daydreaming distracted girl in class

ADDISON

 

Addison là một bệnh hiếm gặp nhưng cực kì nghiêm trọng liên quan đến rối loạn chức năng của tuyến thượng thận, khiến cho tuyến này không thể sản xuất đủ hai loại hormone quan trọng là cortisol và aldosterone. Bệnh nhân mắc bệnh Addison cần sử dụng nguồn hormone thay thế cả đời.

Bênh Addison là gì?

Bệnh Addison là một loài rối loạn khiến cho tuyến thượng thận – có vị trí nằm phía trên quả thận – không sản xuất đủ hormone cortisol và aldosterone. (Hormone là những chất kiểm soát hoạt động của các mô hoặc cơ quan trong cơ thể.)

Cortisol giúp cơ thể phản ứng lại sự căng thẳng, bao gồm căng thẳng từ bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật. Nó cũng giúp kiểm soát huyết áp, chức năng tim, hệ miễn dịch và đường huyết.

Aldosterone ảnh hưởng đến cân bằng natri và kali trong máu. Từ đó kiểm soát lượng dung dịch mà thận thải ra dưới dạng nước tiểu, điều có ảnh hưởng trực tiếp đến thể tích máu và huyết áp.

Bệnh Addison còn có tên là bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát. Một rối loạn có đặc điểm khá giống là suy tuyến thượng thận thứ phát, xảy ra khi tuyến yên ở não bộ, một tuyến nhỏ ở đáy não, không tiết ra đủ hormone adrenocorticotropic (ACTH). Đây là hormone kích hoạt quá trình sản xuất cortisol ở tuyến thượng thận.

Bênh Addison có phổ biến không?

Ở Mĩ, cứ 100 000 người lại có 1 người mắc bệnh Addison. Nó xảy ra ở cả nam và nữ và ở tất cả độ tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người từ 30-50 tuổi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Addison?

Addison gây ra bởi phản ứng tự miễn dịch của cơ thể, xảy ra khi hệ miễn dịch của bản thân (có chức năng chống lại nhiễm trùng từ bên ngoài) tấn công chính các mô và bào quan của cơ thể. Ở bệnh Addison, hệ miễn dịch tấn công phần vỏ ngoài của tuyến thượng thận, đây chính là nơi sản xuất aldosterone và cortisol.

Những nguyên nhân khác của bệnh Addison là:

  • Thương tổn ở tuyến thượng thận

  • Nhiễm trùng, bao gồm vi khuẩn lao, các nhiễm trùng liên quan đến HIV/AIDS, nhiễm nấm

  • Tế bào ung thư di căn và xâm nhập vào tuyến thượng thận

  • Xuất huyết ở tuyến thượng thận

  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận

  • Bệnh amyloidosis (sự tích tụ bất thường của một loại protein ở trong bào quan cơ thể)

  • Khiếm khuyết di truyền

Những triệu chứng của bệnh Addison là gì?

Những tổn thương ở tuyến thượng thận xảy ra từ từ theo thời gian, điều tương tự cũng xảy ra với các triệu chứng. Những triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Đau bụng

  • Chu kì kinh nguyệt bất thường

  • Thèm đồ ăn mặn

  • Mất nước

  • Trầm cảm

  • Tiêu chảy

  • Cáu gắt

  • Xây xẩm hoặc hoa mắt khi đứng dậy

  • Chán ăn

  • Hạ đường huyết

  • Hạ huyết áp

  • Cơ bắp trở nên yếu ớt

  • Buồn nôn

  • Các mảng da tối màu, đặc biệt là ở xung quanh vết sẹo, nếp nhăn và khớp

  • Nhạy cảm với hơi lạnh

  • Sụt cân không rõ lí do

  • Nôn mửa

  • Cực kì mệt mỏi

Ở những trường hợp như gặp phải chấn thương, bị ốm hoặc trải qua thời gian dài căng thẳng cao độ, các triệu chứng sẽ đến rất nhanh và gây ra hiện tượng nghiêm trọng có tên là khủng hoảng Addison, hoặc còn có tên là suy tuyến thượng thận cấp tính. Đây là tình trạng cấp bách, nếu không được chữa trị kịp thời, cơ thể sẽ bị sốc và tử vong. Triệu chứng của khủng hoảng Addison bao gồm:

  • Cảm thấy bồn chồn, đột nhiên trở nên lú lẫn, lo lắng hoặc các thay đổi khác về trạng thái tinh thần.

  • Mất nước

  • Cực kì yếu ớt

  • Khó tỉnh táo, hoặc hoàn toàn mất nhận thức

  • Sốt cao

  • Xây xẩm hoặc ngất xỉu

  • Xanh xao

  • Nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng

  • Đau nhói và đột ngột ở phần lưng dưới, bụng hoặc chân

Làm thế nào để chẩn đoán Addison?

Để xác định bênh Addison, bác sĩ có thể sử dụng các phương thức sau:

  • Thăm khám và kiểm tra bệnh sử: Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và thực hiện khám sức khỏe. Những mảng sẫm màu trên da là cơ sở để bác sĩ thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh Addison.

  • Xét nghiệm máu: dùng để xác định nồng độ natri, kali, cortisol và ACTH trong máu

  • Xét nghiệm kích thích ACTH: Đây là xét nghiệm dùng để kiểm tra phản ứng của tuyến thượng thận sau khi tiêm một liều ACTH nhân tạo. Nếu tuyến thượng thận sản xuất chỉ một lượng nhỏ cortisol sau khi tiêm, đây là dấu hiệu cho thấy nó đang không hoạt động tốt.

  • Chụp X-quang: Dùng để tìm kiếm dấu hiệu thận bị vôi hóa

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): đây là phương pháp kết hợp nhiều hình ảnh X-quang để cho ra hình ảnh cắt lớp. Dùng để đánh giá tình trạng tuyến thượng thận hoặc tuyến yên. Ví dụ như tuyến thượng thận bị tổn thương do hệ miễn dịch hoặc bị nhiễm trùng.

 

Addison được điều trị như thế nào?

Để điều trị Addison, bác sĩ sẽ chỉ định các loại hormone tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận; ví dụ, viên uống hydrocortisone sẽ thay thế cortisol. Nếu aldosterone cũng không được sản xuất đủ, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng fludrocortisone acetate dạng viên. Nếu bệnh nhân đang sử dụng fludrocortisone, họ cũng nên tăng lượng muối đưa vào cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm và sau khi hoạt động mạnh, tốn nhiều sức. Trong trường hợp khẩn cấp và phẫu thuật, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể trực tiếp bằng đường tĩnh mạch.

Tiên lượng 

Người mắc bệnh Addison sẽ cần sử dụng thuốc suốt đời, tuy nhiên họ vẫn có thể sống cuộc sống bình thường.

Nếu mắc Addison, bệnh nhân cần đeo thẻ nhận diện và vòng đeo tay mọi lúc để nhân viên y tế có thể nhận ra bạn đang mắc bệnh này.

Luôn luôn chuẩn bị sẵn thuốc trong người đề phòng trước hợp bạn ốm và cần thêm thuốc. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc chuẩn bị sẵn một liều cortisol cho trường hợp khẩn cấp, và chắc chắn bạn biết rõ cách thực hiện liều tiêm cho bản thân.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

administrator
HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH

HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH

administrator
BẠCH TẠNG

BẠCH TẠNG

administrator
VIỄN THỊ

VIỄN THỊ

administrator
LOÉT THỰC QUẢN

LOÉT THỰC QUẢN

Loét là những tổn thương gây ra các vết loét dọc theo ống tiêu hóa. Các vết loét ở khu vực này được gọi chung là loét tiêu hóa. Loét tiêu hóa gồm nhiều loại, được mô tả theo nơi mà chúng xuất hiện, hai loại loét phổ biến nhất là loét dạ dày và loét tá tráng-phần trên của ruột non. Loét tiêu hóa xuất hiện ở thực quản được gọi là loét thực quản Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh loét thực quản, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.
administrator
KAWASAKI

KAWASAKI

administrator
VIÊM BÀNG QUANG CẤP

VIÊM BÀNG QUANG CẤP

administrator
XUẤT TINH NGƯỢC

XUẤT TINH NGƯỢC

administrator