TINH DẦU HÚNG QUẾ

Húng quế (Basil) là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi nhà, đặc biệt là ở một quốc gia nhiệt đối như Việt Nam – có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển. Thế nhưng, chiết xuất từ loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng của tinh dầu Húng quế và cách sử dụng nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Giới thiệu về dược liệu

Húng quế hay còn gọi là Basil, có tên khoa học là Ocimum basilicum L., chi Ocimum L, và họ Bạc hà (Lamiaceae). Theo ghi nhận của các tài liệu Y học cổ truyền, Húng quế có nguồn gốc từ Ấn Độ, Châu Á, châu Phi. Nó là loại thảo dược cao quý, thiêng liêng ở các quốc gia này.

Tới nay, quần thể thực vật này trở nên đa dạng với khoảng 200 loài, nhiều giống khác nhau, phân bố toàn thế giới.

Ở Việt Nam, Húng quế là một loại gia vị vô cùng phổ biến bên cạnh việc chiết xuất lấy tinh dầu. Húng quế còn được gọi với nhiều tên khác như húng giổi, húng chó, rau é… Loại dược liệu này mang đến mùi hương đặc biệt và mùi vị đặc trưng. Bên cạnh tạo ra màu sắc đặc trưng và hương vị tuyệt vời, loại gia vị này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền, Húng quế có vị cay, tính ấm, quy kinh Phế, Tâm; có công dụng giảm đau, làm ra mồ hôi, giải cảm, tan máu ứ…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu húng quế có tên là Basil essential oil, là thành phần được chiết xuất thông qua quá chưng cất hơi nước từ phần lá, thân và ngọn hoa. Tuy nhiên, tùy theo loài cũng như điều kiện sinh trưởng và bảo quản mà tinh dầu được chiết xuất sẽ có sự thay đổi về đặc tính. Một số đặc điểm cơ bản của tinh dầu húng quế:

  • Màu vàng nhạt.

  • Có cường độ hương thơm từ trung bình – mạnh.

  • dầu húng quế có một mùi thơm cay nồng đặc trưng. Bên cạnh đó, còn gợi ra cảm giác tươi mát, xen lẫn chút ngọt ngào ấm áp (giống cây hồi).

Tinh dầu Húng quế được ứng dụng rất nhiều hiện nay trong:

  • Tạo hương vị cho các món ăn.

  • Các sản phẩm chăm sóc cơ thể như nha khoa, chăm sóc răng miệng, dưỡng da…

  • Ứng dụng trong làm đẹp, hương thơm và nước hoa.

  • Trị liệu bằng hương thơm.

Tương tự như các loại tinh dầu khác, nên bảo quản tinh dầu Húng quế:

  • Trong lọ/chai thủy tinh, tối màu.

  • Đặt tại khu vực khô thoáng, thoáng mát

  • Tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Tránh xa tầm tay trẻ em cũng, côn trùng hay kiến, mối,…

Nếu tinh dầu bị thay đổi màu sắc và hương thơm, cần ngừng sử dụng.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã tìm ra một số thành phần chính trong tinh dầu húng quế gồm Linalool, methyl chavicol, 1,8-cineole, citral, thymol, long não, methyl cinnamate, methyl isoeugenol, Eugenol, methyl eugenol, elemicine…

Tuy nhiên, tùy theo đặc tính của từng loài, khí hậu và môi trường sống sẽ khác nhau về thành phần hóa học, như:

  • Húng quế Châu Âu chứa thành phần chính là linalool và methyl chavicol trong tinh dầu.

  • Loại được trồng ở Bắc Phi, Nga, Đông Âu, các vùng của Châu Á có thành phần chính là eugenol.

  • Húng quế Việt Nam chứa thành phần methyl chavicol tương đối dồi dào.

Tác dụng - Công dụng

Giảm căng thẳng

Tinh dầu húng quế là được sử dụng khá phổ biến trong liệu pháp hương thơm. Đặc biệt với công dụng thư giãn, cung cấp nguồn năng lượng tích cực, tinh dầu này thường được sử dụng để giảm căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, một số tình trạng như mệt mỏi, u uất, đau nửa đầu cũng được cải thiện đáng kể.

Một số nghiên cứu thí nghiệm trên động vật so sánh với thuốc diazepam và nhóm thuốc chống trầm cảm, tinh dầu Húng quế cũng ghi nhận hiệu quả tích cực tương tự, giúp thư giãn, dịu thần kinh, giảm lo lắng…

Một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận lợi ích hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm, giảm căng thẳng mãn tính.

Cải thiện trí nhớ

Các nghiên cứu trên động vật đã ghi nhận tinh dầu Húng quế có công dụng cải thiện trí nhớ, giúp giảm suy giảm trí nhớ do căng thẳng hay lão hóa.

 

Giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp

Các thành phần hoạt chất nổi bật bao gồm linalool, eugenol, citronellol có trong tinh dầu húng quế có công dụng giúp giảm tình trạng đau và viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa còn hỗ trợ điều trị tình trạng viêm khớp, đau cơ do xơ hóa.

Để nhận được hiệu quả tối đa, sử dụng tinh dầu để massage, xoa bóp sau khi pha cùng với dầu nền. Thông qua động tác massage, xoa bóp… thành phần này có hiệu quả giúp tăng tuần hoàn lưu thông, thư giãn cơ xương khớp…

Chống oxy hóa, kháng khuẩn

Húng quế đã được nghiên cứu với công dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ do thành phần axit phenolic và các hợp chất thơm.

Đối với tác dụng kháng khuẩn, tinh dầu này đang được các chuyên gia quan tâm nghiên cứu và cho kết quả khả quan trên một số vi khuẩn Gram dương, Gram âm.

Bên cạnh đó một số thành phần khác trong tinh dầu Húng quế cũng có hoạt tính sinh học chống oxy hóa, kháng khuẩn bao gồm:

  • α-pinene.

  • eugenol.

  • humulene.

Lợi ích đối với làn da

Tinh dầu húng quế đã được ứng dụng trong một số sản phẩm bôi ngoài da, dầu massage da. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng mang lại tác động tích cực bao gồm tăng cường độ bóng, cải thiện làn da. Bên cạnh đó, chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên này còn được sử dụng để giảm các triệu chứng của mụn trứng cá, một số bệnh nhiễm trùng da khác.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Thành phần eugenol trong tinh dầu được ghi nhận có công dụng ngăn chặn hoạt động kênh canxi, hỗ trợ giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, húng quế còn có chứa magie có công dụng hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu, thông qua cơ chế thư giãn mạch máu và cơ.

Một số nghiên cứu trên chuột đã ghi nhận được công dụng cải thiện đường huyết đói, cholesterol và nồng độ chất béo của tinh dầu Húng quế.

Xua đuổi côn trùng

Tinh dầu Húng quế được ghi nhận có các thành phần hiệu quả trong ngăn ngừa, xua đuổi muỗi, côn trùng đốt, ruồi… Các thành phần như eugenol, linalool, methyl chavicol, methyl cinnamate mang đến hiệu quả ngăn ngừa côn trùng, giải quyết tình trạng côn trùng vây quanh. Vì vậy, khi sử dụng tinh dầu Húng quế xông trong nhà có thể giúp ngăn ngừa côn trùng xâm nhập.

Ngoài ra, thành phần tinh dầu còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế enzyme gây ngứa, hỗ trợ giảm viêm nhiễm vết thương. Nếu không may bị côn trùng đốt, có thể bôi một ít lên vết thương để làm dịu da ngay lập tức.

Điều trị viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh lý hô hấp, đặc biệt phổ biến nhất là ở quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Tinh dầu Húng quế trong điều trị viêm xoang đã được các chuyên gia ức dùng từ lâu, đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Người bệnh được khuyến khích xông hơi với tinh dầu húng quế thường xuyên để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này vừa mang đến kết quả nhanh chóng mà không gây ra tác dụng phụ khí chịu.

Giải cảm, trị ngạt mũi

Bên cạnh trị viêm xoang, xông hơi với tinh dầu húng quế còn giúp hỗ trợ điều trị hầu hết các bệnh lý đường hô hấp. Khi bị cảm với các triệu chứng ngạt mũi, khó thở hay thậm chí là nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản đều có thể sử dụng phương pháp này. Xông hơi tinh dầu trong vài phút sẽ giúp thông thoáng đường hô hấp. Bên cạnh đó, tinh dầu Húng quế còn có hiệu quả kháng khuẩn, tống chất nhầy ra khỏi phổi. Các chuyên gia khuyến cáo thực hiện từ 2 – 3 lần một ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Giảm nhức mỏi cơ

Phối hợp tinh dầu húng quế cùng các loại dầu nền như dầu hạnh nhân, dầu jojoba và sử dụng có thể giảm nhanh nhức mỏi cơ. Có nhiều phương pháp ứng dụng để mang lại hiệu quả giúp cơ thể giảm đau nhức. Cách đơn giản nhất là sử dụng vài giọt tinh dầu húng quế để pha nước tắm. Tuy nhiên, phương pháp hiệu quả nhất nhất chính là massage cơ thể bằng tinh dầu húng quế. Tinh dầu húng quế hỗ trợ giúp giảm đau mỏi, kích thích lưu thông máu tới các cơ trong cơ thể.

Cách dùng - Liều dùng

Tinh dầu Húng quế được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau:

  • Sử dụng máy xông hoặc máy khuếch tán để lan tỏa tinh dầu húng quế trong phòng. Liệu pháp hương thơm này sẽ mang lại công dụng an thần, thư giãn và giảm căng thẳng

  • Sử dụng vài giọt tinh dầu húng quế pha cùng dầu nền như dầu dừa, dầu jojoba,… Sử dụng để massage, xoa bóp lên khu vực bị đau nhức, căng cơ…

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu lên vị trí muốn lưu hương như gối, túi thơm, quần áo...

Hiện nay, nhiều người đã phối hợp tinh dầu húng quế cùng các tinh dầu khác để tạo mùi thơm phù hợp và tăng hiệu quả điều trị như:

  • Tinh dầu hoa oải hương (Lavender).

  • Tinh dầu cam Bergamot.

  • Tinh dầu hoàng đàn (cedarwood).

  • Tinh dầu chanh (lemon).

  • Tinh dầu hương thảo (rosemary).

Lưu ý

Dù húng quế là loại gia vị quen thuộc, nhưng tinh dầu nguyên chất từ chúng được khuyến cáo không uống trực tiếp. Trước khi dùng cần pha loãng tinh dầu với dầu nền để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Tương tự như hầu hết các loại tinh dầu, một số đối tượng sau cần hạn chế tiếp xúc với tinh dầu do vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, bao gồm

  • Trẻ nhỏ.

  • Phụ nữ mang thai.

  • Phụ nữ đang cho con bú.

  • Dị ứng với thành phần có trong tinh dầu húng quế.

Nếu lần đầu tiên sử dụng sản phẩm từ tinh dầu húng quế, khuyến cáo thử nghiệm trên vùng da nhỏ trước. Cần lưu ý tránh xa khu vực nhạy cảm như mắt, niêm mạc, tai trong, vùng da tổn thương, không lành lặn.

Khi gặp các tác dụng phụ như nôn mửa, nổi mề đay, chóng mặt… cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CỦ SEN

CỦ SEN

Củ sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Liên ngẫu. Củ sen (còn được gọi là ngó sen) là thực phẩm phổ biến ở nước ta. Củ sen có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Vì thế mà nó không đơn thuần chỉ là một món ăn mà đã trở thành một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ CHÓC

CỦ CHÓC

Củ chóc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, cây chóc chuột, tậu chó, mía dò. Củ chóc là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Từ lâu, củ Chóc được dùng như một vị thuốc chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, hen suyễn nhiều đờm, tiêu hoá kém mà ngực bụng đầy trướng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỘC HƯƠNG

MỘC HƯƠNG

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,…
administrator
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
NẤM CHAGA

NẤM CHAGA

Nấm Chaga trong thời gian gần đây nổi cộm lên như là một thần dược. Dường như chúng ta có thể nghe những câu giới thiệu, quảng cáo về loại nấm này tại các cửa hàng cũng như những trang web.
administrator
XẠ CAN

XẠ CAN

Xạ can (Iris domestica) là một loại dược liệu có lịch sử sử dụng trong Y học cổ truyền. Thành phần chính của Xạ can là Irisin, một chất saponin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Xạ can có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau đầu, đau khớp, viêm đường tiết niệu, và tăng huyết áp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xạ can và cách sử dụng dược liệu này chữa bệnh nhé.
administrator
THÀNH NGẠNH

THÀNH NGẠNH

Thành ngạnh (Cratoxylum prunifolium) là một loại cây có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị một số bệnh. Thành ngạnh có thành phần chính là các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thành ngạnh có thể hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để sử dụng Thành ngạnh hiệu quả và an toàn, cần lưu ý một số thông tin quan trọng liên quan đến cách sử dụng và bảo quản.
administrator