Xương bánh chè là gì?
Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối, là một đoạn xương nhỏ thuộc đầu gối, trước khớp gối và trước đầu dưới xương đùi.
Cấu trúc của xương bánh chè
Khi mới sinh ra, xương bánh chè có cấu trúc là sụn, sau đó sụn cốt hóa thành xương vào thời điểm 3 – 4 tuổi. Đến khi phát triển trưởng thành, bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc và ở trong là tổ chức xương xốp. Cấu trúc của xương bánh chè gồm: 2 mặt xương (trước và sau), 2 bờ xương (trong và ngoài), 1 đỉnh và 1 nền.
Hai mặt xương
-
Mặt trước: hơi lồi, xù xì và có nhiều khía rãnh cho gân cơ tứ đầu đùi bám vào, giúp động tác duỗi gối dễ dàng hơn.
-
Mặt sau: chiếm 4/5 diện tích mặt sau và khớp với diện bánh chè của xương đùi. Ở người trưởng thành, bề mặt khớp khoảng 12 cm2 và được bao phủ bởi sụn. Sụn khớp xương là nơi dày nhất trong các sụn khớp trên cơ thể người vì chịu áp lực lớn trong động tác gập gối, có thể dày tối đa 6mm ở trung tâm ở khoảng 30 tuổi.
Hai bờ xương
Hai bờ xương (bờ trong và bờ ngoài) là nơi bám của các thành phần gân cơ tứ đầu đùi và các sợi lưới bên trong và ngoài xương bánh chè.
Nền
Nền để gân cơ tứ đầu đùi bám vào.
Đỉnh
Ở dưới, có dây chằng bánh chè bám.
Trong một số trường hợp hiếm có thể có biến dị ở xương bánh chè như: xương bánh chè đôi (hầu hết ở nam giới) hoặc xương bánh chè bị khiếm khuyết một mảnh.

Gãy xương bánh chè là một tình trạng cần cấp cứu kịp thời nhằm tránh gây ra các tác động cho các bộ phận xung quanh
Chức năng của xương bánh chè
Chức năng chủ yếu của xương bánh chè là giúp làm tăng chiều dài cánh tay đòn trong hoạt động co cơ tứ đầu đùi. Nhờ đó, moment lực được tạo ra bởi cơ tứ đầu tăng lên khoảng 33-55% nên xương bánh chè tạo điều kiện cho quá trình duỗi gối xảy ra hiệu quả hơn.
Xương bánh chè hoạt động như một cán cân giúp điều chỉnh chiều dài, hướng, lực của gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi mỗi vị trí cánh tay đòn khác nhau từ các độ gấp gối khác nhau. Khi gấp gối, xương bánh chè di chuyển xuống dưới nên vị trí tiếp xúc với xương đùi của xương bánh chè di chuyển từ đỉnh đến đáy (từ xa đến gần). Sự thay đổi vùng tiếp xúc này dẫn đến thay đổi cánh tay đòn và tạo điều kiện thuận lợi cho co cơ tứ đầu đùi.
Xương bánh chè đóng vai trò như một miếng đệm để bảo vệ gân tứ đầu giảm ma sát. Ngoài ra, xương này còn giúp giảm thiểu lực ép của cơ tứ đầu lên xương đùi, bằng cách phân tán lực đều đến xương bên dưới.
Nhìn chung, xương bánh chè góp phần quan trọng trong chức năng khớp gối. Xương bánh chè vừa bảo vệ, ổn định khớp gối và vừa có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ tứ đầu đùi.
Các bệnh lý thường gặp của xương bánh chè
Trật xương bánh chè
Trật xương bánh chè thường hay gặp là trật sang bên. Trật xương bánh chè được chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng và chụp X-quang để loại trừ gãy xương. Phương pháp điều trị là nắn trật và bất động.
Các tổn thương liên quan có thể: vỡ sụn xương hoặc lồi cầu ngoài xương đùi.
Các biến chứng có thể bao gồm: thoái hóa khớp, những bệnh nhân có bất thường ở khớp chè đùi, có thể trật khớp tái phát hoặc bán trật bánh chè.
Phương pháp điều trị bao gồm:
Ngoài ra, còn có một số bệnh lý khác liên quan đến xương bánh chè, bao gồm: thoái hóa khớp chè đùi, xương bánh chè ở vị trí cao hoặc thấp hơn bình thường, gai xương trên xương bánh chè,…
Gãy xương bánh chè
Các nguyên nhân chấn thương ở xương bánh chè:
-
Do ngã đập đầu gối xuống đất
-
Đập vào các vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp
-
Do đánh trực tiếp vào bánh chè
-
Do co gấp cẳng chân đột ngột khi cơ tứ đầu đùi đang co gấp
-
Làm động tác khiến bánh chè bị tỳ ép mạnh gây ra gãy ngang
Điều trị gãy xương bánh chè bằng cách sơ cứu. Các bước sơ cứu gồm:
Các trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp mặt sau xương bánh chè dưới 1mm hoặc gãy rạn xương bánh chè có thể điều trị bằng phương pháp bó bột.
Ngoài ra, gãy xương bánh chè còn được điều trị phẫu thuật trong trường hợp:
Những điều cần lưu ý
Để phòng tránh các tình trạng liên quan đến xương bánh chè, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
-
Khởi động tốt trước khi vận động, trước khi luyện tập và trước khi lao động
-
Bảo vệ đầu gối bằng cách dùng băng thun quấn quanh đầu gối trong khi các hoạt động như đá bóng, thi đấu điền kinh, trượt tuyết.
-
Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: ngồi xổm, quỳ gối hay tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp, khuân vác vật nặng.
-
Đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải khoảng 3cm.