Tên khoa học: Calophyllum inophyllum L Họ: Măng cụt (Clusiacease). Tên gọi khác: Hồ đồng, Cồng, Khung tung

daydreaming distracted girl in class

MÙ U

 

Đặc điểm thực vật

Mù u là loại cây lớn, dáng đẹp, cao khoảng 10 – 25m. Cành non nhẵn và tròn. 

Lá mọc đối, mỏng, thon dài, đầu lá hơi tù, cuống lá dày và bẹt, phía cuống hơi thắt lại, phiến lá dài 10 – 17cm, rộng 5 – 8cm. Lá có gân phụ rất nhỏ và nhiều, chạy song song, nổi rõ ở cả 2 mặt và gần như thẳng góc với gân chính.

Hoa khá to, thơm, màu trắng. Cụm hoa mọc thành chùm xim ở ngọn cành hoặc nách lá, thường có từ 5 – 16 hoa, gồm 4 lá đài, 4 cánh với rất nhiều nhị xếp thành 4 – 6 bó. Bầu có một lá noãn và một noãn dính gốc, một vòi nhụy.

Quả hạch có hình trứng hoặc hình cầu, đường kính chừng 2,5cm, khi chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mỏng, vỏ quả trong dày, cứng.

Hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. 

Mùa hoa: tháng 2 – 6; mùa quả chín: tháng 10 – 12.

Phân bố, sinh thái

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ biển. Mù u được tìm thấy rất nhiều ở một số nước như: Lào, Campuchia, Nhật Bản hay là các tỉnh thuộc miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây hoang hay được trồng phổ biến ở rất nhiều tỉnh miền Bắc, Nam nước ta: Quảng Ninh, Từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Các phần như hạt, dầu ép từ hạt, rễ, lá và nhựa cây đều được sử dụng để làm dược liệu.

Thu hái, chế biến:

- Phần quả: Nên thu hái từ khoảng tháng 10 cho tới tháng 2 năm sau. Khi cây đã sống được 7 – 10 năm tuổi, quả chín, tự rụng rồi khô vỏ sẽ cho nhiều dầu nhất. 

- Phần hạt: Có thể dùng tươi hoặc ép để lấy dầu.

- Phần nhựa: Thu hoạch quanh năm, đem đi phơi khô và tán thành bột. 

- Phần rễ và lá: Thu hái quanh năm, đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản dùng dần.

Bảo quản:

- Dược liệu đã qua sơ chế khô hay tán bột: đựng trong hũ có nắp đậy và bảo quản nơi thông thoáng. 

- Phần dầu: để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Mù u là dược liệu có chứa rất nhiều các thành phần với dược tính cao, một số thành phần hóa học được tìm thấy trong mù u như:

- Dầu mù u: Các hợp chất chính của dầu hạt là axit oleic, linoleic, stearic và palmitic.

- Thân cây: chiết được thứ nhựa màu lục nhạt, dùng làm thuốc. 

- Vỏ cây chứa 11,9% tanin. Trong lá, vỏ và rễ có chứa axit xyanhydric và một chất saponin.

- Mốt số thành phần khác bao gồm: calophyllolide, friedelin, inophyllums B và P, tinh chất terpenic, benzoic và oxibenzoic acids, phytosterol, saponin triterpen, coumarin, mophyllolid,…

Tác dụng - Công dụng 

Mù u là dược liệu có vị mặn, tính rất lạnh, có một số công dụng như:

- Phần nhựa: dùng bôi ngoài da để làm tan sưng tấy, chữa các nốt mụn nhọt, tai có mủ, vết loét nhiễm trùng.

- Dầu mù u có tính chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, và do đó được dùng trong các chế phẩm nhãn khoa. Ngoài ra dầu mù u còn có hoạt tính kháng viêm và giảm đau, có tác dụng điều trị nấm tóc, ghẻ, các vết thương, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, bôi tại chỗ để trị bệnh thấp khớp.

- Mủ cây có tác dụng dùng ngoài da để làm lành sẹo, đặc biệt nhất là trị vết bỏng. Vỏ có tác dụng trị xuất huyết bên trong hoặc bệnh đau dạ dày. Phần rễ cây có thể được sử dụng để chữa viêm chân răng.

- Các triterpenoids được phân lập mù u có tác dụng ức chế tăng trưởng đối với các tế bào ung thư bạch cầu ở người.

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy vào mục đích điều trị mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau như: dùng bôi ngoài da hoặc sắc nước uống. Có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. 

Một số bài thuốc chứa dược liệu mù u:

- Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày: Nghiền và trộn các dược liệu 20g bột vỏ mù u, 14g bột cam thảo, 1g bột quế, tá dược vừa đủ thành 100 viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4 viên.

- Bài thuốc chữa viêm răng: Trộn đều nhựa mù u cùng bột hoàng đơn. Sau đó bôi liên tục vào chân răng để ức chế tình trạng viêm.

- Bài thuốc chữa đau xương khớp do phong thấp, chấn thương, thận hư: Sắc uống 40g rễ mù u.

- Bài thuốc chữa chảy máu răng, lợi tụt xuống: Sắc lấy nước rễ mù u và rễ câu kỷ với liều lượng bằng nhau. Dùng nước sắc ngậm nhiều lần trong ngày. Lưu ý ngậm rồi nhổ ra, tuyệt đối không nuốt.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Hạt mù u giã nhỏ và 1 ít vôi. Sau đó cho thêm ít nước đun sôi để nguội làm thuốc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương. 

Lưu ý

- Vẫn đang thiếu những dữ liệu lâm sàng về cách sử dụng và liều dùng của mù u. Do đó cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
KHỔ SÂM

KHỔ SÂM

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. - Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep - Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae) Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. - Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, - Họ đậu (Fabaceae).
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
THỎ TY TỬ

THỎ TY TỬ

Thỏ ty tử là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thỏ ty tử, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG NHU TÍA

HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…
administrator
DÂY THUỐC CÁ

DÂY THUỐC CÁ

Dây thuốc cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây cát, dây mật, lầu tín, dây duốc cá, dây cóc, touba, tuba root, derris. Từ lâu, con người đã dùng dây thuốc cá như một loại thuốc trừ sâu và để đánh bắt cá trong ao hồ. Đây là loại cây có độc. Tổ chức y tế thế giới xếp vào loại chỉ có hại ở mức độ vừa phải. Có ít báo cáo về độc tính của cây này trên con người. Tuy nhiên chúng ta cần biết và cẩn trọng khi sử dụng chúng trong đời sống. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator