HẢI SÂM

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...

daydreaming distracted girl in class

HẢI SÂM

Giới thiệu Hải sâm

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...

  • Tên thường gọi: Hải sâm 

  • Tên gọi khác: Sâm bể, Đỉa biển, Đỉa bể, Sâm biển; Dưa chuột biển; Hải thử; Nhân sâm biển; Đồn đột…

  • Tên khoa học: Stichopus japonicus Selenka

  • Họ: họ Hải sâm (Holothuridae).

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hải sâm là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, chủ yếu hay gặp ở những vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm ở biển khơi.

Chúng có thân mềm nhũn, dài trung bình khoảng 20cm, không có đầu đuôi riêng biệt. 

Da có lông, sần sùi hơi nhám. Thân nó là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bướu sần sùi, trông như một con đỉa nên chúng cũng được biết đến với tên Đỉa biển.

Ở phần đầu, nơi chính giữa có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm. Quanh miệng có khoảng 8 – 30 chân hình ống như xúc tu, có tác dụng nắm bắt và cho thức ăn vào miệng. Đầu sau của nó là hậu môn.

Hải sâm là loại sinh sản hữu tính, trứng được hòa trong biển và phun tinh trùng để thụ tinh. 

Thức ăn chính của chúng là các loài phù du, vụn hữu cơ, các loài tảo nhỏ, trùng lỗ, trùng phóng xạ…

Khi gặp kẻ thù nguy hiểm, một số loài Hải sâm tiết ra chất nhằm gài bẫy kẻ thù. Một số khác tự chia tách một phần cơ thể, làm bật phủ tạng ra ngoài hậu môn để đánh lạc hướng kẻ thù. Sau đó những phần bị mất sẽ tái sinh.

Mùa sinh sản: tháng 1 - tháng 8.

Sức sinh sản: 1 triệu - 1,9 triệu trong một lần sinh.

Phân bố

Hải sâm là động vật ưa sống ở lớp đáy hoặc chui rúc trong bùn, các bờ đá, rạn san hô, đá ngầm, cát bùn. 

Hải sâm phân bố ở hầu hết các đại dương. Tập trung nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Indonesia…

Ở nước ta, chúng tập trung dọc các bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên… 

Hiện trên thế giới đã phát hiện trên 1400 loài Hải sâm khác nhau. Riêng ở Việt Nam, dọc các bờ biển có tới 50 loại Hải sâm. Trong đó có 40 loài được dùng làm thuốc hoặc thực phẩm. Trong đó các loài có giá trị kinh tế và thực phẩm nhiều nhất, thường được khai thác ở nước ta là: Hải sâm trắng, hải sâm dừa, hải sâm đen, hải sâm vú, hải sâm mít…

Khai thác, chế biến, bảo quản

Hải sâm nên được đánh bắt trước mùa mưa. Vì khi vào mùa mưa, độ mặn nước biển phân tầng, nhiệt độ phần đáy biển nóng lên mà Hải sâm là loài động vật bậc thấp, chịu nóng rất kém nên lúc này chúng sẽ chết rất nhanh hoặc bị giảm chất lượng.

Hải sâm sau khi thu bắt về, đem phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc hay thực phẩm. 

Bảo quản Hải sâm ở nơi khô thoáng, cất trong hộp kín, tránh ẩm ướt, mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong Hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit và 1,13% tro. Thành phần chủ yếu trong tro gồm canxi 0,118%; photpho 0,22%, sắt 0,0014%, kali 0,07%. Thành phần chủ yếu trong protein là acginin và xystin.

Tác Dụng – Công dụng

Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy các chất lipit tổng hợp lấy từ các tế bào của động vật không xương sống ở biển có công dụng lớn trong việc phòng và chữa bệnh xơ vữa động mạch.

P. A. Manaxova (Đại học y khoa quốc gia Vladivoxtoc) đã phát hiện thấy việc đưa vào những chất lipit tổng hợp của Hải sâm Viễn đông- Stichopus ịaponicus vào những con thỏ bị xơ vữa động mạch nặng đã làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protit, lipit trong máu và gan của thỏ. Trong cơ tim và gan có sự tăng hoạt tính, hấp thụ ôxy tang -> quá trình oxy hóa khử đã được đẩy mạnh. Bệnh xơ vữa động mạch đã giảm rõ rệt trong cơ thể các động vật thí nghiệm.

  • Theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, Hải sâm được xem như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh, nhuận táo, thông trướng, chữa lỵ... 

  • Theo Y học hiện đại

Hải sâm chủ yếu dùng làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Trong Y học, dùng chữa suy nhược thần kinh, viêm phế quản, cầm máu...

Dưỡng chất từ Hải sâm không kém Nhân sâm nên cũng được gọi là Sâm bể (Hải sâm).

Cách dùng – Liều dùng 

Trong Y học cổ truyền, Hải sâm thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền tán thành bột. 

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 - 10g, dùng nước nóng hay rượu để chiêu thuốc.

Trị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp

Hải sâm 20g nấu cùng với 100g gạo nếp, nấu thành cháo, thêm gia vị vừa ăn. 

Dùng ăn khi còn ấm, ăn 1 tuần liên tục.

Trị thiếu máu

Đại táo (đã bỏ hạt) và Hải sâm, với lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn và trộn đều. 

Mỗi lần sử dụng 9g, uống với nước ấm.

Mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc này tốt cho phụ nữ sau sinh và bệnh nhân thiếu máu.

Chữa di tinh

Dược liệu

  • 50g Hải sâm

  • 10g Kỷ tử

  • 1 đôi cật dê

  • 12g Đương quy

Đem các dược liệu trên nấu cùng 1 lít nước đến khi nhừ. 

Mỗi ngày dùng ăn 1 lần, ăn liên tục trong 7 ngày.

Lưu Ý 

Những người đang bị tiêu chảy, lỵ, hoạt tinh, viêm đại tràng cấp tính, người có thể trạng đàm thấp (mập phì) không nên dùng Hải sâm.

Theo đông y, khi đang dùng các đơn thuốc có vị Cam thảo thì không nên ăn Hải sâm.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA PHẤN

HOA PHẤN

Hoa phấn nở quanh năm và thường được trồng làm cảnh vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, rễ và lá của loại thảo dược này còn được dùng để chữa ho mãn tính, viêm amidan, viêm họng, kinh nguyệt không đều và nhiễm trùng đường tiết niệu.
administrator
PHÒNG KỶ

PHÒNG KỶ

Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình.
administrator
TIỂU HỒI

TIỂU HỒI

Tiểu hồi, còn được gọi với tên là tiểu hồi hương, hồi hương, tiểu hồi cần... Tiểu hồi là một loại dược liệu vừa phổ biến với công dụng làm gì vị vừa được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số tình trạng bao gồm đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiểu hồi cũng như những cách sử dụng Tiểu hồi tốt cho sức khỏe nhé.
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator