NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN

daydreaming distracted girl in class

NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN

Nhiễm khuẩn hậu sản là gì?

Nhiễm khuẩn hậu sản xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm sang tử cung và các khu vực xung quanh sau khi phụ nữ sinh con. Nó còn được gọi là nhiễm trùng hậu sản.

Người ta ước tính rằng 10% các ca tử vong liên quan đến mang thai ở Hoa Kỳ là do nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong được cho là cao hơn ở những khu vực vệ sinh kém.

Có một số loại nhiễm trùng hậu sản, bao gồm:

  • Viêm màng trong dạ con: nhiễm trùng niêm mạc tử cung

  • Viêm cổ tử cung: nhiễm trùng cổ tử cung

  • Viêm mô cận tử cung: nhiễm trùng các khu vực xung quanh tử cung

Hậu quả của nhiễm trùng hậu sản | Vinmec

Nhiễm khuẩn hậu sản gặp sau khi sinh con

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản là gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Sốt

  • Đau ở bụng dưới hoặc vùng chậu do tử cung bị sưng

  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi

  • Da nhợt nhạt, có thể là dấu hiệu của mất lượng lớn máu

  • Ớn lạnh

  • Cảm giác khó chịu hoặc mệt mỏi

  • Đau đầu

  • Ăn không ngon

  • Tăng nhịp tim

Các triệu chứng có thể cần vài ngày mới xuất hiện. Đôi khi nhiễm trùng có thể không được chú ý cho đến khi bạn xuất viện. Điều quan trọng là phải tìm các dấu hiệu nhiễm trùng ngay cả khi bạn đã xuất viện.

Nhiễm khuẩn hậu sản gây ra như thế nào?

Nhiễm khuẩn hậu sản ít phổ biến hơn kể từ khi có thuốc khử trùng và penicillin. Tuy nhiên, hệ vi khuẩn trên da như Streptococcus hoặc Staphylococcus và các vi khuẩn khác vẫn có thể gây nhiễm trùng. Chúng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm.

Nhiễm khuẩn hậu sản thường bắt đầu trong tử cung sau khi sinh. Tử cung có thể bị nhiễm trùng nếu túi ối bị nhiễm trùng. Túi ối là màng chứa thai nhi.

Nhiễm khuẩn hậu sản, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị - Benh.vn

Cách sinh con có thể liên quan tới nhiễm khuẩn hậu sản

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ bị nhiễm khuẩn sau khi sinh là khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sinh con của bạn. Nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản là:

  • 1 – 3% trong ca sinh thường qua đường âm đạo

  • 5 – 15% trong các ca sinh mổ theo lịch trình được thực hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ

  • 15 – 20% trong các ca sinh mổ không theo lịch trình được thực hiện sau khi bắt đầu chuyển dạ

Có những yếu tố khác có thể khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hơn. Chúng có thể bao gồm:

  • Thiếu máu

  • Béo phì

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn

  • Khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ

  • Theo dõi thai nhi bằng nội soi

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài

  • Trì hoãn sinh nỡ khi bị vỡ túi ối 

  • Các vi khuẩn liên cầu nhóm B khu trú tại đường âm đạo 

  • Còn sót lại nhau thai trong tử cung sau khi sinh

  • Chảy máu quá nhiều sau khi sinh

  • Trẻ

  • Người thuộc nhóm kinh tế xã hội thấp

Nhiễm khuẩn hậu sản được chẩn đoán như thế nào?

Nhiễm khuẩn hậu sản có thể được bác sĩ chẩn đoán thông qua khám sức khỏe. Bác sĩ có thể lấy nước tiểu hoặc mẫu máu để xét nghiệm vi khuẩn hoặc sử dụng tăm bông để lấy dịch trong tử cung của bạn.

Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây biến chứng không?

Các biến chứng thường rất hiếm xảy ra. Nhưng chúng có thể phát triển nếu nhiễm trùng không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Hình thành áp xe hoặc túi mủ

  • Viêm phúc mạc, hay viêm niêm mạc bụng

  • Viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu, hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch vùng chậu

  • Thuyên tắc phổi, tình trạng cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch trong phổi.

  • Nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm nguy hiểm

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam &  Thế giới

Sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hậu sản

Điều trị nhiễm khuẩn hậu sản như thế nào?

Nhiễm khuẩn hậu sản thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh uống. Bác sĩ có thể kê đơn clindamycin hoặc gentamicin. Thuốc kháng sinh sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với loại vi khuẩn mà bác sĩ nghi ngờ đã gây ra nhiễm trùng.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn hậu sản

Điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng. Nhiễm khuẩn hậu sản xảy ra thường xuyên hơn ở những nơi có tiến hành phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh hoặc các đơn vị chăm sóc y tế kém chất lượng. 

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của nhiễm khuẩn hậu sản là phương pháp sinh. Nếu bạn biết rằng bạn sắp được sinh mổ, bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ về những bước mà bệnh viện thực hiện để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sản khi sinh mổ:

  • Sử dụng sữa tắm khử trùng vào buổi sáng trước khi phẫu thuật

  • Cạo lông mu bằng tông đơ thay vì dao cạo

  • Sử dụng chlorhexidine-alcohol trên da

  • Sử dụng thuốc kháng sinh phổ mở rộng trước khi phẫu thuật

Nhiều bệnh viện đã áp dụng các biện pháp này để giảm thiểu nguy cơ phát triển nhiễm trùng.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SÁN LÁ GAN

SÁN LÁ GAN

administrator
CẬN THỊ

CẬN THỊ

administrator
UNG THƯ DƯƠNG VẬT

UNG THƯ DƯƠNG VẬT

administrator
HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT (PMS)

HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT (PMS)

administrator
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC

administrator
ÁP XE GAN DO AMIP

ÁP XE GAN DO AMIP

administrator
CROHN

CROHN

administrator
CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH THẸN

CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH THẸN

administrator