THUỐC GIẢM ĐAU

Thuốc giảm đau được sử dụng để giúp bạn vượt qua những cơn đau, tạo ra cảm giác thoải mái.

daydreaming distracted girl in class

THUỐC GIẢM ĐAU

Các loại thuốc giảm đau

Mỗi loại thuốc giảm đau sẽ có những phương thức hoạt động khác nhau tùy theo tính chất của bệnh lý. Các loại thuốc giảm đau thường được chia thành 2 nhóm sau đây:

Thuốc giảm đau không kê theo đơn

Loại thuốc này được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh đau nhẹ và vừa như đau đầu, cảm, sốt, đau nhức răng, … Trong thành phần thường không có chất gây nghiện và không gây buồn ngủ

Trong thuốc giảm đau không kê đơn lại được chia thành 2 loại:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID): Bao gồm các loại thuốc như meloxicam, piroxicam, aspirin, diclofenac, indomethacin,… chúng được dùng trong điều trị  hạ sốt, nhức đầu, cảm lạnh và cả viêm xoang.
  • Thuốc giảm đau paracetamol: Được dùng nhiều nhất trong điều trị cơn đau từ nhẹ cho tới trung bình, đặc biệt dùng để hạ sốt. Nhưng nếu dùng thuốc này một cách lạm dụng thì sẽ gây nên một số triệu chứng không đáng có.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau kê đơn

Hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến não, tuỷ sống và cả ống tiêu hoá nhằm thay đổi mức độ các cơn đau, giúp người bệnh bớt đau hơn. Thuốc này bao gồm các loại như sau:

  • Morphine: Sử dụng trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Oxycodone: Dùng trong các trường hợp đau vừa đến nặng.
  • Codeine: Dùng trong trường hợp đau nhẹ đến vừa, thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.
  • Hydrocodone: Dùng trong trường đau vừa đến nặng, thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.

Thuốc giảm đau cần kê đơn Morphine

Cơ chế của một số loại thuốc giảm đau

  • Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau nhóm Opioid: Những loại thuốc giảm đau nhóm Opioid sẽ ngăn cản và chặn lại các tín hiệu đau tới não, làm giảm cảm giác đau. Thực ra cơn đau không bị loại bỏ mà cảm giác giảm đau là sự thay đổi các tín hiệu thần kinh của con người về cơn đau

  • Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Aspirin: Các tế bào khi bị thương tổn sẽ tiết ra một lượng lớn enzyme cyclooxygenase-2, enzyme này có tác dụng hình thành các prostaglandin, gây ra cảm giác đau và viêm. Aspirin sẽ tiếp cận xung quanh tế bào thương tổn và ngăn cản sự hình thành các prostaglandin. Các prostaglandin biến mất đồng nghĩa với không có các tín hiệu đau. Do đó, cơn đau sẽ được giảm bớt mặc dù các tế bào vẫn còn bị tổn thương.

  • Cơ chế tác động của thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhưng cơ chế giảm đau của nó vẫn là một bí ẩn. Một số giả thiết cho rằng paracetamol ngăn chặn  các enzym COX trong não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương), làm cơn đau suy giảm

  • Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau chống viêm không Steroid( NSAID): Loại thuốc này ức chế tác động của enzym cyclooxygenase (COX), chất tạo ra prostaglandin. Trong khi nhiễm trùng, prostaglandin có thể tác động lên vùng dưới đồi, làm nhiệt độ tăng cao và gây ra cảm giác đau. Thế nên , việc NSAID ức chế tác động của enzym COX sẽ làm suy yếu quá trình hình thành prostaglandin làm nhiệt độ cơ thể giảm về mức bình thường.

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau

Vai trò của thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là một loại thuốc được sử dụng với mục đích giúp người bệnh giảm bớt cơn đau do bệnh lý mang lại. Các cơn đau ngoài việc làm  bệnh nhân cảm thấy  khó chịu thì đồng thời khi đau cũng có thể là dấu hiệu các mô tế bào đang bị tổn thương. Nhằm vượt qua tình trạng đó thì thuốc giảm đau thường được đưa vào sử dụng. Các loại thuốc giảm đau thường mang  lại hiệu quả rõ rệt cho người dùng, mặc dù cơn đau có thể không hoàn toàn hết nhưng chúng có thể giúp bạn vơi bớt phần nào và cảm thấy thoải mái.

