BẰNG LĂNG

Mùa hè đang về với sắc bằng lăng tím nở rộ gắn liền với tuổi học trò đầy kỷ niệm. Có lẽ vì thế mà cây bằng lăng đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Không chỉ làm đẹp phố phường, bằng lăng còn được coi là vị thuốc quý thường dùng trong y học cổ truyền mà chúng ta không phải ai cũng biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẰNG LĂNG

Đặc điểm tự nhiên

Bằng lăng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Săng lẻ, bằng lang, Truol, thao lao (Rađê, Tây Nguyên), Kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên).
Tên Bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như Bằng lăng ổi, Bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), Bằng lăng tía (hoa màu tía), Bằng lăng trắng (hoa màu trắng)…

Hầu hết các loại bằng lăng đều là cây cho bóng mát, cho gỗ. Thân cây có thể cao đến 30-35m, thân gỗ, đường kính khoảng 40-80cm, cành mỏng, nhỏ, mảnh khảnh. Bên ngoài thân có phủ một lớp lông mềm màu hung, lông hình sao, phổ biến ở ngọn cây, sau nhẵn và hình trụ.

Lá cây mũi mác, thuôn dài, từ ở gốc, hẹp dần đến ngọn lá. Lá dài khoảng 7 – 14 cm, rộng 20 – 50 mm. Khi còn non lá có hình sao, phía trên không có lông, nhiều lông mềm ở phía dưới. Bên dưới lá có khoảng 10 – 13 đôi gân phụ.

Cụm hoa thường mọc ở ngọn. Mỗi cụm thường có 6 – 9 hoa, nụ hình trái xoan hoặc hình nón. Đài hoa có hình chuông, có nhiều lông mềm. Hoa có 6 chùy ba cạnh, 6 cánh hoa. Cánh hoa hình mắt chim, có nhiều nhị mọc gần nhau, nhị bầu xù thường có 5 – 6 ô.

Quả nang, thuôn, có hình trứng, độ dài khoảng 12mm, tụt vào vào trong dài khoảng 1/3 quả. Đầu có mũi nhọn, khi chín nứt thành 6 mảnh.

Mùa hoa quả từ tháng 5-7.

Bằng lăng được tìm thấy ở Lào, Campuchia, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam… Ở nước ta, cây mọc hoang dại hầu như ở khắp nước ta nhưng nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị…Chủ yếu thấy loại cây thân hồng sắc, hoa tím.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây, lá và thân cây được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu bằng lăng có thể thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu.

Chế biến: 

  • Vỏ cây, lá và thân cây được ứng dụng làm dược liệu. Dùng tươi, hoặc có nơi phơi vỏ thân phơi khô, sắc nước, dùng uống
  • Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô.
  • Bằng lăng thường được sử dụng tươi. Tuy nhiên, nếu như sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Trong vỏ thân bằng lăng có chứa một số chất hóa học như: 

+Axit hữu cơ, tanin, Saponin, Cumarin, Gallic, Sterol, Alkaloid,...

+Trong đó Tamin Catechic và Gallic chiếm khoảng 30,5% và được biểu thị dưới dạng axit Malic 4,22%, chất nhầy 2,76%, Pectin 2,81%.

Trong lá và hoa bằng lăng có chứa thành phần hóa học tương tự như vỏ thân nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều: Tamin Catechic và Gallic 5,42%, đường 5,8%, axit hữu cơ 2,83%, chất nhầy 3,25%, Pectin 6,51%.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Hiệu quả với nhiều giống vi khuẩn hay gặp trên vết thương và vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tamin là một trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn của cây.

+Tác dụng kháng nấm: Các loại nấm gây tổn thương ngoài da như Candida Albicans, Trichophyton, Gypseum,...

+Tác dụng liền sẹo, làm co sẹo lồi.

+Tác dụng ức chế viêm do Kaolin(thí nghiệm trên chân chuột)

+Tác dụng an thần, ổn định giấc ngủ.

+Giúp giảm cân hiệu quả.

+Tác dụng lợi tiểu, tốt cho bàng quang.

Công dụng

Bằng lăng có vị chát, mùi thơm đặc trưng, không độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

+Điều trị bệnh gout.

+Hỗ trợ điều trị nấm ngoài da, hắc lào.

+Hỗ trợ điều trị bỏng da, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

+Hỗ trợ điều trị chứng lỵ.

+Điều trị loét miệng.

Liều dùng

Dùng ngoài: Liều lượng không cố định.

Dùng dưới dạng thuốc sắc: 50-100g mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Không sử dụng đối với những người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY CHAY

CÂY CHAY

Cây chay, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chay bắc bộ, chay ăn trầu, chay vỏ tía, mạy khoai. Cây chay, là loại cây rất quen thuộc và không hề xa lạ với bất cứ người dân nào ở Bắc bộ. Cây chay, một loại cây gắn liền với tuổi thơ và làng quê Việt Nam. Đây là một loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng, vừa cho bóng mát lại vừa là nguyên liệu chính của những bài thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
TINH DẦU KHUYNH DIỆP

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
TRẦN BÌ

TRẦN BÌ

Trần bì là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y, là vỏ phơi khô của quả Quýt. Theo y văn cổ: “Nam bất thiểu Trần bì, Nữ bất ly Hương phụ” vị thuốc này có khả năng tiêu thực trừ chướng đặc hiệu, đặc biệt tốt cho nam giới, thường xuyên phải hội họp, ăn nhậu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trần bì và những công dụng của vị thuốc này nhé.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH MAO CĂN

BẠCH MAO CĂN

Bạch mao căn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rễ cỏ tranh, mao căn, mao thảo căn, vạn căn thảo. Bạch mao căn hay còn gọi là rễ cỏ tranh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh. Cỏ tranh mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Bạch mao căn được dùng để chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp và hen suyễn.
administrator
DẦU CÂY TRÀ

DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.
administrator