HUYẾT TƯƠNG

Huyết tương là thành phần lỏng của máu, đóng góp tới 55% tổng thể tích máu của chúng ta. Huyết tương cần thiết để giúp cơ thể bạn phục hồi sau chấn thương, phân phối các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời di chuyển khắp hệ thống tuần hoàn của mỗi người.

daydreaming distracted girl in class

HUYẾT TƯƠNG

TỔNG QUÁT

Huyết tương là gì?

Huyết tương là thành phần lỏng của máu. Các tế bào hồng cầu và bạch cầu và tiểu cầu cùng với huyết tương tạo nên máu toàn phần. Cơ thể chúng ta chứa từ 5 - 6 lít máu.

CHỨC NĂNG

Chức năng của huyết tương là gì?

Huyết tương có một số vai trò giúp cơ thể chúng ta hoạt động. Huyết tương chịu trách nhiệm về:

  • Phân phối lại nước ở những nơi cơ thể chúng ta cần.

  • Cung cấp hormone, chất dinh dưỡng và protein đến các bộ phận của cơ thể và giúp trao đổi oxy và carbon dioxide.

  • Hỗ trợ các mạch máu không bị xẹp hay tắc nghẽn.

  • Duy trì huyết áp và tuần hoàn.

  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách hấp thụ và giải phóng nhiệt.

  • Loại bỏ chất thải từ các tế bào và vận chuyển nó đến gan, phổi và thận của bạn để bài tiết.

  • Giúp quá trình đông máu.

  • Bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng.

Huyết tương được sử dụng để làm gì?

Huyết tương rất cần thiết để giữ cho cơ thể chúng ta hoạt động. Nếu bạn mất nhiều máu do phẫu thuật, tai nạn, bị rối loạn chảy máu, đông máu hoặc suy giảm miễn dịch, huyết tương từ người hiến tặng sẽ giúp bổ sung lượng máu và huyết tương bị mất trong cơ thể chúng ta.

Làm thế nào để hiến tặng huyết tương?

Có hai cách để bạn có thể hiến huyết tương:

  • Hiến máu toàn phần: Nhân viên y tế sẽ đặt một cây kim vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn và rút máu. Sau đó, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tách huyết tương khi cần thiết.

  • Chỉ hiến huyết tương (plasmapheresis): Tương tự như lấy máu toàn phần, nhan viên y tế cũng sẽ đặt một cây kim vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn để rút máu. Máu đó đi vào máy ly tâm để tách huyết tương ra khỏi tế bào máu và tiểu cầu. Máy loại bỏ huyết tương đã tách ra và đưa các thành phần máu còn lại vào cơ thể bạn trong dung dịch nước muối.

Sau khi loại bỏ huyết tương khỏi cơ thể của bạn, phòng thí nghiệm sẽ đông lạnh huyết tương đã hiến tặng của bạn trong vòng 24 giờ sau khi lấy ra để bảo tồn các yếu tố đông máu và các globulin miễn dịch. Huyết tương đông lạnh có thời hạn sử dụng 1 năm.

Huyết tương từ những người hiến tặng có nhóm máu AB được ưu tiên hơn vì nó không có kháng thể trong đó và có thể được truyền cho bất kỳ người nhận nhóm máu nào, nhưng bất kỳ ai cũng có thể hiến.

GIẢI PHẪU HỌC

Huyết tương được sinh ra ở đâu?

Trong phôi thai, các tế bào được tìm thấy trong dây rốn của bạn có chức năng tạo ra các tế bào huyết tương. Sau khi lớn lên, protein huyết tương hình thành trong mô mềm của xương (tủy xương), tế bào gan, tế bào máu và trong lá lách của bạn.

Huyết tương trông như thế nào?

Huyết tương là một chất lỏng. Nó có màu vàng nhạt và giống màu rơm. Mặc dù huyết tương chiếm hơn một nửa tổng thể tích máu của bạn, nhưng màu sắc của các tế bào hồng cầu chiếm ưu thế so với màu toàn bộ máu của chúng ta.

Huyết tương chiếm bao nhiêu phần trăm của máu?

Huyết tương chiếm 55% tổng thể tích máu của bạn. Các tế bào hồng cầu chiếm 44% thể tích máu của bạn và sự kết hợp của các tế bào bạch cầu và tiểu cầu khoảng 1% còn lại.

Làm thế nào để tách huyết tương khỏi các thành phần khác của máu?

Máu được lấy ra từ cơ thể được quay trong máy ly tâm, thiết bị này này sẽ tách toàn bộ mẫu máu thành nhiều lớp. Lớp màu vàng, trên cùng là huyết tương và lớp dưới cùng chứa các tế bào máu và tiểu cầu.

Huyết tương được làm từ gì?

Huyết tương là sự kết hợp của:

  • Nước.

  • Protein (albumin, fibrinogen, globulin).

  • Muối và khoáng chất mang điện tích (chất điện giải).

  • Immunoglobulin (thành phần giúp chống lại nhiễm trùng).

Những loại protein nào có trong huyết tương?

Huyết tương chứa một số protein bao gồm:

  • Albumin: Giữ chất lỏng chứa trong các mạch máu để nó không bị rò rỉ vào các mô, đồng thời mang các hormone, vitamin và enzyme đi khắp cơ thể của bạn.

  • Kháng thể (immunoglobulin): Bảo vệ cơ thể bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rút và tế bào ung thư.

  • Yếu tố đông máu (yếu tố fibrinogen và von Willebrand): Kiểm soát chảy máu.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Xét nghiệm huyết tương có được sử dụng để kiểm tra các bệnh truyền nhiễm nào không?

Để đảm bảo an toàn cho mẫu máu, các nhân viên y tế sẽ xét nghiệm máu của bạn để tìm các bệnh có thể lây truyền sau khi lấy ra. Trong cùng một quy trình, bác sĩ của bạn cũng kiểm tra huyết tương của bạn để tìm các bệnh tương tự, bao gồm:

  • Viêm gan A, B và C.

  • HIV.

  • Bệnh giang mai.

Những bệnh hoặc tình trạng ảnh hưởng đến huyết tương là gì?

Có một số tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến huyết tương bao gồm:

  • Bệnh amyloidosis chuỗi nhẹ: Một bệnh rối loạn protein trong đó các protein kháng thể của tế bào huyết tương thay đổi hình dạng và liên kết với nhau để lắng đọng vào các cơ quan, dẫn đến các cơ quan không hoạt động bình thường.

  • Rối loạn máu: Hemophilia và bệnh von Willebrand là những tình trạng khiến máu không đông đúng cách và những vết thương nhỏ có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

  • Suy giảm miễn dịch: Tình trạng cơ thể bạn không thể tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng do thiếu kháng thể (immunoglobulin).

  • U tủy: Một bệnh ung thư máu khiến cơ thể bạn sản sinh ra các tế bào huyết tương bất thường, các tế bào ung thư trong tủy xương và hạn chế khả năng sản sinh ra các tế bào máu mới khỏe mạnh của cơ thể.

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: Tình trạng rối loạn máu, nơi máu đông lại trong các mạch máu nhỏ.

Các triệu chứng của các tình trạng rối loạn huyết tương là gì?

Các triệu chứng của tình trạng huyết tương bao gồm:

  • Đau xương.

  • Dễ bị bầm tím và/hoặc chảy máu.

  • Tim đập nhanh (loạn nhịp tim).

  • Đau ở bàn tay và cổ tay của bạn (hội chứng ống cổ tay).

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.

Những xét nghiệm nào kiểm tra sức khỏe của huyết tương?

Có một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của huyết tương của bạn:

  • Đo lượng máu trong cơ thể bạn.

  • Sinh thiết tủy xương: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy xương của bạn để xét nghiệm các tế bào huyết tương bất thường.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Cung cấp thông tin về máu và sức khỏe tổng thể của bạn.

  • Xét nghiệm protein huyết tương: Xác định số lượng tất cả các protein huyết tương trong máu của bạn.

Các phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng rối loạn huyết tương là gì?

Các phương pháp điều trị rối loạn huyết tương khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh.

  • Truyền máu.

  • Hóa trị liệu.

  • Ghép tế bào gốc.

  • Steroid.

CHĂM SÓC

Làm cách nào để giữ huyết tương của mình khỏe mạnh?

Bạn có thể giữ cho huyết tương của mình khỏe mạnh bằng cách:

  • Uống nhiều nước và giữ cơ thể đủ nước.

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thực hành vệ sinh tốt.

  • Uống vitamin để cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Màng sinh chất là gì?

Một phần của tất cả các tế bào trong cơ thể của bạn, màng sinh chất, còn được gọi là màng tế bào, là bức tường ngăn cách bên trong tế bào với bên ngoài cũng như môi trường bên ngoài. Màng sinh chất của bạn bảo vệ tế bào và có chức năng đưa chất dinh dưỡng vào tế bào đồng thời loại bỏ chất thải ra khỏi tế bào. Màng sinh chất cũng tương tác với các tế bào khác thông qua các protein gắn trên màng.

Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Huyết tương giàu tiểu cầu là sự kết hợp giữa tiểu cầu và huyết tương để hỗ trợ chữa lành và sửa chữa các tổn thương. Tiểu cầu có nhiệm vụ giúp đông máu khi bị thương.

Sau khi rút máu khỏi tĩnh mạch của bạn, một máy ly tâm sẽ tách máu của bạn thành từng lớp bằng cách quay với tốc độ cao, để lại huyết tương và tiểu cầu sau khi loại bỏ các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Bác sĩ của bạn tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào cơ thể bạn để chữa lành các vết thương bao gồm:

  • Viêm khớp gối.

  • Bệnh gan.

  • Chấn thương thể thao (căng cơ, bong gân khớp, rách dây chằng).

  • Chấn thương khủy tay.

  • Vết thương.

LƯU Ý

Huyết tương rất cần thiết cho cơ thể bạn hoạt động và đóng vai trò như chất lỏng giữ các tế bào hồng cầu và bạch cầu và tiểu cầu lại với nhau. Rối loạn huyết tương rất hiếm, nhưng việc bạn hiến huyết tương sẽ giúp những người khác có một cuộc sống khỏe mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHU ĐỘNG RUỘT

NHU ĐỘNG RUỘT

Nhu động ruột là chuyển động giống như những cơn sóng tự động của các cơ nằm trên đường tiêu hóa của bạn. Nhu động ruột giúp vận chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa của bạn, bắt đầu ở cổ họng khi nuốt vào và tiếp tục đi qua thực quản, dạ dày và ruột trong quá trình tiêu hóa.
administrator
XƯƠNG QUAY

XƯƠNG QUAY

Xương quay nằm ở chi trên, là một trong 2 xương chính của cẳng tay được kết nối với xương trụ bởi lớp dây chằng chéo và màng liên kết. Xương quay có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cánh tay, đảm bảo khớp với các xương xung quanh để thực hiện hoạt động cần thiết.
administrator
XƯƠNG TRỤ

XƯƠNG TRỤ

Xương trụ nằm phía bên trong cẳng tay và bên cạnh xương quay. Hai xương này kết hợp với nhau giúp duy trì sức khỏe và sự vận động của cẳng tay.
administrator
HỆ THẦN KINH

HỆ THẦN KINH

Hệ thống thần kinh là trung tâm chỉ huy của cơ thể chúng ta. Bắt nguồn từ bộ não của bạn, nó kiểm soát chuyển động, suy nghĩ và phản ứng tự động với thế giới xung quanh. Nó cũng kiểm soát hoạt động của các hệ thống và quá trình khác của cơ thể, chẳng hạn như tiêu hóa, thở và phát triển tình dục (tuổi dậy thì). Bệnh tật, tai nạn, chất độc và quá trình lão hóa tự nhiên có thể làm tổn thương hệ thần kinh của bạn.
administrator
ÂM VẬT

ÂM VẬT

Âm vật là bộ phận cấu thành nên cơ quan sinh dục nữ, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của các chị em. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu âm vật dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
MAO MẠCH CÓ LỖ THỦNG

MAO MẠCH CÓ LỖ THỦNG

Mao mạch có lỗ thủng là những mạch máu nhỏ. Chúng có những lỗ nhỏ hay còn gọi là “cửa sổ”. Những lỗ nhỏ này làm tăng dòng chảy của chất dinh dưỡng, chất thải và các chất khác. Mao mạch có lỗ thủng cho phép các chất này di chuyển từ mao mạch đến các cơ quan xung quanh. Cơ thể chúng ta có các mao mạch có lỗ trong thận, ruột non, tuyến tụy và các tuyến nội tiết.
administrator
MỐNG MẮT

MỐNG MẮT

Màu sắc của mống mắt là duy nhất, giống như vân tay của bạn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong thị lực của mình hoặc nếu bạn đột ngột nhạy cảm với những thay đổi về ánh sáng.
administrator
AXIT DẠ DÀY

AXIT DẠ DÀY

Axit dạ dày có nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Tình trạng thừa axit dạ dày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về axit dạ dày và các cách để giải quyết tình trạng thừa axit dạ dày nhé.
administrator