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Bên cạnh các tác dụng tuyệt vời để giảm cơn đau, mặt khác thuốc giảm đau cũng có một số tác dụng phụ. Sau đây là các tác dụng phụ thường gặp phải:

  • Gan và thận bị tổn thương: Khi sử dụng thuốc paracetamol sai cách, dùng liên tục  trong một khoảng thời gian dài hoặc lạm dụng quá mức thì có thể dẫn đến suy gan và suy thận, có thể gây  tử vong nếu không kịp thời phát hiện.

  • Viêm loét dạ dày và đường tiêu hoá: Thuốc nhóm NSAID và aspirin khi dùng với liều lượng cao thì có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày, đường tiêu hóa do tổn thương màng nhầy ở dạ dày. Thế nên nếu bị các vấn đề liên quan đến dạ dày nên cẩn thận trong việc sử dụng thuốc giảm đau và phải có sự tư vấn của bác sĩ

  • Một số trường hợp khác: Những bệnh nhân sau đây không nên dùng thuốc giảm đau NSAID:  phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị hen phế quản, bệnh nhân có liên quan đến vấn đề tăng nguy cơ chảy máu, để tránh những biến chứng không tốt có thể xảy ra.

Tổn thương gan do thuốc giảm đau

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Thế nhưng sử dụng thuốc giảm đau không hợp lý cũng sẽ gây ra một số nguy hiểm. Một số loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay không cần kê đơn, do đó càng nhiều người lạm dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau đa phần sẽ an toàn nếu sử dụng đúng cách. Nhưng không phải tất cả mọi loại thuốc đều phù hợp với mọi người. Sau đây là một số đối tượng cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau:

  • Trẻ em: Cơ thể và quá trình phát triển của trẻ em khác người lớn rất nhiều thế nên khi lựa chọn thuốc cần hết sức cẩn thận. Ví dụ như trẻ em dưới 16 tuổi không được sử dụng thuốc aspirin vì có thể ảnh hưởng tới não và gan.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau

  • Người cao tuổi: Cần phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc giảm đau cho người cao tuổi để tránh cơ thể họ có các phản ứng với thuốc giảm đau

Cẩn thận khi cho trẻ em dùng thuốc giảm đau

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN

BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN

Bạch cầu đơn nhân là một loại tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của bạn. Bạch cầu đơn nhân biến thành đại thực bào hoặc tế bào tua khi vi trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn. Các tế bào tiêu diệt kẻ xâm lược hoặc cảnh báo các tế bào máu khác để giúp tiêu diệt nó, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
administrator
XƯƠNG CHÀY

XƯƠNG CHÀY

Xương chày là xương dài thứ hai trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn đứng, di chuyển và giữ thăng bằng. Xương chày thường chỉ bị chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi. Nhưng nếu xương bị suy yếu do loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn mà bạn có thể không biết.
administrator
MÔI LỚN

MÔI LỚN

Môi lớn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi lớn và các tình trạng có thể gây sưng môi lớn nhé.
administrator
TUYẾN GIÁP

TUYẾN GIÁP

Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm thấp ở phía trước cổ với hai thùy bên, có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và nhiệt độ cơ thể.
administrator
DÂY CHẰNG BÀN CHÂN

DÂY CHẰNG BÀN CHÂN

Đôi chân của bạn là bộ phận cơ thể phức tạp và hoạt động rất chăm chỉ. Chúng chứa 26 xương, 30 khớp và hơn 100 cơ, gân và dây chằng. Bàn chân của bạn bao gồm ba dây chằng chính kết nối các xương và cung cấp sự hỗ trợ cho vòm bàn chân.
administrator
TIỀN ĐÌNH

TIỀN ĐÌNH

Tiền đình là khu vực của tai trong giữa khoang màng nhĩ và sau ốc tai. Các rối loạn ở tiền đình có thể ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của chúng ta.
administrator
DÂY THẦN KINH SỌ

DÂY THẦN KINH SỌ

Các dây thần kinh sọ là một tập hợp 12 dây thần kinh ghép nối ở phía sau não. Các dây thần kinh sọ gửi tín hiệu điện giữa não, mặt, cổ và thân giúp bạn nếm, ngửi, nghe và cảm nhận các cảm giác. Chúng cũng giúp bạn biểu hiện trên khuôn mặt, chớp mắt và cử động lưỡi.
administrator
TINH DỊCH

TINH DỊCH

Tinh dịch là lượng chất lỏng màu trắng đục, dạng sệt, có độ kết, được sản xuất củ yếu ở túi tinh và tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch nhé.
administrator