daydreaming distracted girl in class

HÔI MIỆNG

 

Tổng quan

Chứng hôi miệng có thể khiến bạn xấu hổ, thậm chí trong một số trường hợp trở thành một nỗi lo lắng. Không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều nơi cung cấp kẹo cao su, kẹo bạc hà, nước súc miệng và các sản phẩm khác nhằm chống hôi miệng. Nhưng nhiều sản phẩm chỉ là biện pháp tạm thời vì chúng không giải quyết được nguyên nhân.

Đồ ăn, các bệnh lý khác hay thói quen sống là những nguyên nhân có thể gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu các biện pháp tự chăm sóc đơn giản không giải quyết được, hãy đến gặp nha sĩ hay chuyên gia để chắc chắn rằng hôi miệng không phải do tình trạng nghiêm trọng khác gây ra.

Triệu chứng

Hơi thở của bạn sẽ có mùi khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân gây ra. Một số người quá lo lắng về hơi thở của mình mặc dù họ có ít hay không có tình trạng hôi miệng, trong khi nhiều người lại bị hôi miệng mà không hề hay biết. Vì rất khó để đánh giá xem hơi thở của bạn có mùi thế nào, hãy nhờ người thân hay bạn bè kiểm tra tình trạng này.

Chứng hôi miệng

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng ở bạn, bao gồm:

  • Đồ ăn. Sự phân hủy của các mảnh thức ăn xung quanh răng của bạn có thể làm gia tăng các vi khuẩn và tạo ra mùi hôi. Ăn một số thực phẩm, chẳng hạn như hành, tỏi và gia vị cũng có thể gây hôi miệng. Sau khi tiêu hóa các thực phẩm này, chúng đi vào máu, đưa đến phổi và ảnh hưởng tới hơi thở của bạn.

  • Hút thuốc lá. Hút thuốc lá gây ra mùi hôi khó chịu của chính nó. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh lý nướu răng, là nguyên nhân khác gây hôi miệng.

  • Vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng này, các mảnh thức ăn có thể vẫn còn trong miệng và gây ra hôi miệng. Các mảng bám (vi khuẩn) không màu vẫn còn dính trên răng của bạn. Nếu không được vệ sinh, nó có thể gây kích ứng nướu và hình thành các túi chứa đầy mảng báng giữa răng và nướu (viêm nha chu). Lưỡi của bạn cũng có thể bám những vi khuẩn tạo mùi hôi. Răng giả không được làm sạch thường xuyên hoặc không khít cũng có thể dính các mảnh thức ăn và vi khuẩn.

  • Khô miệng. Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ mùi hôi. Bệnh lý khô miệng hay xerostomia có thể gây ra hôi miệng do việc sản xuất nước bọt bị giảm. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong khi ngủ, dẫn tới “hơi thở buổi sáng có mùi”, và tệ hơn khi bạn ngủ há miệng. Khô miệng mãn tính có thể do tuyến nước bọt của bạn có vấn đề và một số bệnh lý.

  • Sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thể gián tiếp gây ra hôi miệng thông qua việc làm khô miệng. Những thuốc khác lại bị phân hủy trong cơ thể và giải phóng các chất gây hôi miệng.

  • Nhiễm trùng ở vùng miệng. Hôi miệng có thể do vết thương sau phẫu thuật miệng, chẳng hạn như nhổ răng, sâu răng, bệnh nướu răng hay lở miệng.

  • Các bệnh lý miệng, mũi, họng khác. Hôi miệng có thể do viên sỏi nhỏ hình thành trong amidan và xuất hiện vi khuẩn gây mùi. Nhiễm trùng hay viêm mãn tính ở mũi, xoang, cổ họng có thể góp phần gây chảy dịch mũi và đồng thời gây hôi miệng.

  • Các nguyên nhân khác. Các bệnh như ung thư hay các tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể gây hơi thở đặc biệt do các hóa chất. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể liên quan tới hơi thở hôi. Hôi miệng ở trẻ nhỏ có thể do dị vật hay thức ăn mắc vào lỗ mũi.

Chẩn đoán

Nha sĩ có thể sẽ kiểm tra hơi thở cả từ miệng và mũi của bạn và đánh giá theo thang điểm. Vì mặt sau của lưỡi thường là vị trí gây ra mùi nên nha sĩ cũng có thể cạo nó và kiểm tra.

Có những thiết bị hiện đại có thể xác định chính xác hóa chất gây mùi, tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng có sẵn.

Điều trị

Để giảm tình trạng hôi miệng, tránh bị sâu răng và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng, thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Việc điều trị cho tình trạng hôi miệng có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu mùi hôi của bạn do các bệnh lý khác gây ra, nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến các bác sĩ khác.

Đối với những nguyên nhân liên quan tới sức khỏe răng miệng, nha sĩ có thể có các biện pháp giúp bạn kiểm soát tình trạng này bao gồm:

  • Nước súc miệng và kem đánh răng. Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi do tích tụ vi khuẩn trên răng, nha sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nước súc miệng để tiêu diệt chúng. Một số loại kem đánh răng có chứa các hợp chất kháng khuẩn cũng có thể điều trị tình trạng này.

  • Điều trị bệnh răng miệng. Nếu bạn bị bệnh nướu răng, bạn cần gặp các bác sĩ chuyên gia nha chu. Các bệnh lý nướu răng có thể làm tích tụ các vi khuẩn gây mùi. Chỉ có những cách điều trị đặc biệt mới có thể giải quyết tình trạng này. Nha sĩ cũng có thể khuyên bạn thay thế các vị trí phục hình răng bị lỗi, là nơi sinh sống của các vi khuẩn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ÁP XE

ÁP XE

administrator
LAO HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

LAO HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Bệnh lao, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi khi tiếp xúc qua không khí. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn có thể di chuyển đến các mô khác qua đường máu và ảnh hưởng đến các mô đó. Vi khuẩn gây ra bệnh lao Mycobacterium tuberculosis nếu di chuyển đến hệ thần kinh trung ương (CNS) tức là tủy sống, não và lớp bảo vệ của chúng được gọi là màng não, nó sẽ gây ra bệnh lao thần kinh trung ương. Bệnh bắt đầu với sự phát triển của các ổ lao nhỏ trong não, tủy sống hoặc màng não. Chẩn đoán vị trí của các ổ nhiễm trùng cũng như khả năng kiểm soát chúng nhằm xác định dạng bệnh lao thần kinh trung ương nào xảy ra.
administrator
TIỀN SẢN GIẬT

TIỀN SẢN GIẬT

administrator
THIẾU MÁU

THIẾU MÁU

administrator
NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN

NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN

Nhiễm độc thai nghén dùng để chỉ các chứng rối loạn mang thai mà các triệu chứng thường bao gồm huyết áp cao và nước tiểu đục
administrator
NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN

NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN

administrator
VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

administrator
UNG THƯ HẮC TỐ DA

UNG THƯ HẮC TỐ DA

administrator