Chân răng được cấu tạo từ ba bộ phận: ngà răng, xi măng gốc răng và tủy răng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chân răng và các bệnh lý thường gặp phải ở chân răng nhé.

daydreaming distracted girl in class

CHÂN RĂNG

Chân răng là gì?

Chân răng là một bộ phận cấu tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Mỗi chiếc răng được tạo ra bởi hai thành phần chính là thân răng và phần chân của răng. Giữa thân răng và chân răng là cổ răng

Ở phía trên cổ răng chính là thân răng. Còn chân của răng ở sâu trong nướu và cắm sâu vào xương ổ răng. Do đó bất kỳ nguyên nhân nào khiến chân răng lộ ra đều là bệnh lý.

Cấu tạo của chân răng

Chân răng được cấu tạo từ ba bộ phận: ngà răng, xi măng gốc răng và tủy răng.

Đầu tiên, ta sẽ nói về xi măng gốc răng. Khác với men răng bao phủ bên ngoài thân răng. Xi măng gốc răng thực chất  là một lớp xương, được hình thành từ mô liên kết, có nguồn gốc trung bì. Các dây chằng nha chu bám vào đây để nối răng vào xương ổ răng.

Tiếp theo là ngà răng. Ngà răng được chứa bên  trong lớp xi măng gốc răng. Trong ngà răng chứa các  mạch máu và có những dây thần kinh cảm giác. Thế nên,  ngà răng rất nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh.

Ở sâu trong cùng là tuỷ răng. Phần tủy ở trong chân răng được gọi là ống tủy. Phần tủy răng nằm trong thân răng được gọi là buồng tủy. Tủy răng  là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh có vai trò nuôi dưỡng răng. Do đó, bất cứ vấn đề gì xảy ra với tuỷ răng cũng gây nên cảm giác rất đau nhức.

Cấu tạo của chân răng

Vai trò của chân răng

Chân răng là bộ phận được các dây chằng nha chu bao quanh. Những dây chằng này chính là cầu nối phần chân răng vào xương ổ răng ở xương hàm. Qua đó, chúng có thể  giữ cố định và bảo đảm  những chiếc răng trụ vững trên cung hàm.

Phần tận cùng ở chân răng có cấu trúc chóp. Những mạch máu và dây thần kinh sẽ đi qua nơi này để vào tủy răng, giúp cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng.

Vấn đề sức khỏe liên quan tới chân răng

Những vấn đề  thường gặp nhất ở phần chân của răng chính là viêm chân răng. Đây là sự biến chứng do  nhiễm trùng răng miệng. Bệnh lý này xảy ra do chúng ta không giữ gìn vệ sinh răng miệng gây ảnh hưởng đến nướu.

Bệnh lý này có các triệu chứng sau :

  • Nướu răng có hiện tượng đổi màu, dần chuyển sang màu đỏ sẫm.

  • Răng đau nhức.

  • Hơi thở có mùi hôi.

  • Chân răng bị chảy máu.

  • Một số trường hợp có thể bị mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ khớp.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến khám tại bác sĩ có chuyên môn. Nếu không được khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng sau đây:

  • Chân răng bị lộ ra, răng tách rời khỏi nướu.

  • Khoang miệng bị tổn thương.

  • Viêm nha chu.

  • Răng yếu và dễ rụng.

  • Chức năng ăn nhai càng ngày càng kém.

  • Dẫn tới bị xoang hàm, mặt, não, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

Viêm nha chu

Viêm lợi

Những lưu ý trong vệ sinh răng miệng

Nhằm bảo vệ an toàn hàm răng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng, chúng ta nên thực hiện những lưu ý sau:

  • Vệ sinh răng miệng đủ và đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. 

  • Sử dụng nước súc miệng kèm theo đánh răng để hiệu quả vệ sinh được tốt hơn.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy những thức ăn, mảng bám bị kẹt trong các kẽ răng.

  • Hạn chế ăn kẹo và bánh ngọt để phòng sâu răng.

  • Không nên ăn thức ăn quá cứng cũng như quá nóng nhằm bảo vệ men răng.

  • Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.

  • Khi có các vấn đề về răng miệng thì nên đi khám ngay. 

Dùng chỉ nha khoa để lấy các mảng bám

 

Có thể bạn quan tâm?
OXYTOCIN

OXYTOCIN

Oxytocin là một loại hormone tự nhiên. Oxytocin quản lý các nhiệm vụ chính của hệ thống sinh sản nam, nữ như chuyển dạ, sinh nở hay cho con bú và các quản lý các hành vi của con người.
administrator
HỆ TIM MẠCH

HỆ TIM MẠCH

Hệ thống tim mạch có một chức năng rất quan trọng – vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể của bạn và loại bỏ các chất thải. Các tế bào của bạn phụ thuộc vào hệ thống tim mạch để nhận được những gì chúng cần nhằm duy trì hoạt động một cách trơn tru. Đó là lý do tại sao chăm sóc trái tim của bạn bằng hoạt động tập thể dục, một chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát huyết áp và cholesterol là rất quan trọng.
administrator
MÁU

MÁU

Máu là thành phần di chuyển khắp cơ thể để cung cấp cũng như vận chuyển các chất thải ra khỏi tế báo. Máu đảm nhiệm một chức năng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về máu và các tình trạng rối loạn máu nhé.
administrator
DA

DA

Là cơ quan lớn nhất của cơ thể, da bảo vệ bạn khỏi vi trùng, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và kích hoạt cảm giác xúc giác. Các lớp chính của da bao gồm biểu bì, trung bì và hạ bì và dễ gặp nhiều vấn đề, bao gồm ung thư da, mụn trứng cá, nếp nhăn hay phát ban.
administrator
AXIT URIC

AXIT URIC

Tăng axit uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý gout. Sau đây hãy cũng tìm hiểu về axit uric và các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout nhé.
administrator
HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt sẽ ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể bạn, tiêu diệt chúng hoặc hạn chế tác hại của chúng. Để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, có giấc ngủ ngon, vận động, ăn thực phẩm lành mạnh, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát, giảm căng thẳng và thực hiện các thói quen lành mạnh khác.
administrator
MÔI LỚN

MÔI LỚN

Môi lớn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi lớn và các tình trạng có thể gây sưng môi lớn nhé.
administrator
HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PNS)

HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PNS)

Hệ thần kinh ngoại biên (PNS, hay hệ thần kinh ngoại vi) là một trong hai phần chính của hệ thần kinh trong cơ thể. PNS cung cấp thông tin tới não của chúng ta từ hầu hết các giác quan của cơ thể. Nó mang các tín hiệu cho phép bạn cử động các cơ của mình. PNS cũng cung cấp các tín hiệu mà não của bạn sử dụng để kiểm soát các quá trình quan trọng, vô thức như nhịp tim và nhịp thở.
administrator