DIÊM SINH

Diêm sinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nha, lưu hoàng, oải lưu hoàng, thạch lưu hoàng. Diêm sinh (Lưu hoàng) không chỉ là khoáng vật tự nhiên được khai thác dung trong các ngành công nghiệp mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DIÊM SINH

Đặc điểm tự nhiên

Diêm sinh là một nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên hay do chế từ những hợp chất có lưu huỳnh trong thiên nhiên mà được. Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến khác nhau, lưu huỳnh có khi là một thứ bột màu vàng, không mùi, có khi là những cục to không đều, màu vàng tươi, hơi có mùi đặc biệt, không tan trong nước, trong rượu và ete, tan nhiều hơn trong dầu. Khi đốt lên cháy với ánh lửa xanh và tỏa ra mùi khét khó thở.

Diêm sinh được bào chế từ Lưu huỳnh qua các bước sau:

Sau khi khai thác, đầu tiên loại bỏ tạp chất, đập thành từng cục nhỏ hoặc tán thành bột. (Diêm sinh sống)

Nếu muốn dùng bằng đường uống thì cần dùng Diêm sinh chế. Lấy Diêm sinh sống nấu chung với đậu hũ, cứ 100kg Lưu hoàng thì nấu với 200 kg đậu hũ.

Nấu đến khi đậu hũ chuyển sang màu đen lục thì lấy ra, rửa sạch.

Bỏ đậu hũ đi, lấy một cái chậu để đựng nước, trên châu đặt cái rây, đổ nước Diêm sinh đã tan ở trong nồi vào rây, nước chảy xuống chậu thành những hạt nhỏ, gọi là ngư tử hoàng (như trứng cá).

Đem rải đều ra phơi dưới bóng râm (phơi âm can), rồi đập vụn, bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và nhiệt độ quá nóng.

Nguồn gốc dược liệu

Diêm sinh là một nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên hay do chế từ những hợp chất có lưu huỳnh trong thiên nhiên mà được.

Thành phần hóa học

+Thành phần hóa học chính của Diêm sinh là Sulfur nguyên chất.

+Tùy theo nguồn gốc, cách chế tạo mà người bào chế có thể cho thêm các tạp chất khác như: Đất, Asen, Vôi, Sắt,…

+Ngoài ra còn có thể có một số hoạt chất như: tellurium, selenium, sắt, arsenic…

Tác dụng

+Tác dụng kích thích hệ tiêu hóa: Sau khi uống Lưu huỳnh, trong ruột sẽ có một phần biến thành hydrogen sulfide (H2S) và arsenic sulfide (As4S4), các chất này kích thích lên thành ruột làm tăng nhu động và gây tiêu chảy nhẹ do chất sulfide trong cơ thể sản sinh rất chậm nên tác dụng gây tiêu chảy tùy thuộc vào lượng nhiều ít.

+Tác dụng giảm ho, giảm đàm: Trên các thí nghiệm súc vật cho thấy Diêm sinh còn có tác dụng trị viêm khớp do formaldehyde.

+Tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn, ký sinh trùng: Trong phân tích Dược học hiện nay đã chứng minh lưu huỳnh sau khi tiếp xúc với da, trước tiên có thể trở thành hydrogen sulfide (H2S) và acid pantothenic (vitamin B5), sau đó hòa tan vào da có tác dụng tiêu diệt các ký sinh trùng trên da.

+Theo tài liệu cổ diêm sinh có vị chua, tính ôn, có độc và 2 kinh tâm và thận. Có tác dụng bổ hỏa, tráng dương, bổ mệnh môn chân hỏa, lưu lợi đại trường sát trùng. Dùng trong những trường hợp liệt dương, lỵ lâu ngày, người già yếu, hư hàn mà bí đại tiện, táo bón, phong thấp, thấp khớp. Dùng trong còn có tác dụng trừ giun sán. Dùng ngoài có tác dụng sát trùng, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt.

Công dụng

Diêm sinh có vị chua, tính ôn, có độc sẽ gồm các công dụng sau:

+Điều trị mụn nhọt.

+Điều trị táo bón ở người cao tuổi.

+Điều trị mụn trứng cá, sưng đỏ.

+Điều trị phong thấp, bí đại tiện ở người giá  yếu.

+Điều trị đái dầm.

Liều dùng

Diêm sinh được ứng dụng trong làm dược liệu trong vả Tây và Đông Y. Thường được sử dụng dưới dạng thuốc viên hoặc tán bột.

Lưu ý khi sử dụng

+Không được sử dụng Diêm sinh trong thời gian dài và sử dụng quá liều.

+Phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng không được dùng.

+Nếu cần sử dụng phải dùng lưu huỳnh đã bào chế, không được sử dụng lưu huỳnh trong tự nhiên.

+Trong lưu huỳnh có chứa thạch tín, là vị độc có thể gây chết người. Do đó, uống quá nhiều Diêm sinh có thể gây nhiễm độc theo thời gian và gây tử vong.

 

Có thể bạn quan tâm?
THẠCH ĐEN

THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
NGHỆ ĐỎ

NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.
administrator
CÂY ỔI

CÂY ỔI

Cây ổi (Psidium guajava) có chiều cao tối đa khoảng 10m, thân nhẵn bóng ít bị sâu đục, đường kính thân cây tối đa là 30 cm. Ổi được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
NGỌC TRÚC

NGỌC TRÚC

Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator