CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY BẤC ĐÈN

Đặc điểm tự nhiên

Bấc đèn là cây cỏ sống nhiều năm, thường mọc thành từng cụm dày. Than nhỏ, tròn, cứng và cao khoảng 35-100cm. Thân có màu xanh nhạt, đường kính khoảng 1-2mm và có vạch dọc ở mặt ngoài.

Lá tiêu giảm nhiều, chỉ còn lại một số bẹ ở gốc thân.

Cụm hoa mọc ở giữa thân, phân nhánh xếp thành hình cầu gồm rất nhiều hoa đều, lưỡng tính, màu lục nhạt. Bao hoa khô xác, không phân hóa. Nhị 3, bao phấn hình sợi, bầu có vòi ngắn.

Quả nang, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Mùa hoa quả: Tháng 3-7.

Cây có khả năng mọc vươn theo mức nước bị ngập. Bấc phân bố ở hầu hết các tỉnh, từ vùng ven biển đến trung du và cả vùng núi. Những địa phương thường khai thác thu được nhiều loại dược liệu này là Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa…Bấc sinh sản dưỡng sinh mạnh bằng cách đẻ nhánh con từ gốc. Hạt giống rơi xuống bám được vào bùn, đất mới có khả năng nảy mầm tốt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến.

Bộ phận dùng: Lõi thân hay ruột của cây bấc đèn được sử dụng để bào chế thuốc. Lõi bấc đèn sau khi phơi khô được gọi là đăng tâm thảo.

Thu hái: Thường cả cây được thu hái vào mùa thu, khoảng tháng 9-10.

Chế biến: Cắt cây về, rạch dọc thân để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó rồi phơi hay sấy khô đem đi mà dùng.  Dược liệu sau khi phơi khô có màu trắng/ vàng nhạt, dài 90cm, đường kính 0.1 – 0.3cm và không có mùi vị.

Có thể dùng nguyên sợi bấc hoặc làm thành bọt bằng cách tẩm Bấc với nước cơm phơi khô mới dễ tán, sau đó cho vào nước, vớt bọt bấc nổi phía trên mà dùng.

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của cây bấc đèn gồm các chất: Araban, Xylan, Methyl pentosan, Phlobaphen.

Tác dụng

+Tác dụng lợi tiểu trường, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông tâm.

+Chủ trị mất ngủ, thủy thũng, đau họng, nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, viêm họng, ho, sốt cao,..

+Tác dụng chống sỏi thận, lợi tiểu và giải độc.

Công dụng

Bấc đèn có vị ngọt, tính hàn sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng phù thũng, tiểu tiện ít và ăn ngủ kém.

+Điều trị miệng khát và tâm phiền.

+Hỗ trợ cầm máu với những trường hợp bị thương nhẹ.

+Điều trị tiểu gắt và tiểu đỏ.

+Điều trị chứng lậu gây tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt.

+Điều trị chứng khó ngủ.

+Điều trị chảy máu cam.

+Điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện.

+Điều trị chứng phù do tim.

+Điều trị trẻ nhỏ bị hôn mê, nói sảng do sốt cao.

+Điều trị chứng cao lâm(tiểu ra dưỡng chất).

+Điều trị người bồn chồn, phát nóng, chân tay vật vã.

+Điều trị bệnh viêm amidan và viêm học mãn tính.

+Điều trị tiêu chảy.

+Điều trị sỏi tiết niệu và tiểu ra máu.

+Điều trị chứng lạnh bụng, chướng hơi, mệt mỏi, do nhiễm nấm đường ruột mãn tính.

Liều dùng

Đăng tâm thảo được sử dụng ở dạng tán bột hoặc dạng sắc uống, liều dùng tham khảo 1-2g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Tránh dùng trong thời gian dài.

Không dùng cho người trúng hàn, thể trạng hư và tiểu tiện không kiềm được.

Các bài thuốc từ cỏ bấc đèn có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dược liệu có tính hàn nên cần sử dụng với liều lượng và tần suất thích hợp.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÁNH KIẾN ĐỎ

CÁNH KIẾN ĐỎ

Cánh kiến đỏ được sử dụng trong bài thuốc dân gian và cả trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là chất nhựa màu đỏ được tiết ra bởi loài Rệp son cánh kiến đỏ. Nó có vị đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc,... Cánh kiến đỏ còn có tên gọi khác là Tử giao, Xích giao, Tử thảo nhung, Hoa một dược, Tử ngạnh, Dương cán tất, Tử trùng giao. Thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae).
administrator
DƯƠNG XỈ

DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUA LÂU

QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.
administrator
HẠT GẤC

HẠT GẤC

Gấc là một loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta. Cây gấc là loại cây thân leo lâu năm, có chiều dài khoảng 10 đến 15m, mỗi năm có thể héo một lần nhưng đến mùa xuân năm sau thì nhiều thân mới mọc ra từ rễ hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hạt gấc và các công dụng trong y học nhé.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
CÂY CỐI XAY

CÂY CỐI XAY

Cây cối xay là một loại thảo dược không quá đắt đỏ và quý hiếm. Cối xay thường mọc hoang ở nhiều nơi, khắp cả nước và được xem như một vị thuốc vì có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: giải độc, thanh nhiệt, long đờm, lợi tiểu. Có thể kết hợp cây cối xay với các thảo dược khác để cho ra những bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp, trĩ,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator