TANG PHIÊU TIÊU

Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.

daydreaming distracted girl in class

TANG PHIÊU TIÊU

Giới thiệu về dược liệu Tang phiêu tiêu

- Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.

- Tên khoa học: Ootheca Mantidis, loài bọ ngựa làm tổ trên cây Dâu tằm có tên khoa học là Mantis religiosa L.

- Họ khoa học: Mantidae (họ Bọ ngựa).

- Tên gọi khác: Tổ bọ ngựa.

Tổng quan về Bọ ngựa và dược liệu Tang phiêu tiêu

- Bọ ngựa thường làm tổ và đẻ trứng trên cây Dâu. Hằng năm, cứ vào mùa sinh sản của Bọ ngựa trong khoảng từ tháng 5 –  8 sẽ đẻ trứng vào buổi tối. Người dân hay lựa thời gian đó để thu hái và sử dụng.

- Dựa trên các tài liệu tham khảo, có 3 loài Bọ ngựa thường sinh sống và làm tổ trên cây Dâu: Bọ ngựa nhảy Châu Á, Bọ ngựa khổng lồ Châu Á, Bọ ngựa Trung Quốc. Tổ của các loài Bọ ngựa nói trên khi thu hoạch cũng sẽ thu được dược liệu với chất liệu và hiệu quả khác nhau. 

Đặc điểm và phân bố dược liệu Tang phiêu tiêu

- Đặc điểm dược liệu:

  • Khi quan sát từ bên ngoài, Tang phiêu tiêu có kích thước nhỏ với chiều dài từ 2 – 5 cm và chiều rộng từ 1,5 – 3 cm. Màu của dược liệu từ màu vàng hay màu vàng ngả sang nâu đen. Khối lượng tương đối nhẹ và thể chất dai.

  • Bên trong tổ Bọ ngựa phân chia thành nhiều ngăn và trong mỗi ngăn đều chứa 1 trứng Bọ ngựa. Theo kinh nghiệm, chỉ những tổ nào mà trứng chưa nở thì khi sử dụng mới cho hiệu quả cao. 

  • Tùy theo loài Bọ ngựa làm tổ trên cây Dâu, người ta sẽ chia Tang phiêu tiêu ra làm nhiều loại khác nhau với hình dạng và màu sắc khác nhau, bao gồm: Trường phiêu tiêu của Bọ ngựa châu Á, Đoàn phiêu tiêu của Bọ ngựa Trung Quốc và Hắc phiêu tiêu của Bọ ngựa khổng lồ châu Á.

- Phân bố dược liệu: Tang phiêu tiêu được sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia khác như: Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: toàn bộ tổ Bọ ngựa được đính trên cành Dâu tằm có thể được sử dụng để làm thuốc.

- Thu hái: để thu được Tang phiêu tiêu với chất lượng tốt nhất, người dân sẽ lựa chọn thời điểm vào mùa sinh sản của Bọ ngựa (từ tháng 5 đến tháng 8) vì mùa này Bọ ngựa đẻ trứng trong các tổ của chúng. Tang phiêu tiêu khi thu hoạch phải còn nằm ở trên cây Dâu, trứng bên trong tổ phải chưa được nở để khi sử dụng mới cho tác dụng hiệu quả.

- Chế biến: tổ Bọ ngựa sau khi thu hoạch về sau khi được loại bỏ tạp chất được hấp cho đến khi trứng bên trong chín và sau đó sấy khô thành dược liệu để sử dụng.

- Bảo quản: bảo quản trong túi kín, ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

- Chưa có nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học của Tang phiêu tiêu. Tuy nhiên khi tổng hợp từ các nghiên cứu đơn lẻ cho thấy trong Tổ bọ ngựa chứa các hoạt chất thuộc các nhóm chất như: acid amin, protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và các chất khoáng.

- Một số hoạt chất khác cũng được phân lập từ tổ Bọ ngựa có thể kể đến như: tenoderin A và B,…

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của Tang phiêu tiêu

Dược liệu Tang phiêu tiêu có các tác dụng dược lý như sau:

- Kháng khuẩn: dựa trên các nghiên cứu, thử nghiệm dịch chiết xuất lipid của Tang phiêu tiêu đối với sự sinh trưởng của chủng vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa cho tác dụng chống lại sự tăng sinh của vi khuẩn và hiệu quả được xem là tương đương so với kháng sinh ciprofloxacin. Điều này cho thấy tiềm năng làm thuốc của dược liệu. Cũng trong nghiên cứu trên Tang phiêu tiêu cho tác dụng chống tạo màng sinh học của vi khuẩn – Nguyên nhân khiến vi khuẩn kháng lại tác dụng của một số kháng sinh điều trị.

- Chống xơ vữa mạch máu và bảo vệ hệ tim mạch: dịch chiết từ Tổ bọ ngựa khi thử nghiệm cho tác dụng làm tăng hoạt động và chức năng của tế bào nội mô mạch máu trong quá trình sản xuất nitric oxide – Chất có vai trò làm giãn mạch máu và ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn và hạn chế được sự bám dính của tiểu cầu lên lớp nội mạch. Từ đó ngăn chặn được quá trình xơ vữa mạch máu và bảo vệ được hệ tim mạch khi sử dụng.

- Chống oxy hóa: do trong thành phần hóa học có nhiều hoạt chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do oxy hóa. Dịch chiết Tang phiêu tiêu cho tác dụng chống oxy hóa hiệu quả và hạn chế được các bệnh lý với nguyên nhân do các gốc tự do gây nên.

- Tác dụng lên hệ sinh sản: trong thử nghiệm in vivo trên động vật, các con vật thí nghiệm sau khi được cho sử dụng dịch chiết từ Tang phiêu tiêu cho tăng số lượng tinh trùng và tăng nồng độ của hormon testosterone. Điều đó cho thấy Tang phiêu tiêu cho tác dụng hiệu quả trên hệ sinh sản nam giới khi sử dụng lâu dài.

Tác dụng – công dụng theo Y học cổ truyền của Tang phiêu tiêu

- Tính vị: vị ngọt mặn, tính bình.

- Quy kinh: chủ yếu vào Can và Thận.

- Công năng bổ thận, bổ tinh và cho tác dụng sinh tinh.

- Chủ trị: 

  • Tang phiêu tiêu được sử dụng đối với những trường hợp di tinh, thận hư, xuất tinh sớm, mộng tinh, tiểu nhiều lần.

  • Dược liệu còn được sử dụng ở những đối tượng liệt dương, phụ nữ có hiện tượng bế kinh. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Tang phiêu tiêu

- Cách dùng: thường sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán bột. Có thể sử dụng đơn độc hay phối hợp với các loại dược liệu khác trong các bài thuốc để cho tác dụng trị bệnh.

- Liều dùng: liều sử dụng hàng ngày của Tang phiêu tiêu dao động trong khoảng từ 5 – 10 g. 

Một số bài thuốc dân gian có Tang phiêu tiêu

- Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội:

  • Chuẩn bị: 15 g Tang phiêu tiêu. 

  • Tiến hành: dược liệu đem đi đốt rồi nghiền thành bột mịn. Bột sau đó được trộn với dầu hạt Cải và bôi trực tiếp lên búi trĩ. Sử dụng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa đau lưng:

  • Chuẩn bị: 30 g Tang phiêu tiêu, 20 g Thạch hộc, 30 g Ba kích và 20 g Đỗ trọng. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi thái nhỏ, phơi khô rồi tán thành dạng bột mịn. Sau đó luyện với Mật để chế thành viên có khối lượng khoảng 6 g. Sử dụng 1 viên mỗi lần, chiêu với rượu ấm để uống, ngày uống 2 lần. 

- Bài thuốc trị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh:

  • Chuẩn bị: 10 tổ Tang phiêu tiêu.

  • Tiến hành: tất cả đem đi sao cháy sau đó tán bột. Bột sau khi tán được trộn với đường, uống với liều 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống với lượng là 8g.

- Rượu Tang phiêu tiêu giúp bổ thận tráng dương:

  • Chuẩn bị: 150 g Tang phiêu tiêu, 150 g Ba kích, 100 g Thạch hộc và 100 g Đỗ trọng. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi ngâm với 2 L rượu trắng trong vòng khoảng 20 ngày. Sử dụng mỗi ngày từ 1 đến 2 ly.

Lưu ý khi sử dụng Tang phiêu tiêu

- Đối với những người âm hư hỏa vượng, nóng bàng quang không nên sử dụng dược liệu, nếu muốn sử dụng cần dùng với hàm lượng ít và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Dược liệu dễ bị ẩm mốc nên không được sử dụng khi bị đổi màu hay có mùi lạ.

- Các bài thuốc dân gian có Tang phiêu tiêu còn có sự kết hợp với các dược liệu khác, vì vậy cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh tự ý dùng dễ gây tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
XẠ ĐEN

XẠ ĐEN

Xạ đen (Celastrus hindsii) là một loại dược liệu tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh. Các thành phần hóa học của Xạ đen bao gồm alkaloid, flavonoid, steroid, sesquiterpene lactone và acid béo, với tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu Xạ đen và cách sử dụng dược liệu này hiệu quả nhé.
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
TRẦN BÌ

TRẦN BÌ

Trần bì là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y, là vỏ phơi khô của quả Quýt. Theo y văn cổ: “Nam bất thiểu Trần bì, Nữ bất ly Hương phụ” vị thuốc này có khả năng tiêu thực trừ chướng đặc hiệu, đặc biệt tốt cho nam giới, thường xuyên phải hội họp, ăn nhậu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trần bì và những công dụng của vị thuốc này nhé.
administrator
HUYẾT KIỆT

HUYẾT KIỆT

Regina draconis (hay Sanghis draconis) là nhựa cây khô bao phủ quả của một số loài thuộc họ cọ, bao gồm cả cây Calamus propinquus Becc. Hoặc Calamus draco Willd. Nó được gọi là máu khô vì nó có màu đỏ như máu, và người ta gọi nó là máu rồng.
administrator
ATISO ĐỎ

ATISO ĐỎ

Atiso Đỏ hay còn gọi là bụp giấm, có tính mát, được quy vào kinh Can và Đại Trường. Nó có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.
administrator