RONG MƠ

Theo y học cổ truyền: Rong mơ có tính hàn, vị đắng và mặn, có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu.

daydreaming distracted girl in class

RONG MƠ

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Sargassum henslowianum J. Agardh

- Họ Rong đuôi ngựa (Sargassaceae)

- Tên gọi khác: Rau mơ, hải tảo, rau ngoai, rau mã vĩ

Đặc điểm thực vật

Rong mơ là toàn cây tảo rửa sạch phơi hay sấy khô của nhiều loài tảo biển khác nhau như Dương thê tái Sangassum fusiforme (Harv). Setch., Hải khảo tử Sargassum pallidum (Turn. C. Ag.) hoặc một loài tảo Sargassum sp. Khác.

Rong mọc thành bụi lớn, cấu tạo bởi sợi phân nhánh non như “thân” có dạng trụ trơn, màu nâu, có nhiều mấu nhỏ và những bộ phận mỏng và dẹt non như “lá”, kích thước thay đổi tùy theo loài. 

Lá có dạng kim lớn hoặc hình bầu dục với số lượng nhiều, mọc theo kiểu lông chim không theo quy luật về 2 phía của nhánh chính, trên đó mọc ra nhiều chùm nhánh bên nhỏ, ngắn. Mép lá có răng cưa hoặc nhẵn đôi khi có răng cưa kép, có ổ lông, có gân giữa. 

Rải rác trên toàn tảo có những bộ phận hình dạng giống “quả”. Thật ra là những “phao” bên trong chứa đầy không khí, giúp cho tảo đứng thẳng trong nước biển. Túi khí hình cầu hay hình bầu dục tròn.

Rong mơ sinh sản theo hình thức sinh sản hữu tính hoặc sinh dưỡng. Thỏi sinh sản thường là hình trục tròn ngắn, thô, có thể chia nhánh hoặc không, mọc xen kẽ nhau, còn thỏi đực thường nhỏ và dài hơn.

Phân bố, sinh thái

Rong mơ thường mọc bám trên những dãy núi đá ngầm ven biển, phân bố nhiều ở các khu vực gần biển khắp các tỉnh miền Duyên Hải nước ta như Vĩnh Linh (Quảng Trị), Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Nha Trang, Phan Thiết, Hà Tiên… Ngoài ra có thể tìm thấy rong này ở bờ biển nhiều nước như Nhật Bản, Úc, Philippin hoặc Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

- Bộ phận dùng: Toàn thân

- Thu hái, chế biến: Mùa thu hoạch rong mơ từ tháng 3 đến tháng 9. Sau đó đem về rửa sạch đất cát, rửa hết mặn phơi hay sấy khô.

- Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt

Thành phần hóa học 

Rong mơ chứa từ 10% đến 15% muối vô cơ (trong đó có rất nhiều iốt 0,3% đến 0,8%, asen, kali), 1 – 2% lipit, 4 – 5% protit và rất nhiều algin hay axit alginic. 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong rong mơ có thành phần keo alginat – một loại keo sử dụng làm tá dược dính hoặc vỏ bao cho ngành dược dược, loại keo này cũng đã được nghiên cứu để sử dụng làm huyết thanh nhân tạo, chỉ khâu vết mổ, tấm nhựa sát trùng, thuốc cầm máu…

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Rong mơ có tính hàn, vị đắng và mặn, có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu. Do đó, dược liệu được dùng trong các trường hợp trị bướu cổ, phù thũng. Ngoài ra, rong mơ còn được dùng làm món ăn địa phương hàng ngày của người dân miền biển.

Theo y học hiện đại, rong mơ có tác dụng:

- Làm tăng đáng kể sự hấp thụ sắt trong các bữa ăn làm từ ngô hoặc lúa mì. 

- Giúp chống khối u: Các thành phần hóa học chứa trong rong mơ có tác dụng làm giảm và ức chế sự phát triển của khối u. 

- Tác dụng đối với các ảnh hưởng do chiếu xạ Co Y gây nên: Các nghiên cứu khoa học cho thấy natri alginat từ rong nho có công dụng trong việc bảo vệ chuột tránh khỏi những tổn thương do chiếu xạ Co Y gây nên. Đồng thời còn giúp kéo dài thời gian sống, làm giảm tỷ lệ tử vong.

- Giúp làm giảm hàm lượng cholesterol huyết.

- Kháng độc tố botulinum: Thành phần đường A và B có trong rong mơ có tác dụng kháng độc tố botulinum. Do đó giúp ức chế virus simplex herpes và bacillus subtilis

Cách dùng - Liều dùng 

- Liều dùng hằng ngày của rong mơ: 6 - 12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc từ Rong mơ:

- Bài thuốc trị bướu cổ: Tán mịn rong mơ khô, sau đó dập thành những viên iotamin chứa 50 – 70 microgam iod. Mỗi ngày dùng từ 2 đến 4 viên.

- Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu ở người già: Sắc nước uống các dược liệu Rong mơ, Xuyên sơn giáp, Côn bố, mỗi vị 10g. Lệ chi hạch, Vương bất lưu hành, Quất hạch, mỗi vị 15g. 

- Bài thuốc trị u giáp trạng lành tính: Sắc nước uống các dược liệu Rong mơ 15g, Thủy hồng hoa tử 15g, Hải phù thạch 30g, Côn bố 15g, Kim ngân hoa 15g, Đông qua bì 30g. Mỗi ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc trị cao huyết áp: Nghiền thành bột mịn các dược liệu rong mơ, hạ khô thảo, côn bố và mộc thông, mỗi vị 30 gram kết hợp chung với 6 gram hạnh nhân và 15 gram bạc hà. Sau đó đem luyện với mật và làm hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 g.

- Bài thuốc chữa lao hạch: Sắc nước uống các dược liệu rong mơ, hạ khô thảo, thổ bối mẫu và hương phụ mỗi vị 9 g.

- Bài thuốc trị ung thư trực tràng và thực quản: Nghiền thành bột các dược liệu 30 gram rong mơ và 6 gram thủy tức. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 6 gram hoàn tan với rượu để uống

Lưu ý

- Không nên dùng rong mơ cho những người có tỳ vị hư hàn thấp trệ, dễ bị đau dạ dày, tiêu chảy, cảm mạo, khó tiêu.

- Không nên phối hợp rong mơ chung với các loại thảo dược sau: Cam thảo, Đại kích và Nguyên hoa

 

Có thể bạn quan tâm?
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
SA SÂM

SA SÂM

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc và Sa sâm nam. Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của cây.
administrator
BÒNG BONG

BÒNG BONG

Bòng bong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thòng bong, hải kim sa, thạch vi dây, dương vong,... Trong Đông Y bòng bong được gọi là hải kim sa bởi các bào tử trên cây nhiều như biển (tức hải), và có sắc vàng lóng lánh như cát vàng (tức kim sa). Đây là một loài cây quen thuộc thường trồng trong nhà để làm cảnh, ít ai biết đến loài cây này là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh đến thận và tiết niệu như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,...Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
KHÚC KHẮC

KHÚC KHẮC

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae) Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…
administrator
CAO BAN LONG

CAO BAN LONG

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator