CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ GẤU TÀU

Đặc điểm tự nhiên

Củ gấu tàu là cây thảo, có chiều cao trung bình từ 0,6 đến 1m. Rễ củ mập, hình con quay, rễ cái to mang nhiều rễ nhỏ, mặt ngoài nhẵn, màu đen. Thân đứng, hình trụ, ít phân nhánh.

Lá mọc so le, có gân hình chân vịt; lá của cây con hình tim tròn, có răng cưa to, lá già xẻ 3–5 thùy to không đều, mép khía răng nhọn, 2 mặt có lông ngắn, mặt trên lục bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm; hoa to, màu xanh lam mọc sít nhau; bao hoa gồm 5 lá đài, lá đài trên thẳng và cong hình mũ chụp kín tràng hoa đã tiêu giảm; nhị nhiều; bầu có 3 ô chứa nhiều lá noãn.

Quả gồm 5 dải mỏng; hạt nhiều, trên mặt có nhiều vảy nhỏ.

Mùa hoa quả: tháng 10 – 11.

Gấu tàu là cây của vùng ôn đới ẩm. Cây ưa sáng, khi còn nhỏ là cây chịu bóng. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây củ gấu tàu phân bố nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc. Ở nước ta, loài thực vật sinh sống chủ yếu tại những vùng núi cao ở các tỉnh Tây Bắc. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây củ gấu tàu được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Từ tháng 6 đến tháng 8 trước khi hoa nở là lúc củ có kích thước to nhất, đào lấy rễ củ, bỏ rễ con, rễ tua.

Chế biến: Sau khi thu hoạch về đem rửa sạch rồi chia củ lớn và củ nhỏ, sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Củ gấu tàu được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A. Vì vậy khi bảo quản, cần để trong lọ kín và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo,… Vị thuốc này dễ bị mối mọt nên thỉnh thoảng cần đem phơi sấy để tránh hư hại.

Thành phần hóa học

Theo quy định của Dược điển Việt Nam, gấu tàu phải chứa ít nhất 0,3% alkaloid toàn phần tính theo aconitin.

Tác dụng

+Tác dụng chống viêm: Nghiên cứu cho thấy, các alkaloid trong dược liệu có tác dụng ức chế tính thấm của mao mạch, từ đó có tác dụng phòng ngừa và điều trị hiện tượng viêm.

+Tác dụng đối với hệ thần kinh: Hoạt chất acotinin trong củ ấu tàu có tác động đến dây thần kinh cảm giác trong da và niêm mạc. Ban đầu hoạt chất này gây ngứa và nóng, sau đó gây ra cảm giác tê dại. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, hoạt chất acotinin có tác dụng hạ thân nhiệt, ức chế hoạt động hô hấp và tăng tiết nước bọt.

+Tác dụng giảm đau: Các alkaloid trong củ gấu tàu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, gây tê liệt khả năng dẫn truyền tín hiệu đau.

+Tác dụng đối với huyết áp:  Aconitin có tác dụng làm hạ huyết áp. Ngoài ra còn làm giảm lượng cholesterone, lipid trong máu, được dùng điều trị xơ vữa động mạch thực nghiệm trên thỏ có kết quả.

+Củ gấu tàu rất độc. Độc tính thay đổi theo loài, địa điểm cây sinh trưởng, thời gian thu hái, cách bào chế, thời gian đun nấu. Aconitin và các alkaloid khác cũng rất độc. Triệu chứng ngộ độc biểu hiện ở lưỡi tê, chảy nước bọt, nôn mửa, đi ngoài, đau đầu chóng mặt, mỏi và chân tay tím tái, mạch chậm yếu, hô hấp khó khăn, thần trí không minh mẫn, ỉa đái không tự chủ, huyết áp thân nhiệt hạ, loạn nhịp tim, ngoại tâm thu.

Công dụng

Củ gấu tàu có vị cay, đắng, tê, tính rất nóng và có độc mạnh, sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị khớp sưng đỏ, đau và khó co duỗi.

+Điều trị hàn thấp chân tay tê đau và chứng phong thấp.

+Điều trị đau nhức, tiêu viêm và lưu thông khí huyết.

+Điều trị viêm khớp mãn tính gây đau nhức, tê bì và giảm khả năng vận động.

+Điều trị trật khớp, bong gân và phong thấp.

Liều dùng

Củ gấu tàu chứa độc tính mạnh nên chủ yếu được sử dụng ở dạng ngâm rượu và dùng xoa bóp (không dùng cho vết thương hở). Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở ngâm rượu hoặc sắc uống với liều dùng 3 – 4g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho phụ nữ mang thai.

+Tránh nhầm lẫn với dược liệu củ gấu (hương phụ)

+Chỉ sử dụng dược liệu với liều lượng thích hợp và tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng.

+Người không trúng hàn không nên sử dụng củ gấu tàu vì dược liệu có tính rất nóng.

+Không dùng thuốc lên vết thương hở hoặc người có tình trạng âm hư dương thịnh.

+Ấu tẩu có độc tính mạnh nên tuyệt đối không tự ý dùng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

+Củ gấu tàu phản bối mẫu, bạch liễm, bạch cập, qua lâu và bán hạ, vì vậy không nên sử dụng kết hợp ấu tẩu với các dược liệu này.

Có thể bạn quan tâm?
MẦM ĐẬU NÀNH

MẦM ĐẬU NÀNH

Đối với chị em phụ nữ, Mầm đậu nành đã không còn quá xa lại bởi những tác dụng mà tuyệt vời mà nó mang lại. Mầm đậu nành là hạt Đậu nành sau khi được ủ nảy mầm. Không chỉ là một loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia, mầm đậu nành được ví như món quà dành cho hệ nội tiết của các chị em, đặc biệt với những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm bổ sung được sản xuất từ Mầm đậu nành ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.
administrator
Ô RÔ NƯỚC

Ô RÔ NƯỚC

Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
BÈO ĐẤT

BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.
administrator
TỬ TÔ

TỬ TÔ

Tử tô hay tía tô là một loại thảo dược thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Những bộ phận bao gồm lá, hạt và thân của dược liệu này được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô và những công dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
BẰNG LĂNG

BẰNG LĂNG

Mùa hè đang về với sắc bằng lăng tím nở rộ gắn liền với tuổi học trò đầy kỷ niệm. Có lẽ vì thế mà cây bằng lăng đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Không chỉ làm đẹp phố phường, bằng lăng còn được coi là vị thuốc quý thường dùng trong y học cổ truyền mà chúng ta không phải ai cũng biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator