TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không những thế, Hương thảo còn có nguồn tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hương thảo và cách sử dụng hiệu quả nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Giới thiệu về dược liệu

Hương thảo có tên khoa học Rosmarinus officinalis, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Hiện nay, Hương thảo là cây mọc tự nhiên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở khu vực có khí hậu ấm áp như châu Á, Địa Trung Hải, châu Âu…

Hương thảo được sử dụng phổ biến nhất là làm gia vị trong ẩm thực. Bên cạnh đó, tinh dầu được chiết xuất từ Hương thảo thông qua mùi thơm đặc trưng và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu hương thảo có tên khoa học là Rosemary Essential Oil, được chiết xuất thông qua phương pháp chưng cất bằng hơi nước. Bộ phận thường sử dụng ngọn hoa hoặc lá tươi. Một số đặc điểm của tinh dầu Hương thảo bao gồm:

  • Màu vàng nhạt, trong suốt

  • Thể chất hơi sánh nhẹ và có độ tỏa hương ổn định.

  • Hương thơm có sự hòa quyện của sự ngọt ngào và tươi mát, mang lại cảm giác mới mẻ, thư giãn và tràn đầy năng lượng.

Sau đây là một số cách tham khảo để điều chế tinh dầu hương thảo tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được sự tinh khiết và đảm bảo hiệu quả, nên lựa chọn sử dụng của các nhà sản xuất thương hiệu và uy tín.

Chuẩn bị:

  • 1 chén lá hương thảo tươi;

  • 2 chén dầu nền (dầu oliu, dầu jojoba, dầu bơ, dầu dừa…);

  • 1 miếng vải sạch;

  • Nồi (slow cooker).

Cách tiến hành:

  • Rửa sạch, loại bỏ tạp chất trên cây và đem phơi khô;

  • Cho dược liệu cùng 2 chén dầu vào nồi;

  • Để nhiệt độ ở mức nhỏ, nấu trong 6-7 tiếng;

  • Sau khi thu được dung dịch tinh dầu, lọc qua miếng vải sạch để thu được thành phẩm.

  • Nếu không có ư nồi, ư có thể thay thế bằng cách dùng lá tươi cho vào lọ thủy tinh và để ở nơi có nhiều ánh sáng khoảng 1 tuần.

Để giữ được hiệu quả lâu dài, nên bảo quản chiết xuất tinh dầu hương thảo trong lọ tối màu, đậy kín, đặt ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp hay bụi bẩn

Lưu ý, sau khi sử dụng tinh dầu hương thảo cần đóng chặt nắp, để xa tầm tay trẻ em.

Thành phần hóa học

Các đặc điểm như thời tiết, vị trí địa lý, thời gian thu hoạch… ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng cũng như các thành phần của tinh dầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số thành phần bao gồm camphor, α-pinene, camphene, 1,8-cineole, borneol, verbenone, β-pinene, β-caryophyllene, α-terpineol, limonene, myrcene, bornyl acetate, p-cymene, linalool, terpinen-4-ol…

Tác dụng - Công dụng

Cải thiện chức năng não

Một số nghiên cứu đã cho kết quả tích cực của tinh dầu Hương thảo như sau:

  • Thời đại Hy Lạp và La Mã cổ đại, hương thảo và chiết xuất được ghi nhận với công dụng tăng cường trí nhớ. Nghiên cứu cho rằng hít tinh dầu hương thảo giúp ngăn ngừa phân hủy acetylcholine, một chất hóa học quan trọng trong tư duy, sự tập trung và trí nhớ.

  • Nghiên cứu trên những người cao tuổi ghi nhận rằng tinh dầu này còn hỗ trợ cải thiện chức năng não ở người mắc chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.

  • Bước đầu, các báo cáo cũng cho thấy tiềm năng làm giảm mức độ căng thẳng của tình nguyện viên, thông qua cơ chế cân bằng nồng độ hormone cortisol.

  • Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy tinh dầu giúp tăng cường sự chú ý, tỉnh táo, tạo năng lượng tích cực và cải thiện tâm trạng.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện thêm các nghiên cứu để xác nhận hiệu quả của nó.

