QUẢ CAU

Hạt cau (Areca catechu) có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Do đó được dùng để trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.

daydreaming distracted girl in class

QUẢ CAU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Areca catechu L. 

Họ: Cau (Arecaceae)

Tên dược liệu:

- Vỏ cau (Đại phúc bì): Pericarpium Arecae

- Hạt cau (Đại phúc tử): Semen Arecae catechi

Tên gọi khác: Binh lang, Tân lang

Đặc điểm thực vật

Cau là loại cây có thân cột, mọc thẳng đứng, hình trụ rỗng, toàn thân không có lá mà có nhiều vòng đốt là vết tích của lá rụng, gốc thân hơi phình ra. Ở ngọn có một chùm lá to, lá có bẹ to, mọc thành vòng thưa, chia nhiều thùy xẻ lông chim, các thùy trên cùng đính nhau. 

Cụm hoa dạng bông mo phân nhánh, mo rụng sớm. Trong cụm hoa, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hóa. Noãn sào thượng 3 ô. 

Quả hạch hình trứng hoặc hình cầu, to bằng quả trứng gà, mọc thành buồng. Quả bì có sợi, phía ngoài màu xanh hóa, phần hạt có nội nhũ xếp cuốn. 

Hạt hình trứng hoặc hình cầu dẹt, đáy phẳng, ở giữa lõm. Mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ nhạt với những nếp nhăn hình mạng lưới. Vị chát và hơi đắng.

Cây cau có hai giống:

- Cau vườn (gia binh lang): hạt lớn, hình nón cụt.

- Cau rừng (sơn ninh lang): hạt nhỏ, nhọn và chắc hơn.

Phân bố, sinh thái

Tại Việt Nam, cau được trồng để lấy quả trầu và xuất cảng. Cau được trồng nhiều nơi như Thanh Hóa, Thừa thiên-Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hải Phòng, Mỹ Tho, Bến Tre, Rạch Giá, Cần Thơ,…

Loại cau rừng có nhiều ở Nghệ Tĩnh và Thanh hóa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt của quả cau.

Thu hái, chế biến: Thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 12, chọn quả cau già để lấy hạt và vỏ quả.. Hạt được cắt lát (binh lang phiến) hay bổ đôi, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, nên ngâm nước 2-3 ngày cho nở mềm. Nên thay nước ngâm mỗi ngày và không ngâm trong đồ sắt vì có chất tanin, vớt ráo thái mỏng và phơi cho thật khô.

Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm qua đêm xẻ nhỏ, phơi khô ráo. Hoặc có thể tẩm thêm rượu sao lên hoặc nấu thành cao đặc. 

Bảo quản: nơi khô ráo, thỉnh thoảng cũng cần xông diêm sinh để tránh mối mọt.

Thành phần hóa học 

Thành phần hóa học chính của hạt cau là tanin. Tỷ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉ còn 15 -20%. Hoạt chất chính là 4 alkaloid: Arecolin, guvacolin C7H11NO2, arecaidin và guvaxin.

Ngoài ra, hạt còn chứa 10-15% dầu béo, trong dầu có các glycerid của acid lauric 50%, acid myristic 21%, acid oleic 29%, protid 5-10%, glucid 50-60% và muối vô cơ.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: 

- Hạt cau có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Do đó được dùng để trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.

- Cau hạt sao đen có tác dụng tiêu thực, đạo trệ. Chủ trị: Ăn vào không tiêu sau tả lỵ nặng.

Theo y học hiện đại, cau có tác dụng:

- Tác dụng đối với hệ thần kinh: Arecolin làm tăng trương lực cơ trơn của trường vị, tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy (cho nên xổ sán lãi không cần thuốc tẩy). Ngoài ra, nó còn làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng tiết nước bọt và mồ hôi. Dung dịch thuốc nhỏ mắt từ dược liệu làm đồng tử nhỏ lại, tăng co thắt túi mật và cơ trơn tử cung.

- Dung dịch hạt cau có tác dụng độc đối với thần kinh của sán, làm cho tê bại các cơ trơn của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới ruột, con sán bị tê liệt và không bám vào thành ruột được nữa.

- Kháng khuẩn: hạt cau tươi và khô đều có tác dụng ức chế nấm và virus gây bệnh ngoài da.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo: 6 – 15 g/ ngày.

Tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cau thường được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc dạng hoàn tán.

Ngoài ra, Cau hạt còn được dùng để nấu nước ngâm rửa ngoài da.

Một số bài thuốc có dược liệu cau:

- Bài thuốc chữa sốt rét: Sắc các dược liệu hạt cau 2g, thường sơn 6g, cát căn 4g, thảo quả 1g với 600ml nước. Sau đó cô còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa phù thũng, bụng chướng đầy, thở khó, tiểu ít: Sắc các dược liệu Vỏ quả cau (đại phúc bì), Vỏ rễ dâu (tang bạch bì), Vỏ quýt (Trần bì), Vỏ gừng (khương bì) mỗi loại 12g với 600ml nước. Sau đó cô còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa giun đũa: Hạt cau sao lên, tán nhỏ, uống lúc bụng đói 2-3 lần trong ngày với nước sắc vỏ quả cau.

- Bài thuốc chữa trẻ em chốc đầu: Hạt cau mài ra phơi khô, trộn với dầu mè, bôi lên chỗ chốc đầu.

- Bài thuốc kiện tỳ, khai vị, chữa ăn không tiêu, đầy trướng, ợ chua: Nấu thành cao lỏng các dược liệu đinh hương 10g, đậu khấu 10g, trần bì 20g, sa nhân 10g, muối 10g. Thái lát nhỏ 200g hạt cau, uống 5-10g sau bữa cơm chiều bằng nước đã sắc. 

Lưu ý

- Không dùng cho người có cơ thể hư nhược, khí hư hãm không tích trệ (sa dạ dày, thoát vị cơ quan tiêu hóa).

- Không dùng cho trẻ nhỏ, sản phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA HIÊN

HOA HIÊN

Hoa hiên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo. Hoa hiên là một cây thuốc mọc hoang được trồng nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh mục đích chữa bệnh, nó thường được sử dụng như một loại rau để làm thức ăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUYÊN TÂM LIÊN

XUYÊN TÂM LIÊN

Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) là một loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả các bệnh lý liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của Xuyên tâm liên trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, và giảm đau. Với những công dụng đa năng và an toàn, Xuyên tâm liên được đánh giá là một dược liệu tiềm năng trong y học hiện đại.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator