Urê (hay cacbamit) là thành phần hữu cơ chính của nước tiểu người, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và thường được dùng để đánh giá chức năng thận.

daydreaming distracted girl in class

URÊ

Urê là gì?

Urê (hay cacbamit) là thành phần hữu cơ chính của nước tiểu người, là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Urê là một phân tử hữu cơ nhỏ (M = 60) bao gồm hai nhóm amin (-NH2) và một nhóm cacbamyl (C-O) được liên kết với nhau. 

Các axit amin được chuyển hóa trong gan thành: amoniac, CO2, nước và năng lượng. Cần đảo thải amoniac ra khỏi cơ thể vì nó là chất độc đối với các tế bào. Các động vật sống trên cạn nhờ gan chuyển đổi amoniac thành một hợp chất không độc hại, được vận chuyển an toàn trong máu đến thận và cuối cùng được loại bỏ qua nước tiểu. Riêng sinh vật sống dưới nước như cá có thể thải amoniac trực tiếp vào nước. Nước tiểu có mùi khai là do khi urê để lâu, vi khuẩn sẽ chuyển nó trở lại thành amoniac.

Đối với một người trưởng thành thường bài tiết khoảng 25 gam urê mỗi ngày. Nếu quá trình đào thải urê của thận bị cản trở sẽ dẫn đến nhiễm độc niệu, tích tụ urê và các chất thải nitơ khác trong máu có thể gây tử vong. Cải thiện tình trạng nhiễm độc niệu, phải loại bỏ nguyên nhân gây suy thận, hoặc bệnh nhân phải lọc máu để loại bỏ các chất thải ra khỏi máu.

Chỉ số ure là gì?

Bình thường chỉ số ure trong máu ở mức 0,2 - 0,4 g/lít, có thể tăng lên khoảng 0,1 - 0,5 g/lít mà vẫn giữ chức năng của thận hoạt động bình thường. Ngược lại, chức năng thận bị ảnh hưởng nếu chỉ số ure vượt quá ngưỡng trên.

Chỉ số ure trong máu có thể thay đổi sau khi ăn uống, đặc biệt khi nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm giàu đạm thì chỉ số ure máu sẽ tăng lên. Nên khi xét nghiệm chỉ số ure máu thường được đo vào buổi sáng, khi chưa ăn uống gì để không làm ảnh hưởng đến kết quả.

Vai trò của ure 

Chỉ số ure máu cao không làm nguy hiểm đến sức khỏe vì ure ít độc và thường dùng để đánh giá chức năng thận. Chỉ số ure máu cao chứng tỏ chức năng thận kém. Ở mức 0,2 - 0,4 g/lít (có thể tăng lên khoảng 0,1 - 0,5 g/lít), cho thấy chức năng thận tốt.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số ure máu bao gồm: suy giảm chức năng thận, căng thẳng, đau tim, bị bỏng, chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, cơ thể mất nước...

Urê có trong thành phần của nước tiểu, là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của protein trong cơ thể

Sản xuất và bài tiết urê

Quá trình axit amin chuyển hóa ở gan: protein bao gồm các chuỗi axit amin. Khi protein được tiêu hóa, các axit amin tách ra khỏi nhau. Tiếp đến, nó được hấp thụ qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa và được sử dụng để xây dựng các protein cần thiết cho cơ thể. Còn axit amin dư thừa bị phá vỡ trong một quá trình khử amin. Trong quá trình khử amin, nhóm amin của một axit amin (-NH2) bị loại bỏ và chuyển thành phân tử amoniac (NH3). Quá trình khử độc diễn ra chủ yếu ở gan.

Quá trình chuyển đổi amoniac thành urê diễn ra trong gan theo một quá trình gọi là chu trình urê. Amoniac (NH3) rất độc đối với tế bào. Nhưng khi các phân tử NH3 phản ứng với CO2 thì nó trở thành một hóa chất an toàn hơn nhiều là urê. Các mạch máu vận chuyển urê đến thận giúp loại bỏ urê khỏi máu và đưa vào nước tiểu. Khi đi tiểu, nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang và thải ra ngoài môi trường. Quá trình tổng thể này được gọi là bài tiết. Ngoài ra, một lượng nhỏ urê còn được thải ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi.

Một số tình trạng liên quan đến Urê

Sự tăng nồng độ urê trong máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng nồng độ urê trong máu như:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu

  • Giảm tưới máu thận do suy tim sung huyết hoặc cơn đau tim

  • Sốc giảm thể tích

  • Hạ huyết áp nghiêm trọng

  • Xuất huyết dạ dày

  • Vết bỏng nặng

  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm

  • Mất nước

  • Sự lão hóa

  • Chấn thương

  • Nhiễm trùng nặng

Một số phương pháp điều trị chứng tăng urê trong máu, bao gồm:

  • Loại bỏ protein khỏi thức ăn hằng ngày

  • Loại bỏ amoniac dư thừa

  • Bổ sung các phân tử mà chu trình urê bị thiếu

  • Natri benzoat và natri axetat cũng có thể sử dụng để tạo thành các hợp chất chứa amoniac được thải ra ngoài qua phân

  • Đường lactulose cũng làm giảm sản xuất amoniac của vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy sự bài tiết amoniac qua phân

  • Thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn đường ruột hình thành amoniac

Sự giảm nồng độ urê trong máu

Có thể xảy ra trường hợp nồng độ urê trong máu thấp hơn bình thường. Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Trong thời kì mang thai

  • Bệnh xơ gan, suy gan tiến triển

  • Di truyền khiếm khuyết trong “chu trình urê”

  • Uống quá nhiều nước và làm loãng máu.

  • Thiếu protein hoặc một số vấn đề sức khỏe khiến cho cơ thể không thể hấp thụ đủ axit amin qua thành ruột non.

  • Bệnh celiac

 

Có thể bạn quan tâm?
CƠ BẮP CHÂN

CƠ BẮP CHÂN

Chân của bạn bao gồm tập hợp rất nhiều cơ bắp khỏe mạnh. Chúng cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động lớn và nhỏ. Các cơ bắp chân cũng giúp gánh vác trọng lượng cơ thể và ổn định cơ thể để chúng ta có thể đứng thẳng. Các cơ ở chân trên của chúng ta bao gồm cơ tứ đầu và gân kheo. Cơ bắp chân của bạn hoạt động cùng các cơ khác của cẳng chân để giúp di chuyển bàn chân.
administrator
HUYẾT TƯƠNG

HUYẾT TƯƠNG

Huyết tương là thành phần lỏng của máu, đóng góp tới 55% tổng thể tích máu của chúng ta. Huyết tương cần thiết để giúp cơ thể bạn phục hồi sau chấn thương, phân phối các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời di chuyển khắp hệ thống tuần hoàn của mỗi người.
administrator
DÂY THẦN KINH TRỤ

DÂY THẦN KINH TRỤ

Dây thần kinh trụ giúp chúng ta cầm nắm đồ vật bằng tay và hỗ trợ các kỹ năng vận động như viết. Nó cũng giúp bàn tay và các ngón tay của bạn cảm nhận được cảm giác như nóng, mềm và đau. Hội chứng đau dây thần kinh trụ là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật của bạn. Cảm giác ngứa ran có thể xảy ra khi có va chạm với dây thần kinh trụ ở khuỷu tay.
administrator
HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT

HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT

Hệ thống bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch, có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm bảo vệ cơ thể bạn khỏi những kẻ xâm lược gây bệnh, duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể, hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa và loại bỏ chất thải tế bào. Sự tắc nghẽn, bệnh lý hoặc nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thống bạch huyết của bạn.
administrator
CƠ GÂN KHEO

CƠ GÂN KHEO

Cơ gân kheo là cơ xương ở mặt sau của đùi. Bạn sử dụng chúng để đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm và thực hiện nhiều động tác chân khác. Chấn thương gân kheo là chấn thương thể thao phổ biến nhất. Kéo căng, khởi động và không gắng sức khi bị đau ở hông, đầu gối và chân là những cách tốt nhất để tránh chấn thương gân kheo.
administrator
ĐƯỜNG TRẮNG GIỮA

ĐƯỜNG TRẮNG GIỮA

Đường trắng giữa là một dải mô liên kết chạy từ xương ức đến xương mu. Nó giúp ổn định và giữ các cơ cốt lõi bên trong cơ thể. Đường trắng giữa có thể trở nên hư và yếu đi do sử dụng quá nhiều. Các bác sĩ điều trị các tình trạng ở đường trắng giữa bằng các bài tập và vật lý trị liệu.
administrator
NÃO

NÃO

Não là một cơ quan tạo thành từ các mô thần kinh được bảo vệ trong hộp sọ, đóng một vai trò đối với hoạt động hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
administrator
CHẤT ĐEN (SUBSTANTIA NIGRA)

CHẤT ĐEN (SUBSTANTIA NIGRA)

Substantia nigra hay chất đen là một phần của hạch nền, tạo nên cấu trúc não. Mặc dù rất nhỏ nhưng cấu trúc này rất cần thiết trong cách bộ não điều khiển các chuyển động của cơ thể. Nó cũng đóng một phần trong các tín hiệu hóa học trong não của chúng ta, ảnh hưởng đến việc học tập, tâm trạng, khả năng phán đoán, ra quyết định và các quá trình khác.
administrator