ĐỘNG MẠCH THẬN

Các động mạch thận có chức năng mang một lượng lớn máu từ tim đến thận. Thận giúp lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Mỗi chúng ta có hai động mạch thận. Động mạch thận phải cung cấp máu cho thận phải và động mạch trái đưa máu đến thận trái.

daydreaming distracted girl in class

ĐỘNG MẠCH THẬN

TỔNG QUÁT

Động mạch thận là gì?

Động mạch thận là những mạch máu lớn mang máu từ tim đến thận của bạn. Mỗi chúng ta có hai động mạch thận. Động mạch thận phải cung cấp máu cho thận phải và động mạch trái đưa máu đến thận trái.

CHỨC NĂNG

Chức năng của động mạch thận là gì?

Các động mạch thận là một phần của hệ thống tuần hoàn. Chúng mang một lượng lớn máu từ động mạch chủ (động mạch chính của tim) đến thận. Khoảng 1/2 cốc máu đi qua thận của bạn từ các động mạch thận mỗi phút.

Thận của bạn là một phần của hệ thống tiết niệu. Chúng lọc các chất thải trong máu và chất lỏng dư thừa, mà cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ khi đi tiểu. Thận khỏe mạnh có thể lọc tới 150 lít máu mỗi ngày.

GIẢI PHẪU HỌC

Động mạch thận ở đâu?

Chúng ta có hai động mạch thận, mỗi động mạch cho một bên thận. Động mạch thận phải nối với thận phải. Động mạch thận trái nối với thận trái. Thận của bạn nằm ở phía sau của bụng, ngay trên thắt lưng của bạn.

Mỗi động mạch thận dài khoảng 1 ½ - 2 inch (4 - 6 cm). Các động mạch thận bắt đầu từ động mạch chủ bụng (một nhánh này của động mạch chủ, dẫn máu nuôi các mạch trong bụng của bạn).

Các nhánh động mạch thận 

Mỗi động mạch thận đi vào thận tại một vị trí được gọi là rốn thận. Khu vực này là điểm ra vào của các mạch và dây thần kinh tới thận.

Từ đó, động mạch phân nhánh thành các mạch máu nhỏ hơn khắp thận. Các nhánh của động mạch thận bao gồm:

  • Nephron: Máu từ động mạch thận chảy vào các bộ lọc nhỏ trong thận được gọi là nephron.

  • Cầu thận: Các cụm mạch máu nhỏ trong mỗi nephron (cầu thận) cho phép chất thải và nước di chuyển vào các ống để lọc bỏ các tạp chất. Protein và tế bào máu nằm trong các cầu thận.

  • Ống thận: Khi các ống loại bỏ chất thải, các mạch máu dọc theo ống sẽ hấp thụ lại chất lỏng đã lọc cùng với các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Chất lỏng còn sót lại và chất thải trong ống sẽ trở thành nước tiểu.

  • Tĩnh mạch thận: Máu đã lọc rời thận qua tĩnh mạch thận để lưu thông khắp cơ thể.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn nào ảnh hưởng đến động mạch thận?

Chất béo và cholesterol (mảng bám) có thể tích tụ trong các động mạch thận. Những mảng bám này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch (động mạch bị thu hẹp) và hẹp động mạch thận (tắc nghẽn).

Máu chảy chậm hơn qua các động mạch thận bị thu hẹp. Kết quả là, áp lực tích tụ trong các mạch máu khắp cơ thể. Hẹp động mạch thận có thể dẫn đến:

  • Huyết áp cao.

  • Tăng huyết áp thận.

  • Suy tim.

  • Bệnh thận và suy thận.

  • Đột quỵ.

CHĂM SÓC

Tôi có thể bảo vệ động mạch thận bằng cách nào?

Nếu tắc nghẽn động mạch thận ảnh hưởng ít hơn 60% động mạch, tình trạng này có thể cải thiện khi thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Các bước sau có thể giữ cho động mạch thận và thận của bạn khỏe mạnh:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống có lợi cho tim với ít cholesterol, chất béo, muối và đường.

  • Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.

  • Hạn chế ăn nhiều protein và kali nếu bạn bị bệnh thận.

  • Duy trì cân nặng hợp lý.

  • Kiểm soát các tình trạng như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao.

  • Bỏ thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Khi nào tôi nên nói chuyện với bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ của mình nếu gặp phải:

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.

  • Phù (sưng).

  • Không có khả năng đi tiểu hoặc thường xuyên muốn đi tiểu.

  • Buồn nôn, nôn mửa và sụt cân.

  • Mệt mỏi hoặc đau đầu không rõ nguyên nhân.

LƯU Ý

Các động mạch thận vận chuyển một lượng lớn máu đến thận mỗi ngày để lọc. Những động mạch này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của thận. Các mảng bám có thể tích tụ trong đó, gây ra hẹp động mạch thận. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu và ảnh hưởng đến chức năng thận. Bạn có thể bị cao huyết áp khó điều trị. Bác sĩ có thể giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống và lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh thận.

 

Có thể bạn quan tâm?
TÚI MẬT

TÚI MẬT

Túi mật là một cơ quan hình quả lê có chức năng lưu trữ và giải phóng mật, hỗ trợ quá trình phân hủy chất béo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về túi mật và các bệnh thường gặp ở túi mật nhé.
administrator
HIỆU ÁP (ÁP LỰC MẠCH)

HIỆU ÁP (ÁP LỰC MẠCH)

Hiệu áp hay áp lực mạch là sự chênh lệch giữa chỉ số trên và chỉ số dưới của huyết áp. Con số này có thể là một chỉ báo về các vấn đề sức khỏe trước khi xuất hiện các triệu chứng. Áp lực mạch bất thường đôi khi cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh hoặc tình trạng nhất định.
administrator
THÙY CHẨM

THÙY CHẨM

Thùy chẩm là nơi tập trung phần lớn vỏ não thị giác, cho phép bạn không chỉ nhìn và xử lý các thông tin từ thế giới bên ngoài, mà còn chỉ định ý nghĩa và ghi nhớ các nhận thức thị giác.
administrator
VAN DẠ DÀY THỰC QUẢN

VAN DẠ DÀY THỰC QUẢN

Van ngăn cách dạ dày với thực quản gọi là van dạ dày thực quản có chức năng ngăn không cho thức ăn, dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
administrator
PURIN

PURIN

Purin là một hợp chất hóa học có trong hạt nhân của tế bào động, thực vật và trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về purin và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
CHOLECYSTOKININ

CHOLECYSTOKININ

Cholecystokinin là một loại hormone được sản xuất trong ruột non của bạn. Nó đóng một vai trò cơ bản trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi chất béo và protein đi vào ruột non của bạn, cholecystokinin sẽ kích hoạt túi mật và tuyến tụy của bạn co lại. Chúng cung cấp mật và các enzym đến tá tràng giúp phân hủy thức ăn để hấp thụ.
administrator
HỆ TIÊU HÓA

HỆ TIÊU HÓA

Thực phẩm bạn ăn vào có một hành trình đáng kinh ngạc trong cơ thể chúng ta, từ trên (miệng) xuống dưới (hậu môn). Trên đường đi, các thành phần có lợi trong thức ăn của bạn sẽ được cơ thể hấp thụ, giúp cung cấp cho chúng ta năng lượng và chất dinh dưỡng. Dưới đây là những thông tin từng bước về hoạt động của hệ tiêu hóa.
administrator
DÂY THẦN KINH SỌ

DÂY THẦN KINH SỌ

Dây thần kinh sọ là một tập hợp 12 dây thần kinh ghép nối ở phía sau não của bạn. Các dây thần kinh sọ gửi tín hiệu điện giữa não, mặt, cổ và thân của bạn. Các dây thần kinh sọ giúp bạn nếm, ngửi, nghe và cảm nhận các cảm giác. Chúng cũng giúp bạn biểu hiện trên khuôn mặt, chớp mắt và cử động lưỡi.
administrator