CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CƠM NGUỘI

Đặc điểm tự nhiên

Cây cơm nguội cây gỗ nhỏ, thân cao khoảng 1.5 m, phân thành nhiều nhánh, cành nhẵn, rất mềm. 

Lá cây thuôn, dài, hình mác, gốc lá tù, có mũi ngắn, nhọn hoặc tù ở đầu. Mép lá có thể thẳng hoặc hơi lượn sóng, mỏng như giấy, dài khoảng 5 – 12cm, rộng 1 – 2.5 cm.

Hoa Cơm nguội có màu hồng, thường mọc xếp ở gần tán lá. Hoa mọc dày khoảng 2 – 12 hoa trên một trục chính rất mảnh, chiều dài trục khoảng 2.5 cm thường mọc ở nách lá. Trái Cơm nguội hình cầu, đường kính quả khoảng 3 – 4 mm. Đầu quả cứng, có 5 cạnh dọc ở bên, cạnh mờ dần khi quả chín. Khi còn quả có màu đen.

Mùa hoa vào tháng 2-8, mùa quả vào tháng 5-12.

Có khoảng 100 loài Cơm nguội khác nhau mọc hoang hoặc được trồng để làm cảnh. Cây thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ở nước ta, cơm nguội được tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá cây cơm nguội được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Lá cơm nguội có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái đem lá đi rửa sạch, sau đó phơi khô, bó lại và bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Một số thành phần chính được tìm thấy trong lá non cây cơm nguội gồm: Nước, Glucid, Caroten, protid, chất xơ, vitamin C, các triterpenoid và các dẫn chất, các steroid.

Tác dụng

+Nước sắc lá và cành Cơm nguội có tính kháng sinh cao, do đó có thể ức chế nhiều vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn ngoài da.

+Tác dụng kháng viêm, giảm đau và trục huyết ứ ở phụ nữ sau sinh.

+Tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, trị gai cột sống, giải độc.

Công dụng

Cây cơm nguội có vị hơi cay, chát, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

+Điều trị ho dai dẳng, kéo dài.

+Điều trị chấn thương do té ngã, sưng đau.

+Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy.

+Điều trị ăn tay chân, chàm da.

+Điều trị phong thấp, xương khớp đau nhức.

+Điều trị viêm gan do virus.

+Hỗ trợ cho phụ nữ mới sinh.

+Điều trị mề đay, mẩn ngứa, viêm nhiễm ngoài da.

+Điều trị dị ứng do tiếp xúc với hóa chất, thuốc mỡ, viêm ngoài da, lở ngứa như ghẻ ruồi do nguồn nước bẩn.

Liều dùng

Cây cơm nguội có thể dùng để uống trong hoặc thoa ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng không cố định, phụ thuộc vào đơn thuốc và chỉ định của thầy thuốc.

Có thể bạn quan tâm?
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
DÂY GẮM

DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator