TẦNG SINH MÔN

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể phụ nữ, là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Tầng sinh môn đóng vai trò thiết yếu trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

daydreaming distracted girl in class

TẦNG SINH MÔN

Cấu tạo tầng sinh môn

Tầng sinh môn gồm tất cả các hệ thống cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu và gồm 3 tầng sinh môn, mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cân riêng.

  • Tầng sâu: Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.

  • Tầng giữa: Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.

  • Tầng nông: Bao gồm 5 loại cơ là cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn. Riêng cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, tầng sinh môn trước gồm 4 cơ còn lại.

Chức năng của tầng sinh môn

Chức năng của tầng sinh môn là nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang... Tầng sinh môn là nơi tiếp nhận tinh trùng khi giao hợp, đồng thời đáp ứng hoạt động tình dục của phái nữ.

Bên cạnh đó, tầng sinh môn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh đẻ của phụ nữ. Trong quá trình chuyển dạ, tầng sinh môn sẽ giãn nở giúp đưa thai nhi ra bên ngoài một cách an toàn hơn và dễ dàng hơn.

Nên đối với người phụ nữ sinh con (đặc biệt là con đầu lòng), nếu tầng sinh môn vững chắc hay không giãn nở tốt, có thể sẽ dẫn đến bị rách và tổn thương tầng sinh môn. Đó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể làm cho hoạt động sinh hoạt tình dục của phụ nữ bị suy giảm chất lượng, gây đau rát, mất hứng thú khi quan hệ tình dục và khó đạt được khoái cảm…. Nặng hơn có thể rơi vào tình trạng lo lắng, buồn phiền, trầm cảm,... gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Tại sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh con?

Không phải ai cũng cần phải cắt tầng sinh môn, một số sản phụ có khả năng sinh đẻ dễ dàng hoặc thai nhi nhỏ có thể bỏ qua thủ thuật này.

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của phụ nữ dần mở rộng các cơ để thai nhi dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn, đối với thai nhi có đầu quá to hoặc có trọng lượng lớn, ở người phụ nữ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo, cơ co bóp của tử cung không đủ mạnh khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn nên việc rạch tầng sinh môn ở nhiều trường hợp sinh thường, đặc biệt là sinh con đầu lòng nhằm mở rộng âm đạo để giúp cho thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn và phòng ngừa việc rách tầng sinh môn gây mất thẩm mỹ sau sinh. 

Trong quá trình cắt tầng sinh môn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho quá trình sinh đẻ nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn. Vết khâu bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu chủ động cắt tầng sinh môn.

Các biến chứng khi rạch tầng sinh môn

Việc thực hiện sai cách trong quá trình rạch tầng sinh môn sẽ khiến sản phụ mất nhiều máu, gây nhiễm trùng, rò rỉ âm đạo và hậu môn. Những hậu quả là tiểu không tự chủ, sự nguyên vẹn của đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không về đúng vị trí ban đầu.

Nếu vết khâu tầng sinh môn không biến mất sau 10 ngày mà có dấu hiệu nhiễm trùng, xuất hiện mùi khó chịu, cần tìm đến bác sĩ ngay lập tức vì một trong số các nguy cơ có thể xảy ra bao gồm:

  • Mô sẹo phát triển xung quanh vết cắt, có thể cảm thấy ngứa làm đau đớn, rát, tổn thương, giảm ham muốn khi quan hệ tình dục

  • Vết cắt có thể bị viêm nhiễm khi vết thương và khu vực xung quanh trở nên đỏ, sưng, có mủ hoặc có mùi.

  • Vết thương không thể chữa lành và nếu nó bung ra, hãy tới bệnh viện để được phẫu thuật lại.

  • Ảnh hưởng đến đường ruột.

Có nên làm đẹp vùng kín ngay khi đẻ xong không?

Sau khi sinh, âm đạo có thể bị lão hóa và thay đổi rất nhiều so với trước đó, ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Đó là lý do nhiều chị em phụ nữ muốn thẩm mỹ làm đẹp vùng kín song song với tầng sinh môn, điều này nên hay không? Đây là nhu cầu thực tế, thiết thực và làm đẹp cho bản thân. Khâu tầng sinh môn có thể khiến nhiều chị em không hài lòng, chưa kể chi phí khá cao và việc phục hồi vùng kín là rất khó.

Tất cả sự can thiệp dao kéo đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm chết người nên nếu muốn thẩm mỹ vùng kín, hãy chọn địa chỉ uy tín.

Mỗi ca phẫu thuật vùng kín kéo dài từ 30-45 phút nên các mẹ cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ sau khi phẫu thuật hoàn thành, dưới đây là một số lời khuyên sau khi làm đẹp vùng kín:

  • Kiêng quan hệ ít nhất một tháng rưỡi

  • Giữ sạch vùng kín

  • Dùng đồ lót thông thoáng, không bó sát và vệ sinh thường xuyên

  • Kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn

Nếu vết thương có dấu hiệu đau rát, sưng,… cần tái khám ngay.

Có thể bạn quan tâm?
ĐƯỜNG TRẮNG GIỮA

ĐƯỜNG TRẮNG GIỮA

Đường trắng giữa là một dải mô liên kết chạy từ xương ức đến xương mu. Nó giúp ổn định và giữ các cơ cốt lõi bên trong cơ thể. Đường trắng giữa có thể trở nên hư và yếu đi do sử dụng quá nhiều. Các bác sĩ điều trị các tình trạng ở đường trắng giữa bằng các bài tập và vật lý trị liệu.
administrator
DÂY CHẰNG DELTA

DÂY CHẰNG DELTA

Dây chằng delta là một nhóm gồm nhiều dây chằng ở mắt cá chân của bạn. Nó bao gồm hai lớp mô liên kết mạnh mẽ với nhau. Phần dây chằng hình tam giác này kết nối với một số xương ở mắt cá chân và bàn chân của bạn để giúp ổn định mắt cá chân của mình.
administrator
XƯƠNG ĐÙI

XƯƠNG ĐÙI

Xương đùi là xương dài nhất, khỏe nhất trong cơ thể bạn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta đứng, di chuyển và giữ thăng bằng. Nữ giới thường chỉ bị gãy do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi. Nhưng nếu xương của bạn bị suy yếu do loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn bình thường.
administrator
TRUNG BÌ

TRUNG BÌ

Trung bì là lớp ở giữa của vùng da trên cơ thể. trung bì có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn hại, hỗ trợ lớp biểu bì bạn, giúp cảm nhận các cảm giác khác nhau, tiết ra mồ hôi và mọc lông.
administrator
HỆ TIM MẠCH

HỆ TIM MẠCH

Hệ thống tim mạch có một chức năng rất quan trọng – vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể của bạn và loại bỏ các chất thải. Các tế bào của bạn phụ thuộc vào hệ thống tim mạch để nhận được những gì chúng cần nhằm duy trì hoạt động một cách trơn tru. Đó là lý do tại sao chăm sóc trái tim của bạn bằng hoạt động tập thể dục, một chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát huyết áp và cholesterol là rất quan trọng.
administrator
MÓNG TAY CHÂN

MÓNG TAY CHÂN

Móng tay chân có cấu tạo từ keratin, đảm nhiệm nhiều chức năng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về móng tay chân nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH ĐÙI

DÂY THẦN KINH ĐÙI

Thần kinh đùi là nhánh lớn nhất trong 5 nhánh thần kinh của đám rối thắt lưng. Mạng lưới dây thần kinh này nằm ở cột sống dưới. Cơ thể chúng ta có một dây thần kinh đùi ở mỗi bên của giúp bạn uốn cong hay duỗi thẳng hông và đầu gối. Nó cũng gửi cảm giác chạm, đau và nhiệt độ từ chân đến não của bạn.
administrator
TINH TRÙNG

TINH TRÙNG

Tinh trùng là tế bào được sản xuất ở tinh hoàn. Hai yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới là số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
administrator