cải thiện và tăng cường chức năng não bộ: myristicin trong Nhục đậu khấu giúp tăng cường trí nhớ cũng như có tác động trong việc phòng ngừa bệnh Alzheimer.

- Giảm đau: bên cạnh myristicin, các hoạt chất khác như safrol, elemicin hay eugenol cũng cho thấy tác động kháng viêm và giảm đau.

- Ngoài ra Nhục đậu khấu còn thể hiện được rất nhiều công dụng khác như ngừa sâu răng, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch,…

Vị thuốc Nhục đậu khấu trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay đắng hơi chát, tính ấm, có mùi thơm và có độc.

- Quy kinh: vào Tỳ, Vị và Đại trường.

- Công năng: ôn tì, thu sáp, chỉ tả, chỉ nôn, tiêu thực,…

- Chủ trị: các chứng âm trung tiêu hạ khí, ăn không tiêu, kích thích nhu động ruột,...

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột uống.

- Liều dùng: khoảng 2 – 4 g. Lưu ý không được dùng liều cao có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nhục đậu khấu

- Bài thuốc giảm đau và chữa kiết lỵ, tiêu chảy cấp và mạn tính (bài thuốc từ Ấn Độ):

  • Chuẩn bị: Nhục đậu khấu, Quả chà là & Nhựa thuốc phiện với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi trộn cùng dịch ép của lá Trầu không để chế thành viên tròn có khối lượng khoảng 1/3 g. Uống 1 viên mỗi ngày và dùng ngày 3 lần.

- Bài thuốc trị tỳ vị hư hàn, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài: 

  • Bài thuốc 1: 0,5 g Nhục đậu khấu nướng qua và 0,5 g Nhục quế đem đi mài với nước hoặc rượu để uống. Uống 2 - 3 lần mỗi ngày. 

  • Bài thuốc 2: sử dụng ở dạng thuốc bột chứa 80 g Nhục đậu khấu, 40 g Đinh hương, 100 g Quế, 30 g Sa nhân. Các nguyên liệu này đem đi tán thành bột rồi trộn cùng với 250 g Calci carbonat & 500 g đường. Uống 1 – 4 g mỗi ngày. 

  • Bài thuốc 3: 40 g Nhục đậu khấu và 40 g Vỏ lựu. Sử dụng cám gạo để làm thành bánh để bọc Nhục đậu khấu ở giữa, sau đó đem đi đem nướng cho tới khi cám bị cháy xém. Tiếp đến đem Nhục đậu khấu gói vào giấy bản rồi đập để dầu chảy ra và thấm vào giấy. Phần Vỏ quả lựu thì thái nhỏ và sao vàng. 2 vị thuốc thì tán nhỏ và rây thành bột mịn, sau đó luyện với hồ để chế viên có kích thước cỡ hạt đậu đen. Uống 3 lần mỗi ngày vào lúc đói, mỗi lần uống khoảng 0,5 – 1 g cùng nước ấm hoặc cùng cháo loãng.

- Bài thuốc chữa tiêu chảy, ăn kém, nôi mửa, đau bụng và ăn không tiêu:

  • Chuẩn bị: 0,5 gam Nhục đậu khấu và 0,2 gam Đinh hương (đã được tán thành bột mịn).

  • Tiến hành: 2 nguyên liêu trên đem đi trộn với 1 g lactose. Sau đó chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

- Bài thuốc trị hen suyễn, đau bụng, đau thần kinh, rong kinh, đau bụng kinh, ho do co thắt và đau lưng (bài thuốc từ Ấn Độ): sử dụng bột chế từ Nhục đậu khấu, ngọn cây Gai mèo, Bạch đậu khấu, Long não, Đinh hương và Bạch hoa xà với các lượng bằng nhau. Sử dụng mỗi lần với liều khoảng 0,75 – 1,5 g mỗi ngày chia làm 2 lần và uống cùng với Mật ong.

Lưu ý khi sử dụng Nhục đậu khấu

- Sử dụng Nhục đậu khấu ở liều cao (đôi khi chỉ 1 hạt) thì có khả năng dẫn đến ngộ độc thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm giãn đồng tử (giống triệu chứng ngộ độc belladon), tiểu tiện ra máu,…

- Những người có nhiệt tả, nhiệt lỵ hoặc mới phát bệnh thì không được sử dụng Nhục đậu khấu.

- Lưu ý bài thuốc từ Ấn Độ có sử dụng Nhựa thuốc phiện và Gai mèo là những dược liệu có độc, do đó phải thật thận trọng khi dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
SÂM CAU RỪNG

SÂM CAU RỪNG

Sâm cau rừng mọc hoang phổ biến rất rộng rãi với đồng bào ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với chức năng sinh lý nam giới.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
RONG MƠ

RONG MƠ

Theo y học cổ truyền: Rong mơ có tính hàn, vị đắng và mặn, có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu.
administrator