Kích thích mọc tóc

Những nghiên cứu bước đầu trên động vật đã ghi nhận công dụng ức chế các chất tương tự testosterone của chiết xuất từ hương thảo. Những thành phần này có thể tấn công nang tóc dẫn tới rụng tóc. Bằng cách sử dụng hỗn hợp chứa tinh dầu hương thảo đã pha loãng xoa bóp vùng da đầu trong một thời gian, có thể hạn chế tình trạng rụng tóc, bao gồm chứng hói đầu và rụng tóc ở nam giới; rụng tóc từng mảng. Thậm chí, có nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện độ dày của tóc tương tự như những người sử dụng minoxidil (Rogaine), phương pháp điều trị mọc tóc phổ biến.

Xua đuổi côn trùng

Tinh dầu hương thảo là giải pháp thay thế tự nhiên cho những sản phẩm hóa học để ngăn ngừa côn trùng, sâu bọ… Nhờ những thành phần có giá trị sinh học cao, các nghiên cứu cho thấy tinh dầu Hương thảo giúp xua đuổi một số côn trùng có thể lây lan virus và vi khuẩn có hại bao gồm muỗi, bọ xít, bọ chét...

Giảm đau nhức

Từ lâu, tinh dầu hương thảo đã được sử dụng trong Y học cổ truyền như một loại thuốc giảm đau nhẹ. Khi kết hợp với kỹ thuật xoa bóp, massage cùng tinh dầu Hương thảo mang lại công dụng hiệu quả hơn nhiều. Phương pháp này được ghi nhận giúp kích thích lưu thông tuần hoàn và tăng tốc độ phục hồi. Massage còn giúp tăng cường hấp thu các hoạt chất 1,8-cineole, α-pinen, camphor… với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau… Chính vì vậy, chiết xuất Hương thảo được sử dụng khá phổ biến trong tình trạng đau cơ, đau khớp, bong gân, đau đầu…

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trên động vật cũng ghi nhận nhiều công dụng khác của thành phần này. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm cơn đau gần tương tự với loại thuốc giảm đau phổ biến – acetaminophen (paracetamol). Bên cạnh đóm tinh dầu Hương thảo còn ngăn chặn sự di chuyển của tế bào bạch cầu tới các mô bị thương, giảm giải phóng các hóa chất gây viêm.

Hỗ trợ hô hấp

Theo các nghiên cứu, hợp chất 1,8-cineole (gọi là eucalyptol) cùng với camphor có trong tinh dầu có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp, cải thiện các tình trạng khó chịu. Các thành phần này có cơ chế giúp thông khí, làm giãn phế quản phổi. Thông qua đó cải thiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau họng trong cảm lạnh. Phương pháp thực hiện bao gồm khuếch tán và xông tinh dầu.

Công dụng đối với sức khỏe răng miệng

Các chuyên gia chỉ ra sử dụng nước súc miệng có nửa muỗng cà phê tinh dầu hương thảo cùng 01 cốc nước mang lại hiệu quả ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu, giảm mảng bám tích tụ. Bên cạnh đó, hỗn hợp này còn góp phần đáng kể trong loại bỏ vi khuẩn Streptococcus sobrinus, một trong nguyên nhân phổ biến gây sâu răng.

Lợi ích đối với làn da da

Nhờ các đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa..., tinh dầu hương thảo mang đến công dụng tốt trong điều trị mụn trứng cá, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da, tổn thương do tia UV n… Dù không phải phương pháp triệt để tận gốc nguyên nhân, sử dụng tinh dầu hương thảo giúp hỗ trợ lâu dài.

Cách dùng - Liều dùng

Phương pháp khuếch tán (liệu pháp hương thơm): nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ bao gồm đèn xông, máy khuếch tán… Pha loãng một ít tinh dầu cùng nước hoặc dầu nền và phân phối tinh dầu vào không khí trong nhà. Liệu pháp này có hiệu quả tích cực tới trí não và tâm trạng.

Xông hơi: thêm vài giọt tinh dầu hương thảo vào chậu nước nóng hoặc máy xông hơi và thưởng thức.

Nhỏ vài giọt tinh dầu hương thảo lên các vật dụng như khăn, khăn giấy, gối, túi thơm… có thể giúp lưu giữ hương thơm. Bên cạnh đó có thể sử dụng tinh dầu pha nước tắm, ngâm chân hay súc miệng để trị liệu và thư giãn.

Dưỡng tóc: tự làm hỗn hợp để massage da dầu có công dụng làm dày tóc hơn. Công thức bao gồm:

  • 20ml dầu oliu;

  • 5 giọt tinh dầu hương thảo;

  • 5 giọt tinh dầu hoa oải hương;

  • 2 giọt dầu sả.

Trộn đều và thoa hỗn hợp lên thân tóc, da đầu. Ủ khoảng 30 phút và xả tóc.

Sử dụng tại chỗ: pha loãng tinh dầu hương thảo cùng dầu nền như dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu dừa… Dùng hỗn hợp này và tiến hành massage, xoa bóp lên cơ thể.

Cần pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng, tùy theo đối tượng:

  • Trẻ sơ sinh (pha loãng 0,3%): 1 giọt tinh dầu trong 1 thìa cà phê dầu nền.

  • Trẻ em (pha loãng 1,0%): 1 giọt tinh dầu trong 1 muỗng dầu nền.

  • Người lớn (pha loãng 2,0 - 4,0%): 3-6 giọt tinh dầu trong 1 thìa cà phê dầu nền.

Lưu ý

Mặc dù có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, một số đối tượng cần thận trọng trước khi sử dụng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng tinh dầu hương thảo ở:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;

  • Bị rối loạn chảy máu, trong tình trạng huyết áp không ổn định, động kinh, cấp cứu…

  • Trẻ em dưới 6 tuổi, khó kiểm soát có thể nguy hiểm khi trẻ uống tinh dầu

  • Người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong tinh dầu hương thảo.

Những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc sau cần thận trọng, hỏi ý kiến chuyên gia:

  • Thuốc chống đông như warfarin, aspirin, clopidogrel…

  • Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển (ACEI) bao gồm captopril, enalapril, lisinopril…

  • Thuốc lợi tiểu bao gồm hydrochlorothiazide, furosemide…

  • Lithium (sử dụng điều trị trầm cảm, giai đoạn hưng cảm)

Một số lưu ý khác

  • Nên pha loãng với dầu nền, chẳng hạn như dầu jojoba, dầu oliu, dầu dừa trước khi sử dụng để giúp ngăn ngừa kích ứng và hạn chế sự bay hơi của tinh dầu.

  • Tránh sử dụng tinh dầu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hay gần các vùng nhạy cảm bao gồm mắt, niêm mạc, mũi trong…

  • Có thể phối hợp với các tinh dầu khác như oải hương, nhũ hương, thảo quả, gỗ tuyết tùng, sả, cây xô thơm, hoa phong lữ, hoa cúc, bạc hà… để tăng hương thơm và hiệu quả điều trị.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CỎ GÀ

CỎ GÀ

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng chữa ho khan, ho gà và ho có đờm. Ngoài ra vị thuốc này còn được kết hợp với các dược liệu khác để chữa chứng bệnh trĩ, phong thấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và sỏi đường tiết niệu.
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NẮP ẤM

NẮP ẤM

Khi nhắc đến cây Nắp ấm, người ta liền liên tưởng tới ngay một loài cây được trồng làm cảnh với tác dụng trang trí cho ngôi nhà của gia chủ. Ngoài ra, Nắp ấm còn là một loài cây với tác dụng bẫy côn trùng, từ đó ngăn ngừa sâu bọ phá hoại.
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
HẠT BO BO

HẠT BO BO

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (sorghum) dùng làm thực phẩm và thay thế gạo thóc, ngoài ra Ý dĩ nhân còn được dùng trong đông y và được dùng trong các vị thuốc trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
administrator