Hậu môn là gì?
Hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hóa, nằm ở cuối trực tràng. Đó là nơi phân ra khỏi cơ thể được bao gồm một vòng cơ (được gọi là cơ vòng), mở ra trong quá trình đi tiêu để cho phép phân đi qua, cũng như các tế bào phẳng lót bên trong hậu môn.
Hầu hết các bệnh ung thư hậu môn bắt đầu từ các tế bào lót phẳng này. Chúng còn được gọi là tế bào vảy.
Phần dưới của hậu môn, nơi tiếp xúc với da, được gọi là rìa hậu môn.
Các tình trạng rối loạn sức khỏe liên quan đến hậu môn
-
Trĩ nội: Sưng các tĩnh mạch bên trong hậu môn hoặc trực tràng. Chúng không thể được nhìn thấy từ bên ngoài cơ thể.
-
Trĩ ngoại: Các mạch máu sưng lên gần lỗ hậu môn hoặc phình ra bên ngoài.
-
Ung thư hậu môn: Ung thư hậu môn rất hiếm. Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV), quan hệ tình dục qua đường hậu môn và nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
-
Mụn rộp hậu môn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể lây lan vi rút herpes HSV-1 và HSV-2. Các triệu chứng bao gồm các vết loét đau đớn xung quanh hậu môn.
-
Mụn cóc ở hậu môn: Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) có thể dẫn đến mụn cóc ở trong và xung quanh hậu môn.
-
Rò hậu môn: Một kênh bất thường phát triển giữa hậu môn và da mông. Bệnh viêm ruột (Crohn và viêm loét đại tràng) hoặc phẫu thuật trước đó có thể gây nên tình trạng này.
-
Áp xe hậu môn: Một áp xe nhiễm trùng ở mô mềm xung quanh hậu môn. Thuốc kháng sinh và phẫu thuật dẫn lưu có thể được yêu cầu để điều trị hiệu quả áp xe hậu môn.
-
Ngứa hậu môn: Ngứa trong hoặc xung quanh hậu môn là một vấn đề phổ biến nhiều người mắc phải. Trong hầu hết các trường hợp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, tuy nhiên chúng không quá nghiêm trọng.
-
Đau trực tràng: Đau đột ngột, dữ dội ở vùng hậu môn và trực tràng, kéo dài vài giây hoặc vài phút, sau đó biến mất.
-
Táo bón: Khó đi ngoài là tình trạng rất thường gặp và có thể gây đau hậu môn, nứt hậu môn và chảy máu do trĩ.
-
Chảy máu hậu môn: Chảy máu đỏ tươi từ hậu môn đôi khi là do bệnh trĩ, nhưng cần đánh giá để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý phổ biến ở người mắc bệnh hậu môn
Các biện pháp chẩn đoán tình trạng bệnh ở hậu môn
-
Thực hiện khám sức khỏe: Bác sĩ có thể kiểm tra bên ngoài hậu môn và đưa ngón tay kèm găng để cảm nhận những vùng bất thường ở bên trong hậu môn.
-
Nội soi Sigmoidoscopy: Một ống nội soi (ống mềm có gắn camera phát sáng ở đầu) được đưa vào hậu môn và di chuyển vào ruột kết.
-
Nội soi đại tràng: Một ống nội soi được đưa vào hậu môn và toàn bộ đại tràng được quan sát để tìm ra các vấn đề có liên quan đến hậu môn.
Các phương pháp điều trị bệnh có liên quan đến hậu môn
-
Sử dụng thuốc kháng sinh: Chúng có thể được sử dụng để chống nhiễm trùng hậu môn do vi khuẩn gây ra
-
Thuốc kháng vi-rút: Các loại thuốc như acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hậu môn do vi-rút herpes HSV-1 và HSV-2 gây ra
-
Dẫn lưu áp xe: Nhiễm trùng nghiêm trọng (áp-xe) trong hoặc xung quanh hậu môn có thể yêu cầu thủ thuật phẫu thuật này để dẫn lưu chất dịch bị nhiễm trùng
-
Phẫu thuật hậu môn: Ung thư hậu môn, mụn cóc ở hậu môn, áp xe hoặc lỗ rò có thể cần phẫu thuật để khắc phục các vấn đề này
-
Phương pháp điều trị mụn cóc ở hậu môn: Các bác sĩ có thể sử dụng phẫu thuật, nhiệt lạnh, laser, đầu dò nhiệt hoặc các phương pháp điều trị khác để loại bỏ mụn cóc khỏi hậu môn
-
Thuốc làm mềm phân: Táo bón có thể gây ra phân cứng và đi tiêu đau đớn. Thuốc làm mềm phân không kê đơn hoặc kê đơn có thể làm giảm các ảnh hưởng do phân gây ra
-
Bổ sung chất xơ: Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ có thể cải thiện tình trạng táo bón và giảm chảy máu do trĩ
-
Kem bôi trĩ: Các loại thuốc bôi không kê đơn hoặc kê đơn có thể làm giảm ngứa và khó chịu do bệnh trĩ gây ra
-
Băng búi trĩ: Bác sĩ có thể sử dụng dây cao su quanh búi trĩ ngoại khiến các mô từ từ chết đi và rụng đi
-
Thủ thuật cắt trĩ: Bác sĩ có thể sử dụng tia laser, đầu dò nhiệt, tiêm hoặc các phương pháp điều trị khác để loại bỏ các búi trĩ và giảm các triệu chứng mà nó gây ra
-
Sử dụng kem steroid: Ngứa ở hậu môn thường phản ứng với các loại kem không kê đơn có chứa hydrocortisone hoặc một loại thuốc steroid tương tự
Các biện pháp ngăn ngừa vấn đề về hậu môn
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ:
-
Giữ vùng hậu môn sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước mỗi ngày. Không sử dụng xà phòng vì chúng sẽ làm giảm lượng dầu tự nhiên bảo vệ hậu môn và có thể khiến khu vực này bị khô và ngứa. Thay vào đó, hãy sử dụng kem dạng nước hoặc chất tẩy rửa không chứa xà phòng.
-
Tránh lau mạnh bằng giấy vệ sinh vì điều này có thể khiến da bị nứt nẻ thêm, có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng.
-
Tránh dùng khăn lau hoặc hóa chất tẩy rửa.
Thực hiện các biện pháp khác khi đi vệ sinh: