NỤ HOA TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể.

daydreaming distracted girl in class

NỤ HOA TAM THẤT

Giới thiệu về Nụ hoa Tam thất

- Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Trong đó, Nụ hoa Tam thất là bộ phận của cây được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền và được sản xuất thành các sản phẩm từ dược liệu với giá trị kinh tế rất cao bởi hiệu quả điều trị mà nó mang lại. Hoa tam thất được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc có tác dụng an thần, hạ huyết áp, hạ mỡ máu rất hiệu quả.

- Tên khoa học: Panax pseudoginseng

- Họ khoa học: Araliaceae (họ Ngũ gia bì).

- Tên gọi khác: Kim bất hoán, Sâm tam thất, Điền thất nhân sâm,…

Tổng quan về Nụ hoa tam thất

Hoa của cây Tam Thất được người dân sử dụng để làm thực phẩm trong các bữa ăn gia đình. Ngoài ra dược liệu có thể sản xuất thành sản phẩm khác như trà uống hằng ngày. Tác dụng của Hoa Tam thất đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại, từ đó càng làm tăng thêm giá trị của dược liệu.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nụ hoa Tam thất 

- Đặc điểm thực vật:

  • Tam thất là loài cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình của cây khoảng 30 – 50 cm. Rễ của cây dạng rễ củ.

  • Hoa của cây Tam thất là hoa đơn tính và đôi khi là lưỡng tính, thường mọc thành cụm hoa, khi quan sát bên ngoài sẽ có hình dạng giống cải súp lơ do nhiều hoa chụm lại. Hoa có màu lục nhạt và có 5 cánh hoa.

  • Khi chưa nở hoa sẽ có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên sẽ lớn dần cho đến khi hoa nở hoàn toàn.

  • Khi khoảng 3 năm tuổi cây sẽ cho hoa, mùa hoa của Tam thất thường trong khoảng thời gian bắt đầu từ tháng 5.

- Phân bố dược liệu: 

  • Tam thất là một loài dược liệu quý, phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

  • Tại Việt Nam, dễ bắt gặp người dân trồng dược liệu này ở những tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc và cũng do đặc tính ưa khí hậu mát mẻ ôn hòa của cây. Bởi giá trị kinh tế và hiệu quả điều trị cao, loài cây này được nuôi trồng ngày càng phổ biến ở nước ta, từ đó đem lại lợi ích cho người nông dân.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: Nụ hoa.

- Thu hái: Để thu được Nụ hoa Tam thất với hàm lượng hoạt chất cao nhất, nên chọn thời điểm thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 8 do trong thời gian này Hoa Tam thất sẽ nở rộ nhất.

- Chế biến: Nụ hoa sau khi thu hoạch về rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, đất các, sau đó đem phơi hay sấy khô nhẹ nhàng. Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc bào chế thêm thành những dạng khác như trà, rượu tùy mục đích của người sử dụng.

Thành phần hóa học

- Thành phần hóa học quan trọng nhất trong Nụ hoa Tam thất là các hợp chất saponin, bao gồm các ginsenoside Rb1, Rb2 (là 2 hoạt chất có trong Nhân sâm) với rất nhiều tác dụng dược lý hiệu quả. Từ đó đem lại giá trị kinh tế cao cho dược liệu Tam thất.

- Ngoài 2 hợp chất saponin chính trên, trong nụ Hoa tam thất còn chứa nhiều acid amin thiết yếu cho cơ thể, các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể như sắt, đồng,… Các vitamin, các flavonoid (rutin, quercetin,..). Các thành phần hợp chất nói trên đều góp phần đem lại hiệu quả điều trị cho dược liệu.

Tác dụng – công dụng của dược liệu Nụ hoa tam thất theo Y học hiện đại 

Nụ hoa Tam thất có các tác dụng dược lý như:

- Tác dụng ngăn ngừa tiến triển xơ vữa mạch máu: Nụ hoa Tam thất có chứa các flavonoid với nhiều tác dụng sinh học như rutin, có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức bền thành mạch, tăng độ đàn hồi mạch máu và giảm sức cản của thành mạch. Từ đó giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Hạn chế các mảng lipid bám lên thành mạch dẫn đến sự xơ vữa mạch máu. Từ đó hạn chế các bệnh về tim mạch.

- Tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường, rối loạn lipid huyết: Nghiên cứu cho thấy khi sử dụng Nụ hoa tam thất cho tác động giảm sự hâp thu glucose ở hệ tiêu hóa từ đó giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra Nụ hoa Tam thất còn có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể từ đó giảm nồng độ các lipid xấu (LDL, VLDL,..) trong cơ thể. Chính những quá trình này sẽ bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa hậu quả của đái tháo đường và rối loạn lipid máu.

- Tác dụng trên hệ thần kinh giúp an thần, chữa mất ngủ: Các hoạt chất saponin ginsenoside Rb1, Rb2 trong nụ hoa Tam thất cho tác dụng an thần, giúp dễ đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ sâu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ cho cơ thể. 

- Ngoài các tác dụng tiêu biểu trên, Nụ hoa tam thất còn được giới khoa học nghiên cứu và chứng minh nhiều tác dụng khác như: hỗ trợ giảm cân, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, phòng chống bệnh ung thư, bảo vệ gan, kháng viêm, chống oxy hóa, tác dụng giảm mụn, làm trắng sáng da,…

Tác dụng – công dụng của vị thuốc Nụ hoa tam thất theo Y học cổ truyền 

- Tính vị: vị ngọt hơi đắng, tính mát.

- Quy kinh: vào Can và Vị.

- Công năng - chủ trị: 

  • Nụ hoa tam thất có tác dụng an thần, chữa các chứng khó ngủ, mất ngủ, giảm đau, tán khí. Dược liệu còn được sử dụng trong các trường hợp ói ra máu, đi ngoài ra máu do các tác dụng bổ huyết. 

  • Khi sử dụng cho tác dụng bình can, thanh nhiệt, giải độc, chống ung thư, trị cao huyết áp, đái tháo đường. 

  • Nụ hoa tam thất còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý và bồi bổ cho cơ thể, cải thiện hoạt động của hệ tim mạch.

Cách dùng – Liều dùng của Nụ hoa tam thất

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô, dùng pha trà hoặc ngâm rượu uống đều tốt. 

- Liều dùng: đối với pha trà uống trong khoảng 3 – 5 g (khoảng 10 – 15 Nụ). Trà từ Nụ hoa Tam thất uống thường xuyên sẽ rất tốt cho người sử dụng

Một số chế phẩm hiện nay trên thị trường có thành phần là Nụ hoa tam thất được sản xuất bằng các công nghệ hiện đại, giúp cho dược liệu giữ được giá trị cao nhất về hàm lượng hoạt chất khi sử dụng.

Một số bài thuốc dân gian có Nụ hoa tam thất

- Bài thuốc chữa chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon giấc:

  • Chuẩn bị: 10 g Nụ hoa Tam thất, 10 g Lạc tiên và 10 g Dâu tằm. 

  • Tiến hành: tất cả các vị dược liệu trên đem đi sắc nước uống. Sử dụng mỗi ngày 1 thang, nên dùng trong một thời gian để cải thiện chất lượng giấc ngủ

- Bài thuốc giúp hỗ trợ giảm cân, giảm lượng mỡ: 

  • Chuẩn bị: 5 g Nụ hoa Tam thất khô. 

  • Tiến hành: Nụ Tam thất cho vào với khoảng 100 mL nước sôi để rửa lần đầu, sau đó cho thêm 250 mL nước sôi nữa, đậy kín ấm để hãm cho ra nước. Sau khi hãm xong sử dụng trong ngày như một loại trà uống.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: 2 – 3 g Nụ hoa Tam thất.

  • Tiến hành: dược liệu đem đi hãm cùng với 150 mL nước sôi. Uống đều đặn hàng ngày sẽ làm cải thiện tình trạng ở người tăng huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng Nụ hoa Tam thất

- Tuy là dược liệu quý với nhiều tác dụng, tuy nhiên khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều (9 g mỗi ngày) sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

- Phụ nữ có thai không nên sử dụng.

- Dược liệu có tác dụng hoạt huyết nên người đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng.

- Cần phải lựa chọn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế tình trạng giả mạo.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẢNG SÂM

ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
HOA SÓI

HOA SÓI

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…
administrator
THẢO QUẢ

THẢO QUẢ

Thảo quả là một dược liệu rất quen thuộc, hay được gọi với tên khác là Đò Ho, Tò Ho, May Mac Hâu, Mac Hâu, họ Gừng (Zingiberaceae). Quả chín khô sẽ có mùi thơm, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian cũng như phụ gia thực phẩm. Theo y học, Thảo quả có công dụng táo thấp, trừ đờm, trừ đầy trướng, tiêu thực, chữa sốt rét, trừ khí độc ôn dịch. Bên cạnh đó, giúp làm ấm Tỳ Vị, giảm nôn mửa, ích nguyên khí, giải được rượu độc, trị chứng hàn thấp, hàn đờm, trị đau bụng, trừ hôi miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quả và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator