Xương chũm là một khối xương nhỏ, lồi nằm ở ngay phía sau vành tai. Xương chũm có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào lông nhỏ của tai, điều chỉnh áp lực bên trong tai và bảo vệ xương thái dương khỏi các chấn thương.

daydreaming distracted girl in class

XƯƠNG CHŨM

Xương chũm là gì? 

Xương chũm nằm ở ngay phía sau vành tai và có thể sờ được. Đây là một khối xương nhỏ, lồi và nằm ở vị trí dưới - sau - ngoài của xương thái dương, đồng thời tiếp giáp với nhiều bộ phận khác như não, màng não, mạch máu và các dây thần kinh quan trọng.

Viêm xương chũm là bệnh phổ biến ở những người mắc các tình trạng liên quan đến tai

Cấu tạo của xương chũm

Xương chũm có cấu tạo cứng ở bên ngoài nhưng bên trong lại mềm, xốp và có nhiều hốc khí to nhỏ khác nhau gọi là xoang chũm (tế bào hơi). Hang chũm hay còn gọi là sào sào, đồng thời là xoang chũm lớn nhất, từ đây có đường thông trực tiếp sang tai giữa (còn gọi là ống thông hang hay sào đạo). Hang chũm và ống thông hang đều được lót bởi lớp niêm mạc mỏng liên tiếp với niêm mạc hòm tai. Vì có sự thông hang này nên khi mắc bệnh liên quan đến tai giữa thì khả năng rất cao vi khuẩn sẽ lan truyền sang xương chũm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chức năng của xương chũm

Tuy xương chũm được gọi là xương nhưng cấu trúc điển hình của nó không giống như những xương khác ở cơ thể. Xương chũm là một trong những cấu trúc quan trọng nhất của tai trong, cấu tạo từ những túi chứa khí giống như bọt biển chứ không thô ráp và đặc giống hầu hết các xương. Ở xương chũm, những tế bào không khí có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào lông nhỏ của tai và điều chỉnh áp lực của tai. Đồng thời bảo vệ xương thái dương trong khi chấn thương.

Các bệnh lý thường gặp của xương chũm

Khi xuất hiện sự xâm nhập của các loại vi khuẩn ở trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường, vi khuẩn dần sinh sôi và phát triển gây ra sự tổn thương và viêm nhiễm ở tai. Đó là tình trạng viêm tai giữa mãn tính, phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tình trạng viêm nhiễm ở tai có hai dạng hay gặp là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết. Khoảng 75% trẻ em dưới 3 tuổi sẽ có ít nhất một lần bị viêm tai và gần 50% trong số những bé này bị lặp lại viêm tai tầm 3 lần trở lên trước khi được 4 tuổi.

Biểu hiện của viêm tai giữa cấp tính là tình trạng phát sinh đột ngột, rầm rộ với những tình trạng cấp tính đi kèm như đau tai, chảy mủ tai, tiêu chảy, sốt, cáu gắt, khó chịu, chán ăn.  

Các dấu hiệu bất thường ở tai liên quan đến xương chũm

Một số dấu hiệu bất thường ở tai có liên quan đến xương chũm như:

  • Liệt dây thần kinh vận động cơ mặt, liệt mặt.

  • Chóng mặt, ù tai, chảy mủ tai (đi kèm mùi, mủ xanh hoặc vàng).

  • Chảy máu tai.

  • Khả năng nghe suy giảm, thậm chí mất thính giác.

  • Sốt cao đột ngột: sốt 39 - 40 độ C, kèm với các tình trạng như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, nhiễm trùng,…

  • Xung quanh tai hoặc tai đau nhức, sưng phồng, đỏ tấy. Vành tai bị đẩy ra phía trước, sau tai bị mất nếp.

  • Tai cảm thấy đau có thể nhẹ hoặc nặng, đặc biệt đau dữ dội vào ban đêm. Đôi lúc có thể đau sâu trong tai hay lan đến nửa đầu và vùng thái dương, từ vùng đỉnh xuống hàm. 

  • Cảm giác cơn đau càng nặng hơn lúc ấn vào vùng mỏm chũm và bờ sau xương chũm.

Phương pháp điều trị các bệnh lý liên quan đến xương chũm

Có thể điều trị các bệnh lý liên quan đến xương chũm theo các phương pháp khác nhau, tùy vào các bệnh lý khác nhau nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu biết về bệnh lý của bản thân quá muộn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn máu

  • Áp xe ngoài màng cứng

  • Phù gai thị (đau đầu dữ dội và sưng phía sau mắt)

  • Viêm màng não (vi khuẩn lây nhiễm vào màng bao quanh não và tủy sống)

Phương pháp điều trị các bệnh lý liên quan đến xương chũm

  • Điều trị triệt để tất cả những nhiễm trùng tai .

