CÚC VẠN THỌ

Cúc vạn thọ là biểu tượng của hạnh phúc và sức khỏe vĩnh cửu nên thường được trang trí trong dịp Tết. Loài hoa này còn có nhiều dược tính, được nhân dân dùng để chữa ho gà, hen suyễn, viêm vú, viêm miệng, đau răng, bỏng, viêm da mụn mủ...

daydreaming distracted girl in class

CÚC VẠN THỌ

Giới thiệu về dược liệu 

Cúc vạn thọ là biểu tượng của hạnh phúc và sức khỏe vĩnh cửu nên thường được trang trí trong dịp Tết. Loài hoa này còn có nhiều dược tính, được nhân dân dùng để chữa ho gà, hen suyễn, viêm vú, viêm miệng, đau răng, bỏng, viêm da mụn mủ, v.v.

  • Tên gọi khác: Khổng tước thảo, Hoàng cúc hoa.

  • Tên khoa học: Tagetes erecta L

  • Tên dược: Flos, Folium et Radix Tagetes Erecta

  • Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

  • Phân loại: Cúc vạn thọ đơn (loại thấp) và cúc vạn thọ kép (loại cây cao lớn)

Cúc vạn thọ không những là một loại hoa trang trí mà còn là một loại dược liệu với nhiều tác dụng trong đời sống

Mô tả đặc điểm

Cúc vạn thọ là cây thân thảo, có thân mọc thẳng, chiều cao khoảng 60-100 cm. Cây phân nhánh thành bụi, lá chẻ sâu, có thùy dài, nhọn và hẹp, mép có răng cưa. Hoa xòe ở đỉnh, tỏa tán, đường kính khoảng 3-4 cm. 

Hoa thường có màu vàng, vàng cam hoặc vàng cam. Hoa cúc vạn thọ có nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau tạo nên hình dáng rất đặc trưng. Quả hạch có 1-2 vảy ngắn. Cây nở hoa từ mùa đông đến mùa hè năm sau. 

Bộ phận sử dụng / thu hoạch / chế biến 

Cúc vạn thọ bắt nguồn từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, trồng làm cảnh nhưng cũng được trồng ở những nơi nóng ẩm và nhiều ánh sáng, được gieo hạt hoặc trồng bằng ngọn hoặc mầm. 

Hoa được thu hái vào mùa xuân và mùa hè và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Lá được thu hái quanh năm và phần lớn dùng tươi. Hoa, lá và rễ được sử dụng cho mục đích y học.

Thu hái – sơ chế

Hoa được thu hái mùa xuân và mùa hè, sau khi hái về đem phơi khô ngoài nắng. 

Lá thường được dùng tươi và thu hái quanh năm.

Bảo quản

Cúc vạn thọ được bảo quản ở nơi khô ráo nhằm tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học 

Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm. 

Tinh dầu bao gồm:

  • D-limonen, 

  • Ocimen, 

  • l-linalyl acetat, 

  • l-linaloo

  • Tagetone 

  • Nonanal

Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.

Ngày nay, cúc vạn thọ sử dụng để trích xuất lutein là một chất chống oxy hóa. Với công dụng cải thiện thị giác, chữa trị các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, bệnh sợ ánh sáng…

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền

  • Công năng: Trị ho, long đờm và tiêu viêm. Một số tài liệu ghi rằng: Lá cúc có tác dụng giải nhiệt và làm mát phổi, gan; toàn cây trị ho và thông khí; hoa giáng hỏa, thanh tâm và tiêu đờm.

  • Chủ trị: Viêm kết mạc, viêm khí quản, ho gà, đau nhức răng, viêm miệng, viêm vú, viêm hầu, viêm tuyến mang tai, viêm mủ da.

  • Ở Ấn Độ, người ta dùng cúc vạn thọ trị mụn nhọt độc, bệnh trĩ, đau nhức mắt và đau tai.

Theo y học hiện đại

  • Cúc vạn thọ được dùng để trích xuất thành phần lutein – một chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, chứng sợ ánh sáng và cải thiện sức khỏe thị giác.

  • Cao từ hoa tươi có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương.

  • Cao lỏng từ rễ có tác dụng tăng nhu động ruột.

  • Nước sắc cả cây có khả năng trị giun sán, nhiễm lạnh, viêm phổi và phong tê thấp.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng trung bình từ 10 – 15g, cúc vạn thọ được dùng ở dạng thuốc sắc, chế biến món ăn hoặc dùng ngoài da.

Các bài thuốc sử dụng cúc vạn thọ

Chữa kiết lỵ: 20g hoa cúc vạn thọ giã nát và trộn với ít đường dùng để uống. Bột hoa chấm vào vị trí đau để chữa tình trạng đau nhức răng. Ngoài ra, chúng có tác dụng trên vi khuẩn gram dương cũng như chữa tê thấp, nhiễm lạnh, viêm phổi, giun sán. 

Thuốc bổ dưỡng tăng cường thị lực: 20g hoa cúc vạn thọ, 50g gan gà băm nhỏ nấu ăn.

Chữa hen: Dùng phối hợp cúc vạn thọ 20g với rau cần trôi, tầm sét củ, thài lài tía, rễ bạch đồng nữ, nhân trần, tinh tre mỡ mỗi thứ 10g thái nhỏ và phơi khô. Đun với 400ml nước cho đến khi còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.

Dùng ngoài: lá cúc vạn thọ để tươi rửa sạch giã nát đắp chữa mụn nhọt, bỏng và ép lấy nước chữa đau tai. Hoa cúc vạn thọ phối hợp với kim ngân hoa, lá đại bi lượng mỗi thứ 30g rửa sạch chữa đắp viêm vú, lở loét.

Chữa ho gà: hoa cúc vạn thọ 20g, hoa đu đủ đực 10g, húng chanh 10g, đường phèn 20g, hấp cách thủy trong 10-15 phút. Để nguội, nghiền nát, thêm nước gạn uống làm 2-3 lần trong ngày.

Lưu ý

Cúc vạn thọ là một loại cây thông dụng, thường được trồng để trang trí. Ngoài ra, chúng thường được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng ngoài da, viêm tuyến mang tai, ho, viêm họng … do các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tác dụng bảo vệ thần kinh.  

Tuy nhiên phần lớn những bài thuốc từ dược liệu này đều được lưu truyền trong phạm vi y học cổ truyền. Để biết được mức độ hiệu quả và tính an toàn của thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỦ CHÓC

CỦ CHÓC

Củ chóc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, cây chóc chuột, tậu chó, mía dò. Củ chóc là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Từ lâu, củ Chóc được dùng như một vị thuốc chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, hen suyễn nhiều đờm, tiêu hoá kém mà ngực bụng đầy trướng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GAI DẦU

GAI DẦU

Gai dầu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cần sa, đại ma, gai mèo, lanh mèo, sơn ty miêu, hỏa ma, lanh mán. Dầu hạt gai dầu chứa nhiều chất béo thiết yếu cũng như chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi chứng viêm và các tình trạng liên quan đến viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
CÂY LA RỪNG

CÂY LA RỪNG

Cây la rừng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây ngoi, cà hôi, sang mou, pô hức, hoàng quỳ, búp vàng, vông vang, giả yên diệp. Cây la rừng là dược liệu quý trong dân gian, được mệnh danh là biệt dược chữa bệnh bệnh trĩ ngoại, bệnh lòi dom. Cây la rừng có vị đắng, cay, tính ấm, có nhiều dược tính có hiệu quả sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator