Bilirubin còn có tên gọi khác là sắc tố mật, được hình thành từ sự phân cắt của heme có trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm chỉ số Bilirubin trong máu là một trong những xét nghiệm đặc biệt cần thiết để có thể kiểm tra tình trạng sức khoẻ của con người, giúp các bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

daydreaming distracted girl in class

BILIRUBIN

Quá trình sản xuất Bilirubin

Sắc tố mật (Bilirubin) được tạo ra từ phản ứng phân huỷ của heme có trong các protein như: Hemoglobin, myoglobin, cytochromes, catalase, peroxidase và tryptophan pyrrolase

Hiện nay có xấp xỉ 80% bilirubin sản xuất  (từ 250 đến 400 mg ở người trưởng thành) có bắt nguồn từ  hemoglobin.

Còn 20% còn lại có bắt nguồn  từ các hemoprotein khác và một số ít nhân heme tự do.

Sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu có liên quan đến các vấn đề bệnh lý (bao gồm máu tan, rối loạn đông máu, thiếu máu hồng cầu to…).

Sắc tố mật hình thành  bởi sự phân hủy nhân heme thông qua trung gian của hai nhóm enzyme:

  • Heme oxygenase.

  • Biliverdin reductase.

Heme oxygenase sẽ tách vòng  porphyrin của heme bằng cách xúc tác quá trình oxy hóa. Thông quá đó hình thành nên  biliverdin, màu xanh lá,  tiếp theo chúng bị khử bởi biliverdin reductase tạo thành bilirubin IX-alpha, màu vàng cam. Sắt được giải phóng trong các phản ứng trên. Qua đó kết nối  carbon  bị oxy hóa được đào thải thông qua  dạng carbon monoxide (CO). Thông qua việc đo lượng CO nội tại đã dùng tiếp hành để định lượng bilirubin.

Cấu tạo của Bilirubin 

Quá trình chuyển hoá Bilirubin

Tuổi thọ của hồng cầu trong máu trung bình là từ 100 đến 120 ngày, sau khoảng thời gian này, hồng cầu bắt đầu già đi. Khi hồng cầu đi qua lách, các đại thực bào ở lách sẽ bắt giữ và tiêu diệt hồng cầu già. Sau khi bị tiêu diệt, hồng cầu sẽ tạo ra rất nhiều hemoglobin, các hemoglobin này được chuyển hoá thành  biliverdin, globin và sắt. Trong đó sắt và globin sẽ được cơ thể tái sử dụng, còn biliverlin sẽ được khử thành Bilirubin tự do.

Thông qua máu, các Bilirubin tự do sẽ đi tới gan.

Ở gan, các tế bào gan sẽ nhận các Bilirubin tự do, trộn với axit glucoronic để tạo ra Bilirubin liên hợp. Các phản ứng này được enzym Bilirubin uridine diphosphate - glucuronosyl transferase ( UDPGT). Tiếp đó Bilirubin di chuyển qua đường mật để tới túi mật.

Chất béo được tiêu hoá bởi mật chứa Bilirubin liên hợp tiết ra bởi túi mật, các Bilirubin liên hợp đi thẳng đến tá tràng mà không bị niêm mạc ruột hấp thụ

Bilirubin liên hợp được chuyển hoá thành urobilinogen thông qua các vi khuẩn đường ruột.

Quá trình đào thải Bilirubin

Ngay sau khi được tạo, có tới 90% urobilinogen trở thành stercobilinogen ( tạo nên màu vàng của phân), sau đó được thải ra qua phân. Còn 10% còn lại sẽ được các tế bào trong ruột già hấp thu, thông qua tĩnh mạch cửa trên để về gan hoặc được di chuyển đến thận để trở thành urobilin ( màu vàng của nước tiểu) thải ra ngoài thông qua nước tiểu.

 

 

Quá trình chuyển hoá và đào thải Bilirubin

Các vấn đề sức khoẻ liên quan đến Bilirubin

Chỉ số Bilirubin trong máu là tấm gương phản ánh tình hình sức khoẻ hiện tạo của người được xét nghiệm. Chỉ số Bilirubin quá cao so với mức cho phép là dấu hiệu của các bệnh lý sau đây:

  • Nhiễm trùng ở túi mật hay viêm túi mật, sỏi mật...

  • Các bệnh lý  di truyền như hội chứng Gilbert (căn bệnh ảnh hưởng tới việc gan xử lý bilirubin). Người mắc hội chứng này có khả năng bị vàng da nhưng thường là không gây nguy hiểm.

  • Một số bệnh lý  gây ra tổn thương gan như: viêm gan, bạch cầu đơn nhân hay xơ gan

  • Các bệnh liên quan đến đường mật như sỏi mật, viêm đường mật  hay ung thư tuyến tụy.

  • Phá huỷ một cách nhanh chóng hồng cầu trong máu, điển hình như bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét, bất đồng nhóm máu RH ở trẻ sơ sinh, hoặc dị ứng với máu nhận từ việc truyền máu.

  • Bệnh Lý thiếu máu Biermer (bệnh lý tạo hồng cầu không hiệu quả), hội chứng Crigler-Najjar

  • Hội chứng cường lách, suy tim mất bù

  • Chỉ số Bilirubin có thể tăng bất thường đối với phụ nữ khi  mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non hoặc những người thực hiện các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng

Vàng da do hội chứng Gilbert

Bệnh viêm túi mật và sỏi mật

 
Có thể bạn quan tâm?
TĨNH MẠCH

TĨNH MẠCH

Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu có lượng oxy thấp đến tim. Các tĩnh mạch phổi là một ngoại lệ vì chúng mang máu có lượng oxy cao từ phổi đến tim. Các tĩnh mạch ở chân chống lại trọng lực để đẩy máu về tim. Các vấn đề thường gặp với tĩnh mạch bao gồm suy tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch.
administrator
VAN HAI LÁ

VAN HAI LÁ

Van hai lá là một trong bốn van ở tim. Nó giúp máu lưu thông theo một hướng chính xác từ tâm nhĩ trái của chúng ta đến tâm thất trái. Đôi khi van hai lá của bạn không hoạt động bình thường (ví dụ, trào ngược van hai lá và hẹp van hai lá). Các vấn đề về van có thể khiến tim của chúng ta làm việc nhiều hơn để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.
administrator
ĐƯỜNG SỌC NÂU

ĐƯỜNG SỌC NÂU

Đường sọc nâu là một đường sẫm màu phát triển trên dạ dày của chúng ta khi mang thai. Nó thường kéo dài từ rốn đến vùng mu của bạn. Đường sọc nâu là do sự gia tăng hormone và mất dần sau khi bạn sinh em bé.
administrator
VAN BA LÁ

VAN BA LÁ

Van ba lá là một trong bốn van tim. Nó giúp máu lưu thông theo hướng chính xác từ tâm nhĩ phải đến tâm thất phải. Đôi khi van ba lá không hoạt động bình thường (ví dụ như tình trạng trào ngược van ba lá và hẹp van ba lá). Các bệnh lý này có thể cần được theo dõi và bạn có thể được yêu cầu thực hiện phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van.
administrator
THUỐC GIẢM ĐAU

THUỐC GIẢM ĐAU

Thuốc giảm đau được sử dụng để giúp bạn vượt qua những cơn đau, tạo ra cảm giác thoải mái.
administrator
HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

Hệ thống cơ xương của chúng ta bao gồm xương, cơ, gân, dây chằng và các mô mềm. Chúng hoạt động cùng nhau để hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bạn và giúp chúng ta di chuyển. Chấn thương, bệnh tật và lão hóa có thể gây đau, cứng khớp và các vấn đề khác về khả năng vận động cũng như chức năng. Bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương khỏe mạnh bằng cách quản lý sức khỏe tổng thể của mình.
administrator
ÂM ĐẠO

ÂM ĐẠO

Ân đạo là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu âm đạo dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
CƠ GÂN KHEO

CƠ GÂN KHEO

Cơ gân kheo là cơ xương ở mặt sau của đùi. Bạn sử dụng chúng để đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm và thực hiện nhiều động tác chân khác. Chấn thương gân kheo là chấn thương thể thao phổ biến nhất. Kéo căng, khởi động và không gắng sức khi bị đau ở hông, đầu gối và chân là những cách tốt nhất để tránh chấn thương gân kheo.
administrator