Purin là gì?
Purine là một hợp chất hóa học, chỉ một loại phân tử gốm có các nguyên tử cacbon và nitơ tìm thấy trong RNA và DNA của tế bào.
Purine trong đồ uống và thực phẩm hàng ngày như: thịtrt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Ngoài ra, purin có trong hạt nhân của tế bào động, thực vật.

Sự tích tụ purin quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra một tình trạng tích tụ các hạt acid uric lắng đọng trong cơ thể
Cấu tạo của Purin
Purin là thành phần cấu tạo nên tất cả các sinh vật sống. Purin được chia làm hai loại trong cơ thể chúng ta:
-
Purin nội sinh: Được sản xuất trong quá trình chuyển hóa của acid nucleotide trong cơ thể
-
Purin ngoại sinh: Được hấp thụ vào trong cơ thể thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm hay đồ uống hàng ngày
Hầu hết mọi đồ ăn, đồ uống có cồn đều có chứa chất purin và dựa vào hàm lượng purin có trong thực phẩm, có thể chia thành 3 nhóm sau:
-
Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao (> 150mg purin/100g thực phẩm) như thịt của các loại động vật, nội tạng và hải sản...
-
Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin trung bình (50 – 150mg purin/100g thực phẩm) như: thịt gia cầm, măng, nấm, bột mì, đậu phộng...
-
Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g thực phẩm) như: các loại rau, sữa đậu nành, dầu ăn...
Chức năng của Purin trong cơ thể con người
Purin có vai trò không thể thiếu đối với RNA và DNA của tế bào và là một thành phần quan trọng trong một số phân tử sinh học khác như Adenosine triphosphate (ATP), Coenzyme A, Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD), Guanosine-5-triphosphate (GTP), Cyclic adenosine monophosphate (Cyclic AMP).
Purin còn có ảnh hưởng trực tiếp đến các chất dẫn truyền thần kinh, thụ thể purinergic và sự kích hoạt thụ thể adenosine.
Ngoài ra, sự chuyển hóa của purin tạo ra các acid uric có vai trò chống oxy hóa và tiêu trừ các gốc tự do.
Các loại thực phẩm chứa nhiều Purin
Phần lớn các loại thức uống và thực phẩm – ngay cả rau xanh và trái cây đền có sự xuất hiện của purin. Tuy nhiên hàm lượng của chúng có sự chênh lệch theo tùy loại thực phẩm.
Các loại thực phẩm chứa nhiều Purin, bao gồm:
-
Nội tạng và thịt đỏ loại thực phẩm có hàm lượng purin cao nhất.
-
Hàm lượng purin trong hải sản như mực, tôm, cua, ghẹ,… cao hơn so với các loại cá.
-
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, mỡ động vật,…
-
Đồ uống chứa cồn không chứa nhiều purine. Tuy nhiên việc thu nạp nhóm thức uống này có thể sản sinh ra nhiều axit lactic và ức chế quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
-
Một số loại rau, củ, hạt có chứa hàm lượng purin cao như măng tây, súp lơ, nấm, đậu nành, đậu đỏ,…
Lưu ý
Purin và bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp mà có sự liên quan lớn đến purin. Sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể có thể dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric lắng đọng trong các khớp gây ra những cơn đau dữ dội.
Sỏi thận axit uric cũng có thể hình thành thông qua việc tích tụ quá nhiều axit uric. Tuy nhiên, sự hình thành sỏi thận axit uric không được đề cập nhiều do sự hình thành sỏi canxi ảnh hưởng tới thận lớn hơn.
Sỏi canxi oxalat và canxi photphat (còn gọi là hydroxyapatite) chiếm khoảng 95% các loại sỏi trong những trường hợp bị sỏi thận. Ngoài ra, khoảng 2/3 các viên sỏi có đường kính nhỏ hơn 5 mm và tự thải qua nước tiểu.
Purin và tình trạng tăng acid uric máu
Theo định nghĩa, tăng axit uric máu là khi nồng độ axit uric trong máu quá cao và tình trạng này có thể gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, một số người bị tăng axit uric trong máu lại không có các triệu chứng và gặp phải vấn đề về bệnh gout. Đây được gọi là tăng axit uric máu không có triệu chứng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng: tăng acid uric máu ngay cả khi không mắc bệnh gout vẫn là một mối đe dọa đến sức khỏe cần chú ý. Nồng độ axit uric cao trong máu có liên quan đến các vấn đề với bệnh tim mạch và bệnh thận.
Nồng độ axit uric cao có liên quan đến các vấn đề và tình trạng khác nhau trong cơ thể nhau:
-
Tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp
-
Béo phì
-
Tăng nồng độ insulin trong máu
-
Mức cholesterol tốt thấp
-
Mức độ protein phản ứng C cao
-
Lượng chất béo trung tính cao
Tất cả đều là những yếu tố gây ra các tình trạng bệnh tim mạch và bệnh thận.
Chế độ ăn dành cho người mắc bệnh gout
Trước đây, các khuyến nghị về hạn chế hấp thụ purin trong chế độ ăn uống ở mức 100 – 200 mg mỗi ngày và thường hạn chế về các loại thực phẩm thịt và nội tạng là một khuyến nghị của các tổ chức chăm sóc sức khỏe về bệnh viêm khớp gout. Hiện tại, một số tổ chức đã điều chỉnh hướng dẫn điều trị và phòng ngừa bệnh gout để đảm bảo việc ăn thường xuyên các loại rau chứa nhiều purin bao gồm hàm lượng cho phép ăn một lượng vừa phải các loại rau có hàm lượng purin cao cũng được đưa ra.
Những điều chỉnh này dựa trên nghiên cứu tương đối mới cho thấy: các mức độ khác nhau của nguy cơ bệnh gout từ các loại rau chứa purin so với thịt động vật và hải sản có chứa purin. Trên thực tế, một số quy trình phòng ngừa bệnh gout cũng yêu cầu hạn chế ăn rau với mức độ vừa phải.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm từ sữa ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Trong đó, một phát hiện khác cho thấy hàm lượng vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 3 trong số 5 loại thực phẩm cung cấp vitamin C hàng đầu là rau (đặc biệt là ớt chuông), bông cải xanh và cải Brussels.
Các nhà khoa học cũng khuyên răng sử dụng lượng protein thực vật (thay vì thịt động vật) nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Purin có vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp AND, ARN cũng như hoạt động của hệ tim mạch và tiêu hóa, tuy nhiên những ảnh hưởng của purin đến cơ thể cũng rất lớn. Do đó, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp lượng thực phẩm purin với mức độ vừa phải cho phép để cơ thể có thể hoạt động khỏe mạnh.