CƠ BẮP CHÂN

Chân của bạn bao gồm tập hợp rất nhiều cơ bắp khỏe mạnh. Chúng cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động lớn và nhỏ. Các cơ bắp chân cũng giúp gánh vác trọng lượng cơ thể và ổn định cơ thể để chúng ta có thể đứng thẳng. Các cơ ở chân trên của chúng ta bao gồm cơ tứ đầu và gân kheo. Cơ bắp chân của bạn hoạt động cùng các cơ khác của cẳng chân để giúp di chuyển bàn chân.

daydreaming distracted girl in class

CƠ BẮP CHÂN

TỔNG QUÁT

Cơ chân là gì?

Chúng ta có nhiều cơ bắp khác nhau ở chân trên và cẳng chân. Kết hợp với nhau, các cơ này giúp bạn đi bộ, chạy, nhảy, kiễng chân và tạo ra độ linh hoạt của bàn chân (nhấc ngón chân lên về phía đầu gối). Cơ chân của chúng ta hoạt động với xương, gân và dây chằng để ổn định cơ thể, nâng đỡ trọng lượng và giúp bạn di chuyển.

Căng cơ (rách hoặc kéo căng cơ quá xa khỏi vị trí ban đầu) ở chân là những chấn thương thường gặp. Chúng thường là kết quả của việc tập thể dục gắng sức hoặc sử dụng cơ bắp quá mức. Để giữ cho cơ chân chắc khỏe, bạn nên khởi động kỹ trước khi hoạt động thể chất. Bằng cách duy trì cân nặng hợp lý và tập trung vào việc giữ gìn sức khỏe tổng thể, bạn có thể giữ cho cơ chân của mình hoạt động bình thường.

CHỨC NĂNG

Chức năng của của cơ chân là gì?

Cơ chân giúp chúng ta di chuyển, gánh trọng lượng của cơ thể và hỗ trợ bạn khi đứng thẳng. Cơ thể có một số cơ bắp ở chân trên và cẳng chân. Chúng kết hợp với nhau để giúp bạn có thể đi bộ, chạy, nhảy và uốn dẻo và cử động ngón chân của mình.

Chức năng của cơ bắp chân dưới là gì?

Cơ bắp chân của bạn thực hiện nhiều công việc quan trọng. Chúng bao gồm:

Cơ trước: Những cơ này giúp bạn nâng và hạ bàn chân và mở rộng các ngón chân. Chúng nằm ở phần trước của cẳng chân.

Cơ bên: Chạy dọc bên ngoài cẳng chân của bạn, những cơ này ổn định chân khi bạn đi bộ hoặc chạy. Chúng cũng cho phép bạn di chuyển chân từ bên này sang bên kia.

Cơ sau: Những cơ này nằm ở phía sau của cẳng chân của bạn. Một số nằm ở bề ngoài (gần với bề mặt da của bạn) và một số nằm sâu hơn bên trong chân của bạn. Những cơ bắp này giúp bạn:

  • Gập và cử động các ngón chân.

  • Nhảy, chạy nước rút.

  • Khóa và mở khóa đầu gối của bạn.

  • Duy trì tư thế tốt bằng cách ổn định chân của bạn.

  • Đứng thẳng bằng cách hỗ trợ vòm bàn chân.

Chức năng của cơ bắp chân trên là gì?

Các cơ bắp trên của chân rất khỏe. Chúng có chức năng giữ trọng lượng cơ thể và giúp bạn di chuyển hông và chân. Công việc của các cơ bắp này bao gồm:

Cơ trước: Những cơ này ổn định cơ thể của bạn và giúp giữ thăng bằng. Chúng cũng cho phép bạn:

  • Gập và mở rộng đầu gối.

  • Gập đùi tại khớp hông.

  • Xoay chân quanh hông.

Cơ trung tâm: Những cơ này giúp hỗ trợ thêm phần hông (di chuyển chân của bạn về phía trung tâm của cơ thể). Chúng cũng cho phép bạn uốn dẻo, mở rộng chân và xoay đùi.

Cơ bắp sau: Các bác sĩ còn gọi chúng là cơ gân kheo. Chúng giúp bạn di chuyển chân từ trước ra sau và xoay nó ở phần xương hông.

GIẢI PHẪU HỌC

Cơ bắp chân nằm ở đâu?

Giải phẫu cơ bắp chân dưới của bạn bao gồm:

Cơ trước: Cơ thể có bốn cơ ở phần trước của cẳng chân. Chúng kéo dài từ đầu gối xuống chân của bạn, bao gồm:

  • Cơ duỗi bàn chân.

  • Cơ duỗi ngón chân.

  • Cơ mác trước (Fibularis tertius).

  • Cơ cẳng chân trước (Tibialis anterior).

Cơ bên: Các cơ mác dài và ngắn chạy dọc bên ngoài của cẳng chân chúng ta. Chúng bắt đầu ngay dưới đầu gối của bạn và đi xuống mắt cá chân.

Cơ sau: Các cơ ở phía sau của cẳng chân của bạn bao gồm:

  • Cơ bắp chân, bao gồm cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép.

  • Cơ gấp bàn chân.

  • Cơ gấp ngón chân.

  • Cơ kheo, nằm sâu hơn trong chân của bạn, ngay sau khớp đầu gối của bạn.

  • Cơ cẳng chân sau.

Cơ bắp chân trên nằm ở đâu?

Các cơ ở chân trên chạy từ hông đến đầu gối. Giải phẫu cơ bắp chân trên của bạn bao gồm:

Cơ trước: Bạn có ba cơ chính ở chân trên. Bên cạnh đó còn có cơ thắt lưng – chậu (iliopsoas), bắt đầu ở cột sống dưới và gắn vào xương đùi của bạn. Các cơ bắp chân chính là:

  • Pectineus.

  • Cơ tứ đầu đùi (quads), thực sự bao gồm bốn cơ bắt đầu ở cẳng chân và kết thúc ở đầu gối.

  • Sartorius.

Cơ trung tâm: Bạn có 5 cơ đùi trung tâm, bao gồm:

  • Cơ khép ngắn.

  • Cơ khép dài.

  • Cơ khép to.

  • Cơ khép mông.

  • Cơ bịt ngoài.

Cơ sau: Tên phổ biến nhất của các cơ này là gân kheo. Chúng bắt đầu dưới mông của bạn, chạy xuống mặt sau của chân, kéo dài đến bên trong và bên ngoài đầu gối. Những cơ này bao gồm:

  • Cơ hai đầu đùi.

  • Cơ bán mạc.

  • Cơ bán gân.

Cơ chân trông như thế nào?

Cơ bắp chân là một phần của hệ thống cơ xương. Nhiều thành phần riêng lẻ tạo nên cơ xương. Những sợi này bó lại với nhau để tạo ra hình dạng như vân hoặc sọc.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn nào ảnh hưởng đến cơ chân?

Các tình trạng ảnh hưởng đến cơ chân bao gồm:

  • Bàn chân rủ: Tình trạng khiến bạn khó hoặc không thể nhấc chân về phía đầu gối. Chân có thể kéo lê trên mặt đất khi đi bộ. Bàn chân rủ là kết quả của các tình trạng sức khỏe như đột quỵ hoặc tổn thương thần kinh.

  • Chuột rút ở chân: Chuột rút cơ và co cứng cơ bắp chân là rất phổ biến. Chuột rút ở chân có thể do mang thai, mất nước và một số loại thuốc cũng như tình trạng sức khỏe. Chúng có thể xảy ra vào ban đêm hoặc ban ngày. Những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Căng cơ: Chấn thương cơ chân phổ biến nhất là căng cơ. Nó xảy ra khi các sợi cơ căng ra quá xa hoặc bị rách. Điều này có thể gặp phải ở bất kỳ phần nào của chân bạn, dẫn đến rách cơ bắp chân hoặc chấn thương gân kheo. Những chấn thương này thường là do hoạt động quá sức, gắng sức, đặc biệt là từ các hoạt động yêu cầu hành động bắt đầu và dừng lại nhanh chóng.

  • Đau cẳng chân tennis: Đây là loại chấn thương căng cơ gây đau bắp chân. Nó có thể xảy ra trong bất kỳ môn thể thao nào, nhưng các bác sĩ gọi nó đau cẳng chân tennis vì nó thường xảy ra khi chân duỗi ra và bàn chân gập lại. Đây là tư thế chân mà người chơi quần vợt sử dụng khi họ giao bóng và chuyển động.

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng phổ biến của các tình trạng ảnh hưởng đến cơ chân là gì?

Các vấn đề ở cơ chân có thể gây ra:

  • Đau, căng và cứng cơ. Cơn đau có thể đột ngột hoặc âm ỉ. Nó có thể bắt đầu như một cơn đau nhẹ và từ từ trở nên trầm trọng hơn.

  • Yếu cơ hoặc giảm phạm vi chuyển động.

  • Đau, nhức hoặc bầm tím.

Một số xét nghiệm thông thường để kiểm tra sức khỏe của cơ bắp chân là gì?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán căng cơ khi khám sức khỏe. Bác sĩ của bạn sẽ tìm kiếm vết sưng và đau. Để kiểm tra chức năng cơ, họ có thể yêu cầu bạn di chuyển bàn chân hoặc chân của bạn ở một số vị trí nhất định trong quá trình kiểm tra.

Để kiểm tra tổn thương cơ, gân hoặc các mô mềm khác, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc MRI. Những xét nghiệm hình ảnh này giúp bác sĩ của bạn đưa ra chẩn đoán chính xác.

Một số phương pháp điều trị phổ biến cho chấn thương cơ chân là gì?

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bác sĩ của bạn có thể đề nghị:

  • Liệu pháp mát-xa: Mát-xa có thể giúp bạn phục hồi sau chấn thương đồng thời tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của chân. Những người bị chuột rút có thể giảm đau và thư giãn các cơ bị căng bằng cách xoa bóp vùng cơ bị chuột rút bằng tay hoặc con lăn.

  • Thuốc: Bác sĩ của bạn có thể chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê đơn hoặc thuốc giảm đau theo toa. Các loại thuốc khác có thể làm giãn cơ và ngăn ngừa chuột rút ở chân vào ban đêm.

  • Phương pháp RICE: Bạn có thể điều trị căng cơ và rách cơ nhẹ khi nghỉ ngơi. Hỏi bác sĩ của bạn về phương pháp RICE (nghỉ ngơi, băng, nén và nâng cao chân). Chườm đá hoặc gạc lạnh trong khoảng thời gian 20 phút. Tránh để bị bỏng da.

  • Vật lý trị liệu: Sau khi bị căng hoặc rách cơ, chương trình vật lý trị liệu (PT) có thể tăng cường cơ bắp chân của bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn sẵn sàng bắt đầu chương trình PT sau chấn thương. Các nhà vật lý trị liệu có thể sử dụng các phương pháp như châm kim và giác hơi để giải quyết các tình trạng về cơ.

  • Kéo căng: Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng có thể giảm đau và căng do chuột rút ở chân hoặc cơ bắp chân bị kéo. Hỏi bác sĩ của bạn nếu họ đề nghị thực hiện kéo căng cơ.

  • Phẫu thuật: Nếu bạn bị rách cơ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Bác sĩ của bạn sẽ sửa chữa vết rách và khâu nó lại bằng các mũi khâu để có thể lành lại.

CHĂM SÓC

Làm thế nào tôi có thể giữ cho cơ chân của mình khỏe mạnh?

Để tránh các vấn đề với cơ chân, bạn nên:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Những người phải gánh thêm trọng lượng có nhiều khả năng bị căng cơ hơn. Số cân dư thừa gây áp lực lên chân và khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương cao hơn, chẳng hạn như căng cơ. Nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân, hãy nói chuyện với nhà bác sĩ về trọng lượng phù hợp nhất cho mình.

  • Giữ đủ nước: Uống nhiều nước và các chất lỏng khác giúp giảm nguy cơ bị chuột rút ở chân.

  • Kéo căng cơ và khởi động trước khi tập: Các cơ được khởi động ít có khả năng bị kéo căng quá mức hoặc bị rách. Trước khi thực hiện các hoạt động thể chất, nhớ thực hiện chương trình khởi động để kéo căng cơ chân và tăng độ dẻo dai. Khi tập, hãy tăng cường độ dần dần.

  • Theo dõi thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể gây chuột rút ở chân. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc lựa chọn sử dụng một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ này.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ về các vấn đề ở cơ bắp chân của mình?

Nếu bạn bị đau bắp chân dữ dội hoặc đột ngột mà không cải thiện sau 1 hoặc 2 ngày nghỉ ngơi, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Đau bắp chân và các triệu chứng khác của căng cơ thực sự có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như cục máu đông, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), tổn thương dây thần kinh hoặc viêm gân Achilles.

Nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có:

  • Phù (sưng), nóng, đỏ hoặc đau ở bắp chân.

  • Tê hoặc ngứa ran.

  • Yếu cơ nghiêm trọng hoặc khó cử động cẳng chân.

LƯU Ý

Các cơ ở chân trên (đùi) và cẳng chân phối hợp với nhau để giúp bạn di chuyển, nâng đỡ trọng lượng cơ thể và cho phép chúng ta có một tư thế tốt. Các cơ bắp chân cho phép bạn thực hiện các chuyển động chẳng hạn như chạy và nhảy. Chúng cũng giúp bạn thực hiện các cử động nhỏ như lắc lư ngón chân. Căng cơ chân là tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở gân kheo, cơ mông và háng. Để giữ cho cơ chân của bạn hoạt động như bình thường, hãy tránh gánh vác trọng lượng quá mức. Khởi động trước khi tập thể dục, dừng lại nếu bạn cảm thấy đau và đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề về cơ chân mà không cải thiện trong vài ngày.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐỘNG MẠCH VÀNH

ĐỘNG MẠCH VÀNH

Các động mạch vành phải và trái cung cấp máu cho tim của bạn. Chúng là những nhánh đầu tiên của động mạch chủ, là động mạch chính trong cơ thể bạn. Các động mạch này và các nhánh của chúng cung cấp máu cho tất cả các bộ phận của cơ tim.
administrator
LÔNG TRƯỞNG THÀNH

LÔNG TRƯỞNG THÀNH

Lông trưởng thành là phần lông dày và sẫm màu bao phủ cơ thể của chúng ta. Nó phát triển trên vị trí da đầu, mặt, nách, vùng mu và các khu vực khác trên cơ thể. Lông trường thành giúp bảo vệ cơ thể chúng ta theo nhiều cách. Nó giúp chúng ta điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, lông trường thành giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia nắng mặt trời. Nó cũng ngăn vi trùng và mảnh vụn xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
administrator
DÂY THẦN KINH MẶT

DÂY THẦN KINH MẶT

Dây thần kinh mặt điều khiển các cơ giúp bạn mỉm cười, cau mày, nhăn mũi, nâng lông mày hay trán. Dây thần kinh sọ thứ bảy này thực hiện các chức năng vận động và cảm giác.
administrator
DÂY HÃM QUY ĐẦU

DÂY HÃM QUY ĐẦU

Dây hãm quy đầu là một dải mô nối bao quy đầu với quy đầu. Đôi khi nó có thể kéo đầu dương vật của bạn xuống. Dây hãm này cũng có thể bị rách.
administrator
LÔNG TƠ

LÔNG TƠ

Lông tơ là một loại lông trên cơ thể thai nhi phát triển trong bụng mẹ (từ giai đoạn trong tử cung) để bảo vệ và giữ ấm. Trẻ sơ sinh thường rụng lông trước khi sinh; tuy nhiên, một số trẻ không rụng lông trong vài tuần sau khi sinh.
administrator
CƠ DELTA

CƠ DELTA

Cơ delta là bộ phận bao phủ phần đầu của vai. Chúng giúp bạn nâng cánh tay của mình về phía trước, sang bên cạnh và ra phía sau. Đau cơ delta có thể gặp phải ở vận động viên bơi lội, vận động viên ném bóng hoặc bất kỳ ai thực hiện lặp đi lặp lại các chuyển động cánh tay ở trên cao.
administrator
ÂM VẬT

ÂM VẬT

Âm vật là bộ phận cấu thành nên cơ quan sinh dục nữ, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của các chị em. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu âm vật dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
RENIN

RENIN

Renin là một loại enzym giúp kiểm soát huyết áp của chúng ta và duy trì nồng độ của natri và kali ở mức bình thường trong cơ thể. Được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt trong thận của bạn, renin được giải phóng vào máu khi huyết áp của chúng ta giảm quá thấp.
administrator