Thùy đảo (Insula) còn được gọi là “Island of Reil”, là một trong những bộ phận thuộc não, không thể quan sát từ bên ngoài và là một trong 4 thùy não chính

daydreaming distracted girl in class

THÙY ĐẢO

Thùy đảo là gì?

Thùy đảo (Insula) còn được gọi là “Island of Reil”, tên gọi bắt nguồn từ người đầu tiên phát hiện ra thùy đảo là Johann Chrstian Reil vào năm 1809. Thùy đảo là một trong những bộ phận thuộc não, không thể quan sát từ bên ngoài và là một trong 4 thùy não chính (thùy đỉnh, thùy trán, thùy đảo và thùy thái dương). Thùy đảo là một thùy độc lập của não và là thùy ít được chú ý nên trong y khoa rất ít thông tin về thùy não. 

Thùy đảo phục vụ nhiều chức năng khác nhau của con người, từ xử lý cảm giác và xúc cảm đến nhận thức cấp cao.

Cấu trúc của thùy đảo 

Thùy đảo nằm ở cả hai bán cầu và là một phần của vỏ não. Các phần của thùy não bao phủ lỗ thông được gọi là lỗ bầu dục. Các lỗ trong tạo thành sàn của rãnh bên nên các phần của thùy trán, đỉnh và thùy thái dương phải được loại bỏ. Khi cắt bỏ các nắp của thùy đảo mới có thể nhìn thấy các hồi và các rãnh.

Thùy đảo có hình tam giác, các rãnh bao quanh lấy nó ở trước, trên và giữa. Công dụng của các rãnh để phân biệt 3 phần của nắp thùy (nắp trán, nắp đỉnh và nắp thái dương).

Khi nắp thùy được mở ra, rãnh trung tâm chính của thùy là rãnh có thể nhìn thấy đầu tiên, chia nó thành phần trước và phần sau thì phần trước bao gồm ba hồi ngắn là hồi ngắn trước, hồi ngắn giữa và hồi ngắn sau. Phần sau bao gồm hai hồi dài là hồi dài trước và hồi dài sau.

Phân tích về từ “thùy đảo”, dễ dàng hiểu có từ “đảo”, nên nó cũng sẽ có “cảng” riêng. “Cảng của đảo” được gọi là limen insula, là phần trước nhất của bề mặt vỏ não trong, tạo thành giới hạn bên của lỗ trước.

Cấu trúc tế bào của thùy đảo

Thùy đảo là cấu trúc giữa vỏ não mới và đại não cổ. Cấu trúc tế bào của nhiều khu vực vỏ não đã được định hình trong lớp đệm, được phân loại dựa trên mức độ hạt và được chia thành ba phần:

  • Vỏ não nông trung tâm

  • Vùng vỏ não phức hợp trung gian

  • Vỏ não dạng hạt ngoài cùng

Từ vùng trung tâm không có tế bào hạt, mức độ hạt tăng lên qua vùng trung gian bắt đầu xuất diện một số tế bào hạt và cuối cùng các lớp hạt phát triển đầy đủ tại vỏ ngoài cùng.

Sự kết nối của thùy đảo

Thùy đảo được liên kết với các cấu trúc sau:

  • Vỏ não mới

  • Hạch nền

  • Vùng đồi thị

  • Hệ thống Limbic và vỏ não khứu giác

Những liên kết này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết cho rằng thùy đảo là một hòn đảo biệt lập nhưng ngược lại thùy đảo sở hữu nhiều chức năng. 

Chức năng của thùy não

Một số nghiên cứu về hình ảnh thần kinh chức năng đã liên kết với thùy não với sự ham muốn, thèm ăn và nghiện ngập. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chứng minh rằng thùy não đóng vai trò quan trọng trong các rối loạn tâm như tâm thần phân liệt, lo âu, hoảng sợ, trầm cảm sau sang chấn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế...

Vỏ não của thùy đảo có những kết nối rộng rãi với các cấu trúc não xung quanh và tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng của hệ thần kinh trung ương.

Dưới đây là một số chức năng chính của thùy đảo:

  • Nhận thức vị giác

  • Nhận thức 

  • Điều khiển sự vận động

  • Cân bằng nội môi

  • Đóng một vai trò trong trải nghiệm tự nhận thức về cơ thể

  • Cảm xúc 

  • Nhận thức thính giác

  • Sinh lý thần kinh của thùy đảo

Thùy đảo có một số chức năng khác nhau mà vỏ não đóng vai trò tiết dịch chính. Ví dụ như có các kết nối quan trọng với ngôn ngữ và sự tích hợp thị giác – tiền đình. Tự trị cũng là một trong số các chức năng quan trọng của thùy não. Đặc biệt là giao cảm từ dây thần kinh bên phải, nếu khu vực này bị tổn thương, nó có thể liên quan đến rối loạn nhịp tim.

Các hậu quả khi thùy đảo bị tổn thương

Một số hậu quả khi có bất kỳ một sự tổn thương nào ở thùy đảo như:

  • Dần mất ngôn ngữ diễn đạt

  • Chứng nghiện ngập

  • Động kinh thùy đảo

  • Rối loạn lo âu, rối loạn điều hòa cảm xúc, chán ăn tâm thần,…

Tóm lại, bất kỳ cấu trúc nào của não cũng đóng góp một vai trò nhất định và thùy đảo cũng vậy. Mọi sự tổn thương dù bé hay lớn ở thùy đảo có thể dẫn đến những bệnh lý khác nhau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

administrator
TĨNH MẠCH

TĨNH MẠCH

Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu có lượng oxy thấp đến tim. Các tĩnh mạch phổi là một ngoại lệ vì chúng mang máu có lượng oxy cao từ phổi đến tim. Các tĩnh mạch ở chân chống lại trọng lực để đẩy máu về tim. Các vấn đề thường gặp với tĩnh mạch bao gồm suy tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch.
administrator
BAO QUY ĐẦU

BAO QUY ĐẦU

Bao quy đầu (còn gọi là quy đầu) là một lớp da có thể di chuyển được bao bọc phần đầu của dương vật. Nó có thể được rút lại (kéo về phía gần bụng). Nó cũng có thể bị kích ứng, nhiễm trùng hoặc mắc kẹt tại chỗ.
administrator
ĐỘNG MẠCH TRỤ

ĐỘNG MẠCH TRỤ

Động mạch trụ là một trong hai động mạch chính ở cẳng tay của bạn. Nó bắt đầu ngay dưới khuỷu tay của bạn và kéo dài dọc theo bên ngón út của cánh tay. Nó mang dòng máu giàu oxy đến cánh tay, cổ tay, bàn tay và ngón tay của chúng ta. Các cử động cổ tay lặp đi lặp lại, chẳng hạn như gõ búa, có thể làm tăng nguy cơ mắc một tình trạng gọi là huyết khối động mạch trụ.
administrator
GHRELIN

GHRELIN

Ghrelin là một loại hormone mà dạ dày của bạn sản xuất và tiết ra. Nó báo hiệu cho não của bạn khi dạ dày của bạn trống rỗng và đã đến lúc ăn. Nồng độ ghrelin tăng lên giữa các bữa ăn và giảm khi bạn no. Những người bị béo phì thường có mức ghrelin thấp, trong khi những người hạn chế đáng kể lượng calo nạp vào có mức ghrelin cao.
administrator
ÂM ĐẠO

ÂM ĐẠO

Ân đạo là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu âm đạo dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
QUÁ TRÌNH TIẾT SỮA

QUÁ TRÌNH TIẾT SỮA

Quá trình tiết sữa là quá trình tạo ra sữa mẹ. Sữa mẹ được tiết ra qua các tuyến vú nằm trong bầu ngực của bạn. Việc cho con bú được thúc đẩy bởi nội tiết tố và xảy ra tự nhiên ở những người đang mang thai. Nó cũng có thể diễn ra ở những người không mang thai. Việc cho con bú sẽ tiếp tục miễn là sữa được lấy ra khỏi ngực của bạn.
administrator
THẬN

THẬN

Thận là một phần của hệ tiết niệu, có nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thận và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator