NỘI MẠC TỬ CUNG

Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung là một lớp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong tử cung, có nhiệm vụ bảo vệ quá trình mang thai và thụ thai ở phụ nữ.

daydreaming distracted girl in class

NỘI MẠC TỬ CUNG

Nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung là một lớp niêm mạc mềm, xốp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong tử cung. Nội mạc tử cung phát triển nhờ hormone estrogen có trong cơ thể phụ nữ.

Cấu tạo của Nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung có cấu tạo gồm 2 lớp là lớp nội mạc căn bản (lớp đáy) và lớp nội mạc tuyến (lớp nông). Lớp nội mạc căn bản mỏng bao gồm tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, ngược lại lớp nội mạc tuyến chịu nhiều sự biến đổi của chu kì kinh nguyệt. Nội mạc tử cung bình thường ở một người phụ nữ dày từ 3-4mm sau khi vừa hành kinh và dày từ 8-12 mm ở giữa chu kì kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung là một trong những tình trạng phụ nữ thường gặp phải do tình trạng rối loạn hormone gây ra

Chức năng của Nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ quá trình mang thai và thụ thai ở phụ nữ. Dưới sự tác động của hormon sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển dày lên và sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Điều này diễn ra hàng tháng với phụ nữ. Sự hành kinh xuất hiện khi sự thụ tinh không xảy ra, đồng thời lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong ra. Lớp niêm mạc tử cung được tái tạo sau khi kinh nguyệt kết thúc. Trong thời gian mang thai, lớp nội mạc tử cung dày lên, trở thành màng rụng giúp bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng để phôi thai, nhau thai phát triển.

Nội mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai vì phôi thai làm tổ và phát triển trong lòng tử cung.

Nội mạc tử cung mỏng là khi lớp niêm mạc mỏng hơn 7-8mm. Nguyên nhân có thể do nồng độ estrogen thấp, lối sống ít vận động, tập luyện thể thao, mắc các bệnh liên quan tử cung hoặc do lạm dụng thuốc,…Lớp nội mạc tử cung quá mỏng thì phôi thai không thể bám được vào lòng tử cung, gây khó khăn trong quá trình làm tổ của thai nhi. Đồng thời lớp nội mạc mỏng thì thai dễ bị bong ra gây sảy thai, chết lưu và không thể cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi thai nên nếu quá trình làm tổ diễn ra thì vẫn khó giữ lại thai nhi.

Lớp nội mạc lớn hơn 20mm thì đây là nội mạc tử cung dày. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của hormone estrogen, gây ra những hiện tượng như rong kinh, buồng trứng đa nang, vô kinh thứ phát, rối loạn phóng noãn... Những hiện tượng này là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình thụ thai.

Muốn kiểm tra nội mạc tử cung có bất thường gì không và bất thường ở mức độ nào thì bác sĩ sẽ siêu âm đối chiếu với từng giai đoạn kinh nguyệt và cho biết tình trạng.

Các bệnh lý thường gặp 

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là lớp nội mạc tử cung và mô đệm bị “lạc trôi” đến những nơi khác cư trú. Những lớp mô lạc chỗ này chịu tác động của hormone estrogen và có sự biến đổi theo chu kì giống như lớp nội mạc bình thường.

Nguyên nhân chính xác gây ra lạc nội mạc tử cung hiện nay vẫn chưa tìm ra. Một số giả thuyết được nhiều chuyên gia chấp nhận là do hiện tượng trào ngược máu kinh. Trào ngược máu kinh là các dòng máu này đem những tế bào nội mạc đến cấy ghép lên các cơ quan khác, thường xảy ra ở buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc – lớp màng bao quanh các cơ quan trong ổ bụng và các cơ quan khác của vùng chậu. Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh là hiếm muộn – vô sinh.

Tăng sản nội mạc tử cung

Tăng sản nội mạc tử cung là một bệnh lý thường gặp ở nữ giới tiền mãn kinh và mãn kinh, khi lớp lót nội mạc tử cung trở nên quá dày và thường xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ, cụ thể do sự dư thừa estrogen kết hợp với sự thiếu hụt progesterone. Nội mạc tử cung quá dày thì lớp lót nội mạc tử cung không bị bong ra và các tế bào bên trong lớp nội mạc tử cung tiếp tục phát triển.

Tăng sản nội mạc tử cung cũng có thể xảy ra khi dùng liệu pháp thay thế hormone loại estrogen đơn thuần (không có proestin hoặc progesterone). Dùng estrogen liều cao sau mãn kinh trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân gây tăng sản nội mạc tử cung.

Các nguyên nhân khác bao gồm kinh nguyệt không đều, đặc biệt ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô sinh hoặc béo phì: các tế bào mỡ dư thừa cũng sản xuất estrogen dư thừa dẫn đến sự tích tụ dày thêm của nội mạc tử cung.

Tăng sản nội mạc tử cung có thể có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung vì các tế bào dư thừa trở nên bất thường. Tình trạng này thường được điều trị bằng bổ sung proestin.

Ung thư nội mạc tử cung

  • Bệnh ung thư nội mạc tử cung là do các tế bào bất thường phát triển ở nội mạc tử cung. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) nghiên cứu khoảng 90 phần trăm phụ nữ mắc bệnh này được chẩn đoán có biểu hiện chảy máu âm đạo bất thường.

  • Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm: Tiết dịch âm đạo nhiều, đau vùng chậu, nặng vùng chậu hoặc sụt cân không rõ nguyên do.

  • Ung thư nội mạc tử cung thường được điều trị bằng phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật cắt bỏ cả cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng hoặc hạch bạch huyết và các mô khác. Các mẫu bệnh phẩm này sẽ được đưa đi làm xét nghiệm để xem chúng có chứa ung thư hay không.

  • Progestin là một lựa chọn điều trị dành cho phụ nữ muốn sinh thêm con hoặc không thể phẫu thuật vì các lý do khác.

  • Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khi bệnh được chẩn đoán sớm (ở giai đoạn 0), tỷ lệ sống sót sau điều trị 5 năm đối với ung thư nội mạc tử cung là 96%.

  • Ung thư nội mạc tử cung rất phổ biến ở nữ giới độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, ung thư vẫn có thể được điều trị nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, 

  • Chú ý đến độ dày nội mạc tử cung giúp phụ nữ đang mong muốn mang thai có thể hiểu cách tốt nhất để tối ưu hóa cơ hội thụ thai thành công.

Đặc biệt, ung thư nội mạc tử cung là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất có thể xảy ra nếu nội mạc tử cung quá dày. Tuy nhiên, ung thư nội mạc tử cung có tỷ lệ sống sót tốt nếu được chẩn đoán sớm.

Có thể bạn quan tâm?
DÂY THẦN KINH

DÂY THẦN KINH

Mỗi chúng ta có các dây thần kinh ở nhiều vị trí trên toàn bộ cơ thể. Các dây thần kinh gửi các tín hiệu điện giúp bạn cảm nhận được các cảm giác và cử động cơ bắp của mình. Các dây thần kinh cũng kiểm soát các chức năng của cơ thể như tiêu hóa thức ăn và duy trì nhịp tim. Các dây thần kinh là một trong những phần cơ bản của hệ thống thần kinh của chúng ta.
administrator
SỮA NON

SỮA NON

Sữa non là dạng sữa mẹ đầu tiên được tuyến vú tiết ra sau khi sinh. Nó giàu chất dinh dưỡng, có nhiều kháng thể và chất chống oxy hóa để xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Nó chuyển sang sữa mẹ trong vòng 2 – 4 ngày sau khi con bạn được sinh ra. Sữa non đặc hơn và có màu vàng hơn sữa mẹ thông thường.
administrator
VÕNG MẠC

VÕNG MẠC

Võng mạc là cầu nối quan trọng giữa ánh sáng đi vào mắt và hình ảnh bạn nhìn thấy. Các tế bào đặc biệt trong võng mạc của bạn phản ứng với ánh sáng và truyền tín hiệu đến não để chúng ta nhìn thế giới xung quanh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào đối với thị lực của mình.
administrator
DÂY RỐN

DÂY RỐN

Dây rốn là bộ phận được hình thành trong cơ thể của thai nhi và có nhiều vai trò đặc biệt quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc, chức năng và các vấn đề sức khỏe liên quan tới dây rốn nhé.
administrator
BUỒNG TIM

BUỒNG TIM

Các buồng tim bao gồm bốn không gian rỗng nằm bên trong trái tim của bạn. Các buồng trên ở tim của bạn được gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Các buồng dưới của tim được gọi là tâm thất phải và tâm thất trái. Các buồng tim làm việc cùng nhau để quản lý nhịp tim của bạn. Chúng cũng đưa máu tới phổi để lấy oxy trước khi tuần hoàn khắp cơ thể.
administrator
MÔI LỚN

MÔI LỚN

Môi lớn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi lớn và các tình trạng có thể gây sưng môi lớn nhé.
administrator
THỂ HANG

THỂ HANG

Thể hang là một trong hai hình trụ ở dương vật, chứa đầy máu để tạo ra sự cương cứng. Nếu bạn bị đau, các vấn đề về tiết niệu hoặc các vấn đề trong việc duy trì sự cương cứng, hãy đến bác sĩ.
administrator
CƠ XƯƠNG

CƠ XƯƠNG

Cơ xương chiếm từ 30 - 40% tổng khối lượng cơ thể của chúng ta. Đây là nhóm cơ kết nối với xương của bạn, cho phép chúng ta thực hiện một loạt các chuyển động và chức năng. Cơ xương là cơ tự chủ, có nghĩa là bạn kiểm soát cách thức và thời điểm chúng hoạt động.
administrator