DÂY THẦN KINH CƠ HOÀNH

Dây thần kinh cơ hoành đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thở hoặc hô hấp của chúng ta. Dây thần kinh này có chức năng làm cho cơ hoành của bạn co lại và mở rộng, cho phép phổi của chúng ta hít vào và thở ra. Tổn thương dây thần kinh cơ hoành có thể gây tê liệt cơ hoành. Bạn có thể cảm thấy khó thở và khó ngủ. Dây thần kinh cơ hoành bị kích thích có thể gây ra những cơn nấc cụt dai dẳng.

daydreaming distracted girl in class

DÂY THẦN KINH CƠ HOÀNH

TỔNG QUÁT

Dây thần kinh cơ hoành là gì?

Dây thần kinh cơ hoành kiểm soát cơ hoành của bạn (cơ hình vòm lớn giữa khoang bụng và lồng ngực của bạn). Đây là điều cần thiết để chúng ta có thể thở. Dây thần kinh của bạn gửi tín hiệu khiến cơ hoành co lại (trở nên dày hơn, phẳng lại). Động tác này giúp phổi của bạn có không gian và hít không khí vào (hít vào). Sau đó, dây thần kinh này sẽ làm giãn cơ hoành, giúp phổi của bạn co lại, đẩy không khí ra ngoài (thở ra).

CHỨC NĂNG

Chức năng của dây thần kinh cơ hoành là gì?

Dây thần kinh cơ hoành của bạn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp để hỗ trợ quá trình thở. Đó là dây thần kinh duy nhất trong hệ thống thần kinh của chúng ta cung cấp chức năng vận động (chuyển động) cho cơ hoành ở mỗi người. Nó gửi các tín hiệu khiến cơ hoành của bạn giãn ra và co lại. Những chuyển động này cho phép phổi của bạn hít vào và thở ra không khí.

Dây thần kinh cơ hoành của bạn cũng cung cấp thông tin cảm ứng và cảm giác đau cho:

  • Cơ hoành và phần mô mỏng bao phủ phần trên của cơ hoành của bạn.

  • Màng phổi Mediastina (mô mỏng bao phủ khoang ngực giữa phổi của bạn).

  • Màng ngoài tim (màng bao phủ trái tim của bạn).

  • Phúc mạc (mô mỏng bao phủ các cơ quan trong ổ bụng của bạn).

GIẢI PHẪU HỌC

Dây thần kinh cơ hoành ở đâu?

Dây thần kinh cơ hoành của bạn kết nối với rễ thần kinh cổ ​​từ C3 đến C5 của tủy sống. Dây thần kinh cơ hoành:

  • Bắt đầu ở đốt sống C3, phần khớp với hàm của bạn và giúp chúng ta uốn cong hay xoay cổ.

  • Kết nối với đốt sống C4 và C5 ở cổ của bạn, bên dưới đốt sống C3. Tổn thương tủy sống giữa C3 và C5 có thể gây tê liệt, khiến người bệnh không thể tự thở.

  • Đi qua cổ và ngực (lồng ngực), tới tim và phổi của bạn để đến cơ hoành.

Các dây thần kinh cơ hoành trái và phải là gì?

Chúng ta có một dây thần kinh cơ hoành ở mỗi bên trái và phải. Mỗi dây thần kinh thực hiện cùng một chức năng. Dây thần kinh bên trái gửi tín hiệu đến phần bên trái của cơ hoành, trong khi dây thần kinh bên phải điều khiển phần bên phải.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn nào ảnh hưởng đến thần kinh cơ hoành?

Tổn thương dây thần kinh cơ hoành có thể dẫn đến suy yếu hoặc tê liệt cơ hoành. Cơ hoành bị tê liệt ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí của phổi.

Tùy thuộc vào vị trí của tổn thương dây thần kinh cơ hoạt, tình trạng liệt có thể ảnh hưởng đến một bên của  hoặc cả hai bên của cơ hoành. Người bị liệt cơ hoành 2 bên nặng cần sử dụng thở máy để thở.

Nguyên nhân nào khiến cơ hoành bị liệt?

Nguyên nhân của liệt cơ hoành bao gồm:

  • Các bệnh tự miễn dịch và viêm nhiễm như hội chứng Guillain-Barré và chứng loạn dưỡng thần kinh (hội chứng Parsonage-Turner).

  • Dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • Thoái hóa đốt sống cổ (tổn thương xương và các mô cột sống khác ở cổ của bạn).

  • Các biến chứng từ phẫu thuật cổ hoặc ngực, chẳng hạn như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

  • Các rối loạn thần kinh khác như bệnh xơ cứng teo cơ bên (bệnh Lou Gehrig) và bệnh đa xơ cứng.

  • Chấn thương tủy sống, bao gồm cả chấn thương.

  • Các khối u cột sống, ung thư phổi và các bệnh ung thư di căn.

Dấu hiệu nhận biết cơ hoành bị liệt là gì?

Một người bị liệt cơ hoành một bên có thể không có các triệu chứng đáng kể (với một số nguyên nhân như chứng teo cơ thần kinh, có thể bị đau vai và yếu cánh tay ở bên bị ảnh hưởng). Các dấu hiệu của cơ hoành hai bên bị liệt bao gồm:

  • Khó thở, đặc biệt là khi nằm thẳng, hoặc khi ngâm mình trong bể bơi.

  • Viêm phổi tái phát.

  • Ngưng thở khi ngủ, khó ngủ hoặc mệt mỏi quá mức vào ban ngày.

  • Tiếng khóc yếu (ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ).

Dây thần kinh cơ hoành có vai trò gì đối với nấc cụt?

Đôi khi, dây thần kinh cơ hoành bị kích thích gây ra những cơn nấc dai dẳng kéo dài nhiều ngày, thậm chí cả tháng hoặc lâu hơn. Các thủ thuật phẫu thuật, khối u và các vấn đề khác có thể gây kích ứng dây thần kinh của bạn, gây ra những cơn nấc cụt dai dẳng.

Những cơn nấc cụt kéo dài có thể gây khó chịu và phiền toái. Chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện, giấc ngủ và hoạt động ăn uống của bạn. Các phương pháp điều trị chứng nấc cụt dai dẳng bao gồm:

  • Thuốc uống, bao gồm chlorpromazine.

  • Block (ngăn chặn) khối dây thần kinh để ngăn chặn các tín hiệu thần kinh kích hoạt các cơn co thắt cơ hoành.

  • Phẫu thuật (phrenicotomy) để cắt đứt dây thần kinh cơ hoành, làm tê liệt vĩnh viễn một bên cơ hoành của bạn.

CHĂM SÓC

Làm thế nào tôi có thể bảo vệ dây thần kinh cơ hoành của mình?

Các bước sau có thể giữ cho hệ thống thần kinh của bạn khỏe mạnh:

  • Tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đạt được và duy trì cân nặng hợp lý.

  • Tìm những cách lành mạnh để quản lý căng thẳng, như thiền hoặc nghe nhạc.

  • Ngủ nhiều, đủ giấc.

  • Kiểm soát các tình trạng như tiểu đường và huyết áp cao có thể làm tổn thương dây thần kinh.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ để bỏ thuốc lá. Sử dụng thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến các dây thần kinh.

Khi nào tôi nên nói chuyện với bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ của mình nếu gặp phải:

  • Khó thở, đặc biệt nếu nằm thẳng cần kê thêm gối sau đầu để dễ thở hơn.

  • Đau vai không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi bị yếu cánh tay.

  • Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như ngáy và cực kỳ mệt mỏi.

  • Nấc cụt không biến mất.

LƯU Ý

Các dây thần kinh cơ hoành của bạn rất quan trọng đối với việc thở. Chúng làm cho cơ hoành của bạn hoạt động để nhỏ hơn hoặc lớn hơn, từ đó phổi của bạn có thể hít vào và thở ra. Tổn thương dây thần kinh cơ hoành có thể dẫn đến cơ hoành bị tê liệt. Bạn có thể bị khó thở và khó ngủ. Những người bị tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh cơ hoành có thể cần sử dụng một thiết bị thở cơ học.

 

Có thể bạn quan tâm?
NIỆU QUẢN

NIỆU QUẢN

Niệu quản là ống vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Trong cơ thể con người bao gồm hai niệu quản, mỗi niệu quản nối với một thận. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các vấn đề sức khỏe liên quan đến niệu quản nhé.
administrator
RĂNG CỬA

RĂNG CỬA

Răng cửa cũng tương tự như các răng khác có các chức năng cơ bản bao gồm chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng cửa nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH TỌA VÀ ĐAU THẦN KINH TỌA

DÂY THẦN KINH TỌA VÀ ĐAU THẦN KINH TỌA

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất, lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Rễ thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới và chạy xuống mặt sau của mỗi chân. Đau thần kinh tọa là cảm giác đau hoặc khó chịu khi dây thần kinh tọa của bạn bị nén hoặc chèn ép. Những người đang mang thai, có lối sống ít vận động hoặc mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.
administrator
RUỘT THỪA

RUỘT THỪA

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, hẹp và dài vài centimet nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ruột thừa và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH BỊT

DÂY THẦN KINH BỊT

Dây thần kinh bịt nằm trong háng của chúng ta. Dây thần kinh này đảm nhận chức năng cảm nhận cảm giác và chuyển động cơ bắp ở đùi trong của bạn. Chấn thương thể thao và các biến chứng trong thủ thuật y tế có thể làm tổn thương dây thần kinh.
administrator
THUỐC GIẢM ĐAU

THUỐC GIẢM ĐAU

Thuốc giảm đau được sử dụng để giúp bạn vượt qua những cơn đau, tạo ra cảm giác thoải mái.
administrator
DOPAMINE

DOPAMINE

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh, hoạt động như một hormone trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dopamine nhé.
administrator
HỆ XƯƠNG

HỆ XƯƠNG

Hệ xương là cơ quan hoạt động như một cấu trúc hỗ trợ cho cơ thể của chúng ta. Hệ xương tạo cho cơ thể hình dạng, cho phép thực hiện các chuyển động, tạo ra các tế bào máu, bảo vệ các cơ quan và dự trữ khoáng chất. Hệ xương còn được gọi là hệ thống cơ xương.
administrator