BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH CẬP

Bạch cập có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br, thuộc họ Lan (Orchidaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Đây là một loại cây thảo sống lâu năm, mọc hoang, độ cao 0,9m và được trồng ở những vùng đất ẩm, mát có thân rễ và có vảy. Lá mọc từ rễ lên khoảng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40 cm và rộng khoảng 2,5-5 cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Quả nang, hình thoi, hoa màu hồng tím mọc thành chùm. Vào đầu mùa hè, ở đầu cành hoa nở có màu đỏ tía rất đẹp và quả hình thoi 6 cạnh.

Bạch cập là một cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm, được phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Tại Việt Nam mới gặp rải rác tại những vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao, ví dụ như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang và Yên Bái,... Bạch cập là một cây thuốc quý ở Việt Nam, loài cây này được đưa vào danh lục đỏ của cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân giống trồng thêm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Bộ phận được dùng để làm thuốc là thân rễ (củ).

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm tuy nhiên thời điểm để thu hái tốt nhất để dược liệu phát huy dược tính tốt nhất là vào mùa đông

Chế biến: Đem thân rễ đã đào được đem đi bỏ phần thân đã tàn lụi và rễ nhỏ, rửa sạch, nhúng vào nước sôi 3 – 5 phút cho đến khi không còn ruột trắng. Lấy ra phơi cho đến khi một nửa đã khô, một nửa chưa khô, bóc vỏ ngoài rồi tiếp tục phơi cho đến khô. Để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, nên thường xuyên phơi nắng vào mùa hè.

Thành phần hóa học

Theo Trung dược học, trong rễ tươi của bạch cập có: 30% tinh bột, 1,5% Glucose, 15% tinh dầu, chất nhầy, nước.

Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, bạch cập có: 50% chất nhầy, một ít tinh dầu, Glycogen.

Tác dụng

+Tác dụng bổ phổi, hóa đàm

+Cầm máu

+Sinh cơ

+Làm tan máu ứ

+Hàn vết thương

+Làm thu se các mụn nhọt, tiêu sưng

+Trị ho máu do lao, thổ huyết, chảy máu cam, đau mắt đỏ

+Chữa bỏng, da nứt nẻ, nhọc độc viêm tấy

Công dụng

Theo y học cổ truyền, bạch cập có vị đắng ngọt, hơi dính, tính lạnh, không độc. Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, quy vào Phế kinh. Dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ (tan máu đông), cầm máu, lành vết thương.

Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa.

Liều dùng

Ngày dùng từ 4g đến 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Lưu ý: Không dùng bạch cập cho các trường hợp:

+Ung nhọt đã vỡ

+Không dùng với các thuốc có vị đắng, tính hàn

+Không dùng bạch cập với ô đầu, phụ tử

Có thể bạn quan tâm?
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY GẮM

DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY THÌA CANH

DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây muôi, lõa ti. Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Dây thìa canh là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VÒI VOI

VÒI VOI

Vòi voi (Heliotropium indicum) là một loài cây thuộc họ Họ Vòi voi (Boraginaceae), có tên gọi khác là Dền voi, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng, Nam độc hoạt. Vòi voi thường được tìm thấy ở các vùng đất khô cằn, đá khô và các bãi cỏ hoang vu. Dược liệu này được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh như sốt rét, ho, đau đầu và viêm nhiễm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vòi voi và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
NGHỆ ĐỎ

NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÍA LAU

MÍA LAU

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb. Họ Lúa (Poaceae) Tên gọi khác: Cam giá.
administrator