Răng cửa cũng tương tự như các răng khác có các chức năng cơ bản bao gồm chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng cửa nhé.

daydreaming distracted girl in class

RĂNG CỬA

Tổng quan

Cung hàm được chia thành 4 phần, đếm số từ 1 – 4 theo chiều kim đồng hồ. Khi đó sẽ dễ dàng đếm được các răng ở 4 phần cung hàm, các răng trên cung hàm cũng được đánh số lần lượt từ 1 – 8. Ở người trưởng thành sẽ có tổng cộng là 32 chiếc răng chia đều cho hàm trên và hàm dưới, tức là một hàm sẽ có 16 chiếc răng (đã tính 4 chiếc răng khôn).

Răng cửa thuộc nhóm răng trước, nằm ngay vị trí trung tâm giữa cung răng nên rất dễ nhận biết và quan sát. 

Bao gồm: Răng cửa chính là răng số 1 và số 2 và các loại răng nanh, răng hàm nhỏ (răng tiền cối), răng hàm lớn.

Vì nằm ở vị trí phía trước nên khi giao tiếp sẽ luôn để lộ ra những chiếc này. Do đó, nếu gặp bất kỳ vấn đề gì như sâu răng, hô, sứt mẻ sẽ làm ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ của khuôn mặt.

Vai trò và chức năng của răng cửa

Răng cửa cũng tương tự như các răng khác có các chức năng cơ bản bao gồm chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm.

Trước khi đưa thức ăn vào khoang miệng, Răng cửa có chức năng cắn và chia nhỏ thức ăn thành từng miếng nhỏ giúp các răng hàm sẽ dễ dàng nghiền nát thức ăn hơn. Vai trò này tác động nhiều đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể, nếu chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dẫn đến nhiều bệnh lý cơ thể.

Tạo ra vẻ đẹp cho nụ cười và khuôn mặt nên việc chăm sóc tốt cho răng cửa là rất cần thiết để bạn luôn sở hữu nụ cười tự tin và rạng rỡ.

Sức khỏe của răng cửa ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát âm của con người. Nên, nếu có khiếm khuyết ở chiếc răng này thì sẽ rất khó để phát âm chuẩn được.

Răng bị sứt mẻ gây ra các vấn đề về mặt thẩm mỹ và ảnh hưởng đến việc ăn uống của con người

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở răng cửa

Răng bị sâu, viêm tủy

sâu răng là bệnh lý xảy ra rất phổ biến ở hầu hết các răng trên cung hàm gây các lỗ sâu màu nâu đen, nghiêm trọng hơn nữa là răng bị ăn mòn phần lớn men răng và xảy ra các tình trạng đau nhức, ê buốt do viêm nhiễm vùng tủy.

Răng bị chấn thương, gãy vỡ

Răng cửa nằm ở vị trí phía ngoài trên cung hàm nên rất dễ bị ảnh hưởng nếu tác động lực quá mạnh hoặc bị va đập sẽ khiến vùng răng cửa bị sứt mẻ và tổn thương. 

Thưa răng

răng thưa chủ yếu là ở nhóm răng trước bao gồm cả răng cửa. Tình trạng răng thưa mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nhưng lại làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Răng hô vẩu

Răng hô vẩu ở vị trí răng cửa hoặc toàn hàm là vấn đề lo ngại của nhiều người bởi gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thậm chí gây sai lệch khớp cắn.

Các biện pháp điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến răng cửa

Tình vào tình trạng sức khỏe của răng mà bác sĩ có thể điều trị các vấn đề sức khỏe ở răng cửa một các hiện quả như loại bỏ ổ răng sâu, điều trị viêm tủy, phục hình răng.

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng cửa

Để hạn chế tối đa nguy cơ các bệnh lý răng miệng nói chung và răng cửa nói riêng thì việc chăm sóc và vệ sinh đúng cách là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và thói quen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Những biện pháp chăm sóc răng cửa đơn giản có thể áp dụng bao gồm:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa thành phần fluor và sử dụng bàn chải đánh răng chất lượng để tránh làm tổn thương chân răng và men răng.

  • Thay bàn chải mới sau mỗi 3 tháng hoặc khi thấy chúng có dấu hiệu bị mòn.

  • Uống nước hoặc súc miệng sau khi ăn để loại bỏ các thức ăn thừa, mảng bám trên răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trên răng và trong kẽ răng.

  • Không nên dùng tăm xỉa răng để tránh làm tổn thương nướu răng.

  • Không dùng răng cửa để cắn các vật cứng như nắp chai, bút...

  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao có nguy cơ chấn thương cao.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, quả sấy ngọt... và các thực phẩm có tính acid sẽ gây ăn mòn men răng.

  • Bổ sung thêm những thực phẩm có chứa thành phần canxi và flour vào chế độ ăn hằng ngày để giúp răng được cứng chắc hơn.

  • Tăng cường chế độ ăn uống với rau, củ, quả...

Có thể bạn quan tâm?
ỐNG DẪN TRỨNG

ỐNG DẪN TRỨNG

Các ống dẫn trứng là một lối đi quan trọng cho trứng và tinh trùng gặp nhau để trứng đã thụ tinh (phôi) đi đến tử cung. Sức khỏe của ống dẫn trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Các ống dẫn trứng bị tắc hoặc tổn thương có thể gây khó khăn cho việc mang thai của các cá nhân và các cặp vợ chồng.
administrator
CƠ BẮP

CƠ BẮP

Bạn có hơn 600 cơ bắp trên cơ thể. Một số cơ giúp chúng ta di chuyển, nâng đồ vật hoặc ngồi yên. Một số nhóm cơ khác giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, thở hoặc nhìn. Tim là một cơ có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Nhiều chấn thương và bệnh tật có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của các cơ. Để giữ cho cơ bắp của bạn chắc khỏe, hãy duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên.
administrator
THÙY THÁI DƯƠNG

THÙY THÁI DƯƠNG

Bộ não của tất cả các loài động vật có vú, bao gồm cả người, chứa bốn thùy trong vỏ não, bao gồm thùy chẩm, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy trán. Nằm ngay bên dưới đường nứt bên và băng qua cả hai đường nứt của não là thùy thái dương. Cấu trúc quan trọng này giúp xử lý đầu vào cảm giác, bao gồm cả cơn đau và các kích thích thính giác. Nó cũng giúp bạn hiểu ngôn ngữ, lưu giữ ký ức hình ảnh và cả xử lý, ghi nhớ cảm xúc. Tổn thương vùng não này có thể gây ra những hậu quả đối với hầu như mọi chức năng của cơ thể, vì phần lớn những gì chúng ta làm phụ thuộc vào cảm xúc và đầu vào của giác quan.
administrator
ĐỘNG MẠCH KHOEO

ĐỘNG MẠCH KHOEO

Các động mạch khoeo phân nhánh từ động mạch đùi ở chân của bạn để cung cấp máu đến đầu gối và cẳng chân của chúng ta. Động mạch khoeo chạy phía sau xương bánh chè của bạn, nơi có thể cảm nhận được nhịp đập của xương bánh chè. Các tình trạng như chứng phình động mạch, cục máu đông và xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến động mạch, gây đau chân (đau cách hồi) và tăng nguy cơ mất chi.
administrator
RĂNG NANH

RĂNG NANH

Bộ răng của chúng ta bao gồm 4 răng nanh (2 răng nanh hàm trên, 2 răng nanh hàm dưới) và răng ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng nanh nhé.
administrator
ALBUMIN TRONG MÁU

ALBUMIN TRONG MÁU

Albumin là một loại protein quan trọng của cơ thể được tổng hợp phần lớn tại gan. Vì đây là một loại protein quan trọng nên xét nghiệm Albumin ở huyết tương, huyết thanh là một việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mỗi người. Dựa vào loại chỉ số này giúp bác sĩ có thêm điều kiện để xác định các căn bệnh liên quan. Vậy Albumin là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề xung quanh Albumin thông qua bài viết dưới đây nhé!
administrator
DÂY RỐN

DÂY RỐN

Dây rốn là bộ phận được hình thành trong cơ thể của thai nhi và có nhiều vai trò đặc biệt quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, chức năng và các vấn đề sức khỏe liên quan tới dây rốn nhé.
administrator
TUYẾN YÊN

TUYẾN YÊN

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ bằng hạt đậu nằm ở đáy não bên dưới vùng dưới đồi. Nó giải phóng một số hormone quan trọng và kiểm soát chức năng của nhiều tuyến khác của hệ thống nội tiết.
administrator