  • Giữ vệ sinh cho tai, bảo vệ tai tránh các dị vật xâm nhập 

  • Điều trị viêm mũi họng cho trẻ em khi bé nhiễm bệnh. 

  • Chủ động tới bệnh viện thăm khám khi cảm thấy những dấu hiệu bất thường.

Đối với người có các triệu chứng của viêm tai, bác sĩ sẽ tiến hành khám tai và đầu để xác định nhiễm trùng có lan sang xương chũm không vì vị trí của nó ở tai trong nên không thể quan sát rõ được. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tốt nhất và có thể bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Chụp X-quang vùng sọ

  • Xét nghiệm máu, đếm số lượng bạch cầu

  • Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng vùng tai và đầu

  • Chọc dò tủy sống (trường hợp cần thiết)

Các bệnh lý ở vùng xương chũm nếu để lâu mà không điều trị có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn. Đặc biệt ở một số trường hợp điều trị thành công nhưng khả năng vẫn tái phát nhiễm trùng. Nếu tình trạng này không loại bỏ hoàn toàn được bằng kháng sinh thì biện pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định để cắt bỏ hoặc lấy hết bệnh tích của xương chũm. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng viêm xương chũm để tránh nhiễm trùng lây lan hoặc tái phát, gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nhưng trên hết, hãy tự bảo vệ bản thân và để ý đến cơ thể, phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của bản thân để được điều trị sớm, kịp thời và hiệu quả nhất.

 

Có thể bạn quan tâm?
DÂY CHẰNG TỬ CUNG

DÂY CHẰNG TỬ CUNG

Dây chằng tử cung là các dải mô liên kết dày giúp nâng đỡ tử cung của bạn. Chúng đi từ đáy tử cung đến cột sống dưới của bạn. Lạc nội mạc tử cung là một vấn đề phổ biến liên quan đến các dây chằng tử cung. Do vai trò nâng đỡ tử cung của bạn, các dây chằng tử cung cũng đóng một vai trò trong tình trạng sa âm đạo.
administrator
BẠCH CẦU

BẠCH CẦU

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Bạch cầu có chức năng chống lại các tác nhân lạ khi chúng đi vào cơ thể. Một khi nhận ra các tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… thì bạch cầu sẽ thực hiện các cơ chế khử độc, sản xuất các kháng thể đồng thời giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.
administrator
NIỆU QUẢN

NIỆU QUẢN

Niệu quản là ống vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Trong cơ thể con người bao gồm hai niệu quản, mỗi niệu quản nối với một thận. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các vấn đề sức khỏe liên quan đến niệu quản nhé.
administrator
CẦU NÃO

CẦU NÃO

Cầu não là một phần của thân não của bạn, một cấu trúc liên kết não của bạn với tủy sống. Nó xử lý các quá trình và công việc một cách vô thức, chẳng hạn như chu kỳ ngủ-thức và hơi thở của bạn. Nó cũng chứa một số điểm nối cho các dây thần kinh điều khiển cơ và truyền thông tin từ các giác quan ở vùng đầu và mặt của chúng ta.
administrator
ELASTIN

ELASTIN

Cơ thể sản xuất protein elastin một cách tự nhiên. Elastin giúp các mô và cơ quan trong cơ thể chúng ta căng ra. Các chất bổ sung có thể giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều elastin hơn, nhưng vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học để đưa ra kết luận chắc chắn. Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho cơ thể các thành phần thô cần thiết để giúp cơ thể tạo ra elastin một cách tự nhiên.
administrator
MẮT CÁ CHÂN

MẮT CÁ CHÂN

Mắt cá chân là một khớp lớn được cấu tạo từ 3 xương, có chức năng quan trọng trong chuyển động của bàn chân. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các bệnh lý thường gặp phải ở mắt cá chân nhé.
administrator
ĐỘNG MẠCH ĐÙI

ĐỘNG MẠCH ĐÙI

Động mạch đùi là mạch máu chính cung cấp máu cho phần dưới cơ thể của bạn. Nó bắt đầu ở đùi trên, gần háng của bạn và chạy xuống phía sau đầu gối. Chức năng của động mạch đùi và các nhánh của nó là cung cấp máu cho phần dưới cơ thể. Các mô trong phần dưới của cơ thể chúng ta cần máu để lấy oxy và chất dinh dưỡng.
administrator
DÂY THẦN KINH PHẾ VỊ

DÂY THẦN KINH PHẾ VỊ

Các dây thần kinh phế vị mang tín hiệu từ các cơ quan não, tim và hệ tiêu hóa của bạn. Chúng là một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh phó giao cảm trong cơ thể. Tổn thương dây thần kinh phế vị có thể dẫn đến chứng liệt dạ dày, thức ăn không di chuyển vào ruột của bạn. Một số người bị ngất do huyết áp thấp. Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) có thể được sử dụng để điều trị chứng động kinh và trầm cảm.
administrator