Urê (hay cacbamit) là thành phần hữu cơ chính của nước tiểu người, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và thường được dùng để đánh giá chức năng thận.

daydreaming distracted girl in class

URÊ

Urê là gì?

Urê (hay cacbamit) là thành phần hữu cơ chính của nước tiểu người, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Urê là một phân tử hữu cơ nhỏ (M = 60) bao gồm hai nhóm amin (-NH2) và một nhóm cacbamyl (C-O) được liên kết với nhau. 

Các axit amin được chuyển hóa trong gan thành: amoniac, CO2, nước và năng lượng. Cần đảo thải amoniac ra khỏi cơ thể vì nó là chất độc đối với các tế bào. Các động vật sống trên cạn nhờ gan chuyển đổi amoniac thành một hợp chất không độc hại, được vận chuyển an toàn trong máu đến thận và cuối cùng được loại bỏ qua nước tiểu. Riêng sinh vật sống dưới nước như cá có thể thải amoniac trực tiếp vào nước. Nước tiểu có mùi khai là do khi urê để lâu, vi khuẩn sẽ chuyển nó trở lại thành amoniac.

Đối với một người trưởng thành thường bài tiết khoảng 25 gam urê mỗi ngày. Nếu quá trình đào thải urê của thận bị cản trở sẽ dẫn đến nhiễm độc niệu, tích tụ urê và các chất thải nitơ khác trong máu có thể gây tử vong. Cải thiện tình trạng nhiễm độc niệu, phải loại bỏ nguyên nhân gây suy thận, hoặc bệnh nhân phải lọc máu để loại bỏ các chất thải ra khỏi máu.

Chỉ số ure là gì?

Bình thường chỉ số ure trong máu ở mức 0,2 - 0,4 g/lít, có thể tăng lên khoảng 0,1 - 0,5 g/lít mà vẫn giữ chức năng của thận hoạt động bình thường. Ngược lại, chức năng thận bị ảnh hưởng nếu chỉ số ure vượt quá ngưỡng trên.

Chỉ số ure trong máu có thể thay đổi sau khi ăn uống, đặc biệt khi nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm giàu đạm thì chỉ số ure máu sẽ tăng lên. Nên khi xét nghiệm chỉ số ure máu thường được đo vào buổi sáng, khi chưa ăn uống gì để không làm ảnh hưởng đến kết quả.

Vai trò của ure 

Chỉ số ure máu cao không làm nguy hiểm đến sức khỏe vì ure ít độc và thường dùng để đánh giá chức năng thận. Chỉ số ure máu cao chứng tỏ chức năng thận kém. Ở mức 0,2 - 0,4 g/lít (có thể tăng lên khoảng 0,1 - 0,5 g/lít), cho thấy chức năng thận tốt.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số ure máu bao gồm: suy giảm chức năng thận, căng thẳng, đau tim, bị bỏng, chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, cơ thể mất nước...

Urê có trong thành phần của nước tiểu, là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của protein trong cơ thể

Sản xuất và bài tiết urê

Quá trình axit amin chuyển hóa ở gan: protein bao gồm các chuỗi axit amin. Khi protein được tiêu hóa, các axit amin tách ra khỏi nhau. Tiếp đến, nó được hấp thụ qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và được sử dụng để xây dựng các protein cần thiết cho cơ thể. Còn axit amin dư thừa bị phá vỡ trong một quá trình khử amin. Trong quá trình khử amin, nhóm amin của một axit amin (-NH2) bị loại bỏ và chuyển thành phân tử amoniac (NH3). Quá trình khử độc diễn ra chủ yếu ở gan.

Quá trình chuyển đổi amoniac thành urê diễn ra trong gan theo một quá trình gọi là chu trình urê. Amoniac (NH3) rất độc đối với tế bào. Nhưng khi các phân tử NH3 phản ứng với CO2 thì nó trở thành một hóa chất an toàn hơn nhiều là urê. Các mạch máu vận chuyển urê đến thận giúp loại bỏ urê khỏi máu và đưa vào nước tiểu. Khi đi tiểu, nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang và thải ra ngoài môi trường. Quá trình tổng thể này được gọi là bài tiết. Ngoài ra, một lượng nhỏ urê còn được thải ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi.

Một số tình trạng liên quan đến Urê

Sự tăng nồng độ urê trong máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng nồng độ urê trong máu như:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu

  • Giảm tưới máu thận do suy tim sung huyết hoặc cơn đau tim

  • Sốc giảm thể tích

  • Hạ huyết áp nghiêm trọng

  • Xuất huyết dạ dày

  • Vết bỏng nặng

  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm

  • Mất nước

  • Sự lão hóa

  • Chấn thương

  • Nhiễm trùng nặng

Một số phương pháp điều trị chứng tăng urê trong máu, bao gồm:

  • Loại bỏ protein khỏi thức ăn hằng ngày

  • Loại bỏ amoniac dư thừa

  • Bổ sung các phân tử mà chu trình urê bị thiếu

  • Natri benzoat và natri axetat cũng có thể sử dụng để tạo thành các hợp chất chứa amoniac được thải ra ngoài qua phân

  • Đường lactulose cũng làm giảm sản xuất amoniac của vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy sự bài tiết amoniac qua phân

  • Thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn đường ruột hình thành amoniac

Sự giảm nồng độ urê trong máu

Có thể xảy ra trường hợp nồng độ urê trong máu thấp hơn bình thường. Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Trong thời kì mang thai

  • Bệnh xơ gan, suy gan tiến triển

  • Di truyền khiếm khuyết trong “chu trình urê”

  • Uống quá nhiều nước và làm loãng máu.

  • Thiếu protein hoặc một số vấn đề sức khỏe khiến cho cơ thể không thể hấp thụ đủ axit amin qua thành ruột non.

  • Bệnh celiac

 

Có thể bạn quan tâm?
MÀNG TRINH

MÀNG TRINH

Màng trinh là một phần mô bao phủ hoặc một phần xung quanh cửa âm đạo. Nó được hình thành trong quá trình phát triển và hiện diện trong khi sinh. Nó mỏng dần theo thời gian. Một số người sẽ cảm thấy đau hoặc chảy máu khi màng trinh của họ bị rách nhưng ở một số người khác không nhận thấy điều này.
administrator
TẦNG SINH MÔN

TẦNG SINH MÔN

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể phụ nữ, là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Tầng sinh môn đóng vai trò thiết yếu trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.
administrator
CORTISOL

CORTISOL

Cortisol được tiết ra nhờ vào tuyến thượng thận và có một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cortisol nhé.
administrator
CƠ THANG

CƠ THANG

Cơ thang là cơ bắt đầu ở cổ, đi ngang qua vai và kéo dài đến giữa lưng. Cơ thang có chức năng giúp bạn di chuyển đầu, cổ, cánh tay, vai và thân mình. Nó cũng giúp ổn định cột sống của bạn và giúp tư thế. Tình trạng căng cơ có thể gặp phải ở cơ thang và gây đau và giảm khả năng vận động.
administrator
TĨNH MẠCH

TĨNH MẠCH

Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu có lượng oxy thấp đến tim. Các tĩnh mạch phổi là một ngoại lệ vì chúng mang máu có lượng oxy cao từ phổi đến tim. Các tĩnh mạch ở chân chống lại trọng lực để đẩy máu về tim. Các vấn đề thường gặp với tĩnh mạch bao gồm suy tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch.
administrator
KHOANG MIỆNG

KHOANG MIỆNG

Khoang miệng hay miệng, là một lỗ hình bầu dục trong hộp sọ. Nó bắt đầu ở môi và kết thúc ở cổ họng. Miệng có vai trò quan trọng đối với một số chức năng của cơ thể, bao gồm thở, nói và tiêu hóa thức ăn. Trong miệng khỏe mạnh, các mô ẩm, có màu hồng, không mùi và không đau. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và thăm khám định kỳ nha sĩ giúp giữ cho miệng luôn khỏe mạnh.
administrator
TĨNH MẠCH CỔ

TĨNH MẠCH CỔ

Tĩnh mạch cổ bao gồm ba cặp tĩnh mạch ở cổ của bạn. Ba cặp này bao gồm các tĩnh mạch bên trong, bên ngoài và phía trước. Những tĩnh mạch này rất quan trọng vì chúng đưa máu từ não trở về tim. Tĩnh mạch cổ trong có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều tình trạng y tế khác nhau. Những tĩnh mạch này cũng cung cấp khả năng tiếp cận dễ dàng cho các đường truyền tĩnh mạch (IV).
administrator
TÚI TINH

TÚI TINH

Túi tinh (tuyến sinh tinh) là một cặp tuyến nằm trong khung chậu của nam giới, chức năng sản xuất nhiều thành phần cấu tạo nên tinh dịch và cung cấp khoảng 70% tổng lượng tinh dịch.
administrator