NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...

daydreaming distracted girl in class

NÀNG NÀNG

Giới thiệu về dược liệu Nàng nàng

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...

- Tên khoa học: Callicarpa candicans Hochr.

- Họ khoa học: Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa).

- Tên gọi khác: Trứng ếch, Tử châu, Bọt ếch, Tu hú, Bạc thau cây, cây Nổ trắng, Co phá mặc lăm (dân tộc Thái), Pha tốp (Lai Châu),…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nàng nàng

- Đặc điểm thực vật:

  • Nàng nàng là loại cây ưa ánh sáng, cây khi còn non có thể hơi ưa bóng râm, thường mọc ở ven các khu rừng, rừng thứ sinh hoặc đặc biệt có thể mọc trong các trảng cây bụi trên những nương rẫy vừa bỏ hoang. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt & cũng có khả năng từ chồi sau khi chặt. Cành và lá cây còn được sử dụng để làm phân xanh.

  • Nàng nàng là cây thân gỗ nhỏ và phân nhiều cành nhỏ. Cành non hơi vuông, phần bên ngoài vỏ thân và vỏ cành phủ nhiều lông tơ hình sao có màu trắng nhạt hoặc màu xám.

  • Lá Nàng nàng mọc đối xứng, có hình mũi mác hoặc hình trái xoan. Đầu lá nhọn, gốc lá thuôn và mép lá xẻ răng cưa. Chiều dài trung bình của lá Nàng nàng khoảng từ 7 – 20 cm còn chiều rộng lá đạt khoảng 2,5 – 11 cm. Cả 2 mặt lá đều phủ lông nhưng mặt dưới có nhiều hơn nên mặt dưới sẽ có màu trắng bạc còn mặt trên có màu lục thẫm. Lá bắc và các lá bắc non có hình dài và nhọn, mặt ngoài ít lông.

  • Cụm hoa mọc ở các nách lá tạo thành xim, mỗi xim gồm nhiều hoa. Hoa có kích thước nhỏ li ti và có màu hồng. 

  • Quả Nàng nàng có dạng hình cầu, vỏ ngoài nhẵn và có màu tím. Quả có đường kính khoảng 2 - 3 mm mọc sát với nhau thành chùm. 

  • Cây Nàng nàng thường ra hoa và quả khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Ở nước ta, loại cây này chủ yếu mọc dại. Chúng thường phát triển ở ven những khu rừng hoặc các vùng đồi núi thuộc khu vực trung du Việt Nam như Yên Bái, Ninh Bình hoặc Hà Tĩnh,…

  • Ở các quốc gia khác, Nàng nàng có thể được tìm thấy ở các nước nhiệt đới thuộc châu Á, cụ thể như Philippines,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu

- Bộ phận dùng: chủ yếu sử dụng lá, thân và rễ cây.

- Thu hái: thu hoạch các bộ phận trên quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi phơi khô hoặc sấy khô, hoặc rửa sạch sau khi hái, đem đi thái mỏng rồi phơi hoặc sấy cho khô.

Thành phần hóa học của Nàng nàng

Dược liệu Nàng nàng có chứa những thành phần hóa học sau:

- Lá và thân chứa nhiều tinh dầu, bên cạnh đó trong lá Nàng nàng còn có 1 loại diterpene là callicarpon.

- Toàn cây Nàng nàng có thành phần chính là coumarin.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nàng nàng theo Y học hiện đại

Dược liệu Nàng nàng có các tác dụng dược lý sau:

- Kháng khuẩn và diệt côn trùng (diệt sâu): nhờ hoạt chất callicarpon.

- Gây độc cho cá: callicarpon gây độc khá mạnh cho cá.

Vị thuốc Nàng nàng trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính bình.

- Quy kinh: vào kinh Can, Tỳ và Thận.

- Công năng: hành huyết, tán ứ, giải độc, tiêu đờm, giảm sưng đau, mạnh gân xương, thông tiện, giãn nở trường vì, kiện kinh khí,…

- Chủ trị: bồi bổ cơ thể, ăn uống kém sau khi sinh, nóng gan, vàng da, tắc mật, tắc kinh, bế kinh, mụn nhọt, lở ngứa da, chữa cảm nắng, cảm hàn, giải nhiệt, đầy bụng, buồn nôn,…

Cách dùng – Liều dùng của Nàng nàng

- Cách dùng: Nàng nàng có thể được sử dụng ngoài da, hoặc dạng thuốc sắc để uống. Bên cạnh đó cũng có thể ngâm rượu hoặc tán thành bột để uống.

- Liều dùng: tùy theo mục đích điều trị, liều sử dụng của Nàng nàng là từ 6 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nàng nàng

- Bài thuốc chữa mụn nhọt hoặc vết loét ngoài da: sử dụng 1 lượng lá Nàng nàng vừa đủ và đem đi sao tồn tính rồi tán thành bột. Sau đó sử dụng bột này rắc lên những vị trí mụn nhọt, lở loét từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc kiện tinh, làm mạnh gân xương: sử dụng thân & lá Nàng nàng phơi khô. Tiếp đến tán thành bột mịn và uống theo liều lượng hằng ngày đã được ghi ở phần Liều dùng. Hoặc cũng có thể dùng phối hợp Nàng nàng với những vị thuốc khác như vỏ cây Ngũ gia bì, Dây đau xương và vỏ cây Gòn để đạt được hiệu quả trong điều trị.

- Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều:

  • Chuẩn bị: 20 g lá Nàng nàng khô.

  • Tiến hành: lấy lá Nàng nàng khô đem đi sắc với 400 mL nước trong vòng 15 phút. Chia làm 2 lần sử dụng uống mỗi ngày.

- Bài thuốc giúp giải nhiệt, kích thích tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh: sử dụng lá & thân cây Nàng nàng khô đem đi sắc lấy nước uống, nước sắc phải hơi đặc để uống hằng ngày cho đến khi cải thiện được tình trạng sức khỏe. Liều sử dụng Nàng nàng là từ 10 – 12 g mỗi ngày.

- Nàng nàng đem đi ngâm rượu giúp làm mạnh gân xương:

  • Chuẩn bị: 1 kg thân & rễ cây Nàng nàng đã phơi khô, 2 L rượu có nồng độ từ 40 – 45o. 

  • TIến hành: thân và rễ Nàng nàng khô đem đi sao vàng và hạ thổ cho đến khi nguội thì cho vào bình thủy tinh và ngâm cùng với rượu. Khoảng 30 ngày sau là có thể sử dụng được. Uống khoảng 2 đến 3 ly nhỏ rượu Nàng nàng mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Nàng nàng

Hiện chưa có thông tin về những lưu ý khi sử dụng dược liệu Nàng nàng.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.
administrator
SỔ BÀ

SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.
administrator
BÌNH VÔI

BÌNH VÔI

Bình vôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: củ một, cà tom, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh,... đều sẽ được hạn chế.
administrator
HOA PHẤN

HOA PHẤN

Hoa phấn nở quanh năm và thường được trồng làm cảnh vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, rễ và lá của loại thảo dược này còn được dùng để chữa ho mãn tính, viêm amidan, viêm họng, kinh nguyệt không đều và nhiễm trùng đường tiết niệu.
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator