TUYẾN NƯỚC BỌT

Tuyến nước bọt thuộc loại tuyến ngoại tiết, có ống tuyến và nang tuyến. Có tất cả 3 cặp tuyến nước bọt chính và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể.

daydreaming distracted girl in class

TUYẾN NƯỚC BỌT

Tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt thuộc loại tuyến ngoại tiết, có ống tuyến và nang tuyến. Chúng nằm ở nhiều vị trí và kích thước khác nhau. Có tất cả 3 cặp tuyến nước bọt chính là: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài các tuyến nước bọt chính còn có các tuyến nước bọt phụ rải rác trong miệng ở môi, má và lưỡi. Các tuyến chính là một tập hợp các mô ngoại tiết, tiết ra nước bọt vào các ống dẫn thay vì hoạt động riêng lẻ, kích thước lớn hơn nhiều và tạo ra lượng nước bọt lớn hơn nhiều so với các tuyến phụ.

Các tuyến nước bọt

Tuyến mang tai

Các tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất, nằm ngay trước tai, và sản xuất nước bọt từ một ống dẫn gần răng hàm thứ hai. Tuyến mang tai sản xuất từ 25% đến 30% tổng lượng nước bọt.

Mỗi tuyến mang tai có hai thùy là thùy bề mặt và thùy sâu. Dây thần kinh số 7 đi xuyên qua tuyến mang tai, phân chia tuyến ra làm 2 thùy: thùy nông và thùy sâu. Khả năng nhắm mắt, nhướn mày và mỉm cười được kiếm soát bởi dây thần kinh mặt. 

Ngoài ra, một số cấu trúc quan trọng khác gần tuyến mang tai như:

  • Động mạch cảnh ngoài, đồng thời là nguồn cung cấp máu chính ở vùng đầu và vùng cổ

  • Tĩnh mạch võng mạc

Tuyến dưới hàm

Tuyến dưới hàm có kích thước ngang quả óc chó, nằm trong vùng dưới hàm và sản xuất nước bọt từ dưới lưỡi bởi ống dẫn mở ra ở nhú dưới lưỡi.

Các tuyến dưới hàm có hai phần được gọi là thùy nông và thùy sâu. Các cấu trúc gần đó bao gồm:

  • Dây thần kinh bờ hàm dưới: giúp mỉm cười

  • Cơ bám da cổ: giúp di chuyển môi dưới

  • Dây thần kinh lưỡi: cảm nhận vị giác trong lưỡi

  • Dây thần kinh hạ thiệt: có thể nói và nuốt được nhờ chuyển động của lưỡi

Tuyến dưới hàm là tuyến đôi và là tuyến lớn thứ hai trong số các tuyến nước bọt chính. Đồng thời tạo ra lượng nước bọt lớn nhất (chiếm tới 70% tổng lượng nước bọt).

Tuyến dưới lưỡi

Tuyến dưới lưỡi nằm dưới sàn miệng, bên dưới hai bên lưỡi và dưới nếp gấp dưới lưỡi. Gồm ống tiết lớn đổ ra ở gai dưới lưỡi và khoảng 5-15 ống dẫn nhỏ mở dọc theo nếp gấp dưới lưỡi. 

Tuyến dưới lưỡi là tuyến nhỏ nhất trong các tuyến nước bọt chính và tiết ra phần nước bọt nhỏ nhất trong ngày (chỉ khoảng 5%).

Các TNB phụ

Các tuyến phụ nhỏ hơn nhiều so với 3 tuyến nước bọt chính nhưng số lượng lớn khoảng 800-1.000 tuyển và chỉ chiếm khoảng 1% lượng nước bọt hằng ngày. Chúng có thể được tìm thấy ở dạng mảng của các vị trí như: má, môi, niêm mạc lưỡi, vòm miệng mềm, một phần vòm miệng cứng, sàn miệng và giữa các sợi cơ của lưỡi.

Vai trò của tuyến nước bọt

  • Vai trò nội tiết: đảm bảo sự tăng sản những tổ chức trung mô như xương răng, sụn, sợi chun, tổ chức liên kết và tạo máu, hệ thống lưới nội mô....

  • Vai trò tiêu hóa: Tuyến nước bọt làm ướt và tan thức ăn, đồng thời củng cố vị giác và thủy phân tinh bột.

  • Vai trò bảo vệ: tuyến nước bọt cuốn trôi vi khuẩn, tạo pH kiềm, các chất diệt khuẩn, kháng thể bảo vệ và hỗ trợ tái khoáng men răng.

  • Vai trò bài tiết: những chất ngoại lai sẽ được phát hiện nhanh chóng khi xét nghiệm nước bọt.

Vị trí và đường đi của các tuyến nước bọt trong cơ thể

Một số bệnh liên quan đến tuyến nước bọt

Sỏi tuyến nước bọt (Sialolithzheim)

Là các sỏi nhỏ, giàu canxi nhưng đôi khi hình thành bên trong tuyến nước bọt. Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng một số có thể liên quan đến:

  • Mất nước gây đặc nước bọt.
  • Lượng thức ăn giảm gây giảm lượng nước bọt.
  • Sử dụng một số thuốc làm giảm lượng nước bọt sản xuất như thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp và thuốc tâm thần.

Một số sỏi ở trong tuyến làm tắc ống tuyến, cũng có một số không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi tắc ống tuyến xảy ra thường gây đau, sung và tắc một phần hoặc hoàn toàn dòng nước bọt. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng gọi là viêm tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt (nhiễm trùng tuyến nước bọt)

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh nhiễm trùng gây đau thường do vi khuẩn, phổ biến ở những người lớn tuổi bị sỏi tuyến nước bọt nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm tuyến nước bọt có thể phát triển thành nhiễm trùng nặng.

Nhiễm virus

Nhiễm virus đôi khi ảnh hưởng ở tuyến nước bọt, gây sưng mặt, đau, khó ăn và phổ biến nhất là quai bị.

Nang nhầy, nang niêm dịch

Là các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Đôi khi các u nang trong tuyến mang tai xuất hiện ở các em bé sơ sinh vì các vấn đề liên quan đến sự phát triển của tai trước khi sinh. Về sau hình thành các loại u nang khác trong các tuyến nước và có thể là kết quả của chấn thương, nhiễm trùng, sỏi tuyến nước bọt hoặc khối u.

Khối u lành tính

Hầu hết các khối u tuyến nước bọt xảy ra trong tuyến mang tai và phần lớn chúng lành tính. Các yếu tố rủi ro bao gồm: phơi nhiễm phóng xạ và hút thuốc.

Khối u ác tính 

Khối u ác tính là ung thư tuyến nước bọt. Đây là bệnh ung thư rất hiếm nhưng nếu mắc phải thì rất trầm trọng. Các nguyên nhân được biết đến đối với ung thư tuyến nước bọt là: hội chứng Sjogren và tiếp xúc với bức xạ. Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này.

Hội chứng Sjogren

  • Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn mãn tính. Cơ thể tấn công các bộ phận như:  tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến mồ hôi và tuyến dầu của da.

  • Những người mắc bệnh này hầu hết là phụ nữ ở giai đoạn tuổi trung niên. Một nửa các trường hợp mắc hội chứng Sjogren, xảy ra cùng với viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hoặc viêm đa cơ.

Tăng sản tuyến nước bọt không đặc hiệu

Tăng sản tuyến nước bọt không đặc hiệu còn được gọi là sialadenosis. Đây là các tuyến nước bọt trở nên to dần mà không có hề bị nhiễm trùng, viêm hoặc khối u và thường ảnh hưởng đến tuyến mang tai. Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra bệnh chính xác.

Lưu ý

Hệ thống tuyến nước bọt ở cơ thể người rất nhạy cảm, là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và thậm tệ hơn sẽ gây ra các bệnh nói trên. Nên cần chủ động tìm hiểu và bảo vệ cơ thể, đặc biệt trong ăn uống và vệ sinh răng miệng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TẾ BÀO GRANULOSA

TẾ BÀO GRANULOSA

Tế bào hạt (granulosa) trong buồng trứng của phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ. Các tế bào này tiết ra estrogen, progesterone và các hormone khác. Tế bào Granulosa tác động đến sự phát triển của nang trứng và rụng trứng. Ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến các tế bào hạt. Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị các tình trạng này. PCOS, POI và vô sinh nữ cũng có thể liên quan đến các tế bào này.
administrator
HORMONE GIẢI PHÓNG GONADOTROPIN (GNRH)

HORMONE GIẢI PHÓNG GONADOTROPIN (GNRH)

Tuyến yên trong hệ thống nội tiết của bạn sử dụng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) để kích thích sản xuất hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể. Các gonadotropins (hormone) này tạo ra các hormone sinh dục testosterone, estrogen và progesterone. GnRH rất quan trọng đối với sự trưởng thành của sức khoẻ sinh lý, ham muốn tình dục và khả năng sinh sản của bạn.
administrator
BẮP CHÂN

BẮP CHÂN

Bắp chân của bạn là cơ nằm ở phía sau của cẳng chân. Nó bắt đầu từ dưới đầu gối và kéo dài đến mắt cá chân của bạn. Cơ bắp chân đảm nhiệm chức năng giúp bạn đi bộ, chạy, nhảy và chịu trách nhiệm cho sự linh hoạt của bàn chân. Cơ bắp chân cũng là cơ quan giúp bạn đứng thẳng.
administrator
MỐNG MẮT

MỐNG MẮT

Màu sắc của mống mắt là duy nhất, giống như vân tay của bạn. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong thị lực của mình hoặc nếu bạn đột ngột nhạy cảm với những thay đổi về ánh sáng.
administrator
LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

Củng mạc hoặc lòng trắng của mắt, là vùng mô chắc chắn bao bọc xung quanh nhãn cầu. Nó giúp duy trì hình dạng nhãn cầu của bạn và bảo vệ nó khỏi bị thương. Một số tình trạng có thể làm cho toàn bộ củng mạc thay đổi màu sắc hoặc gây ra các đốm màu. Nhiều tình trạng xơ cứng sẽ tự khỏi sau vài tuần, nhưng một số bệnh cần được chăm sóc y tế.
administrator
TĨNH MẠCH PHỔI

TĨNH MẠCH PHỔI

Các tĩnh mạch phổi có chức năng thu thập máu giàu oxy từ phổi của bạn và mang nó đến tim của chúng ta. Nhiều tình trạng khác nhau có thể ảnh hưởng đến các tĩnh mạch phổi, bao gồm cả những bệnh lý bẩm sinh cũng như những tình trạng khác phát triển sau này trong cuộc sống. Các tĩnh mạch phổi cũng là nơi bắt đầu của tình trạng rung nhĩ. Vì vậy, đây thường là mục tiêu của phương pháp điều trị A-Fib.
administrator
QUÁ TRÌNH TIẾT SỮA

QUÁ TRÌNH TIẾT SỮA

Quá trình tiết sữa là quá trình tạo ra sữa mẹ. Sữa mẹ được tiết ra qua các tuyến vú nằm trong bầu ngực của bạn. Việc cho con bú được thúc đẩy bởi nội tiết tố và xảy ra tự nhiên ở những người đang mang thai. Nó cũng có thể diễn ra ở những người không mang thai. Việc cho con bú sẽ tiếp tục miễn là sữa được lấy ra khỏi ngực của bạn.
administrator
DÂY CHẰNG HÁNG

DÂY CHẰNG HÁNG

Dây chằng háng là một tập hợp gồm hai dải nối các cơ xiên của bụng với xương chậu, nằm sâu trong háng. Chúng hỗ trợ các mô mềm ở vùng bẹn, neo giữ vùng bụng và xương chậu. Thoát vị bẹn là một vấn đề phổ biến ở bộ phận này, đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi.
administrator