CÂY CỐI XAY

Cây cối xay là một loại thảo dược không quá đắt đỏ và quý hiếm. Cối xay thường mọc hoang ở nhiều nơi, khắp cả nước và được xem như một vị thuốc vì có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: giải độc, thanh nhiệt, long đờm, lợi tiểu. Có thể kết hợp cây cối xay với các thảo dược khác để cho ra những bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp, trĩ,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CỐI XAY

Đặc điểm tự nhiên

Cây cối xay, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cối xay, giàng xay, kim hoa thảo, quýnh ma, co tó ép, phao tôn, ma mãnh thảo, nhị hương thảo.

Cây cối xay là cây nhỏ, mọc thành bụi, sống lâu năm, cao 1-1,5m. Cành hình trụ, phủ lông nhỏ, mềm, hình sao.

Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông mềm, mặt dưới màu trắng xám, gân chính 5–7, lá kèm hình chỉ.

Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá; cuống dài có đốt gấp khúc; đài có lông ngắn ở mặt ngoài, lông dài ở mặt trong, hình tam giác, màu tro; cánh hoa hình tam giác ngược hay hình nêm; nhị nhiều, tụ tập trên một trụ có lông xồm xoàm ở gốc; bầu có lông, gồm khoảng 20 lá noãn.

Quả do nhiều nang họp lại, xếp xít nhau nom giống cái cối xay, nang có lông ở phần lưng và có mỏ nhọn.

Mùa hoa: Tháng 2-3, mùa quả: Tháng 4-6.

Cây mọc nhiều ở các nước nhiệt đới Châu Á. Ở Việt nam, cây mọc hoang nhiều nơi, thường lẫn với các loại cây bụi thấp ở bờ rào, ven đồi hoặc bờ nương rẫy. Cây cối xay mọc hoang dại rải rác ở hầu hết các tỉnh, từ vùng đồng bằng ven biển đến trung du và cả vùng núi thấp (dưới 600 m).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng:  Phần trên mặt đất của cây cối xay đã phơi hoặc sấy khô. Dược liệu gồm những đoạn thân, cành, lá, quả.

Thu hái: Cây cối xay được thu hoạch vào mùa hạ.

Chế biến: Sau khi thu hoach, giũ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối, mọt.

Thành phần hóa học

Trong cây cối xay sẽ chứa các thành phần hóa học sau:

Flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, axit hữu cơ, đường. Các flavonoid là Gossypin, Gossipytin, cyanidin-3-rutinosid. Các acid amin là alanin, acid glutamid, arginin, valin. Các đường là Glucose, fructose, galactose.

Hạt chứa 5% dầu béo, các acid béo là acid palmitic, acid stearic và một số acid béo phần, phần không xà phòng hóa chiếm 1.7%.

Tác dụng

+Tác dụng hạ sốt: Theo tài liệu Ấn độ, dịch chiết từ cây cối xay có tác dụng hạ nhiệt trên súc vật thí nghiệm, có tác động ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương.

+Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin, tác dụng ức chế của cối xay đạt 84,4% so với nhóm chứng, vào thời điểm 5 giờ sau khi gây viêm.

+Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu.

Công dụng

Cây cối xay có vị ngọt, tính bình sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

+Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

+Điều trị chứng dị ứng phong mày đay.

+Điều trị viêm tai trong mạn tính.

+Điều trị lợi răng lở loét.

+Điều trị viêm khớp xương tay chân, sau khi bị nhọt độc cơ nhục yếu mềm tê nhức.

+Điều trị phù thũng sau sinh.

+Điều trị bí tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt, kiết lỵ.

+Điều trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt.

+Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

+Điều trị viêm amidan.

Liều dùng

Ngày dùng từ 8-12g dạng thuốc sắc.

Lưu ý khi sử dụng

+Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều lần và nước tiểu trong, người ỉa chảy không nên dùng cây cối xay.

+Phụ nữ có thai phải cẩn thận khi dùng cây cối xay.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU MÙ U

DẦU MÙ U

Dầu mù u là một loại tinh chất được chiết xuất từ hạt của cây mù u bằng phương pháp ép lạnh. Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.
administrator
DUỐI

DUỐI

Cây duối, hay còn được biết đến với những tên gọi: Duối nhám, ruối, may xói, hoàng anh mộc, duối dai. Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG PHIÊU TIÊU

TANG PHIÊU TIÊU

Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.
administrator