BẠCH BIỂN ĐẬU

Khá nhiều người sẽ xa lạ với cái tên Bạch biển đậu, thế nhưng nếu nhắc đến Đậu ván trắng thì có lẽ được nhiều người biết đến hơn; Đó là một món chè ăn giải nhiệt vào mùa hè nắng nóng. Trong Đông Y, đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…

daydreaming distracted girl in class

BẠCH BIỂN ĐẬU

Tên gọi khác: Đậu ván trắng, Đậu ván, Trà đậu, Sao biển đậu, Bạch mai đậu.

Tên khoa học: Dolichos Lablab Lin

Tên dược liệu: Semen Lablab

Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Đặc điểm tự nhiên

Đậu ván là loài dây leo, có thể sống từ 1 – 3 năm, chiều dài khoảng 4 – 5m. Thân cây hơi có lông, hình trụ, bề mặt hơi có rãnh, màu xanh và đường kính nhỏ.

Lá kép mọc so le, mỗi lá gồm có khoảng 3 lá chét, phiến lá chét hình xoan. Mặt trên lá thường không có lông, mặt dưới có lông phủ ngắn.

Hoa mọc thành chùm, thường mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá, hoa thơm và có màu trắng hoặc tím.

Quả đậu dài khoảng 6cm, dẹt và bên trong chứa 4 – 5 hạt có màu nâu, trắng, vàng hoặc đen. Cây ra hoa vào tháng 4 – 5 và sai quả vào tháng 9 – 10.

Cây Bạch biển đậu được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào giàn hoa. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt và hoa của cây đậu ván được sử dụng để làm thuốc, trong đó hạt được sử dụng nhiều hơn. Dùng thứ hạt già, mập, chắc chắn, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, không lép, là tốt. Thứ hạt đen không dùng.

Thu hái: Thu hái khi quả chín vào tháng 9 – 10 kéo dài đến mùa đông. Loại hạt được chọn làm thuốc phải là hạt trắng, cứng chắc và không sâu mọt.

Chế biến: Sau khi tách hạt ra khỏi quả, có thể bào chế dược liệu theo những cách sau đây:

+Sử dụng hạt nguyên, đem phơi khô để dùng dần, khi dùng thì giã dập và bỏ vào thuốc thang.

+Để nguyên cả vỏ, đem sao cho chín và dùng. Hoặc trụng với nước sôi cho tróc vỏ, rồi dùng.

+Đem hạt rửa sạch, để ráo nước rồi sao qua cát cho khỏi cháy. Khi dùng thì giã dập và bỏ vào thuốc thang.

Thành phần hóa học

Vị thuốc bạch biển đậu có chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Vitamin B1, Maltose, Glucose, Sucrose, Oleic acid, tinh dầu 0.62%, Glucid 10%, nước 82.4%, Tryptophan, Vitamin C, Tyrosine, Dolichosteron, Homodolichosteron, Homodolicholid, 6-Deoxy Castaseron, Galactosyl-Arabinose,…

Tác dụng

Cây Bạch biển đậu có tác dụng giải độc và tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng

Loại dược liệu này có tính ôn, vị ngọt, không độc. Quy vào kinh Vị và Tỳ.

Bạch biển đậu chủ hành phong khí, bổ ngũ tạng, trừ thấp nhiệt, chỉ khát, hòa trung hạ khí, bổ tỳ, kiên vị, thanh thử và giải độc. Dược liệu này được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…

Chủ trị: Phụ nữ bị đới hạ, trúng độc do thảo dược, thổ tả, ngộ độc rượu, tỳ vị hư nhược, bụng ngực đầy trướng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch trọc, thử nhiệt

Liều dùng

Bạch biển đậu thường được dùng ở dạng sắc hoặc giã nát dùng ngoài.

Liều dùng uống: 8 – 12g/ ngày.

Lưu ý:

+Trường vị có trệ, ngoại tà và thương hàn không được dùng.

+Người có tỳ vị hư hàn và bụng đầy trướng nên thận trọng khi dùng.

+Cần rang vàng hoặc nấu chín và phải mở nắp nồi để loại bỏ độc tố xyanua.

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠC THAU

BẠC THAU

Bạc thau, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, lú lớn. Bạc thau hay thảo bạc là thảo dược quý trong y học cổ truyền được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, điều kinh. Tùy vào mỗi trường hợp, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà có cách sử dụng cây bạc thau sao cho phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỔ CỐT CHỈ

BỔ CỐT CHỈ

Bổ cốt chỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bà cố chỉ, phá cố chi, phản cố chỉ, hồ phi tử, thiên đậu, hồ cố tử, cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu. Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu quý được trồng nhiều ở một số tỉnh nước ta. Theo dân gian, phá cố chỉ có tác dụng chữa một số bệnh lý nên dược liệu này có mặt trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng tráng dương, bổ thận, trị tiêu chảy rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÁP GIỚI

CÁP GIỚI

Cáp giới (Gekko Gekko) có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Với nhiều đặc tính hữu ích, Cáp giới đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Toàn bộ cơ thể của Cáp giới được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về da, đường tiêu hóa đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng Cáp giới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
A GIAO

A GIAO

A giao bắt nguồn từ xứ sở Trung Hoa, thực chất chính là keo da lừa - một loài động vật có vú. A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
CÂY BẦN

CÂY BẦN

Cây bần, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bần sẻ, bần chua, hải đồng. Bần là loài thực vật sinh sống và phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Ngoài tác dụng chắn sóng và chống sạt lở đất, cây bần còn được sử dụng để nấu canh và chữa chứng bong gân, bầm tím do ứ máu, tiểu tiện không thông,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAO BAN LONG

CAO BAN LONG

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.
administrator
CỎ ROI NGỰA

CỎ ROI NGỰA

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là loại cây thân thảo, mọc thành bụi cao trung bình 30-60 cm. Thân hình vuông, mọc thẳng và có nhiều lông.
administrator