BUỒNG TRỨNG

Buồng trứng hay còn được gọi là tuyến sinh dục nữ, có chức năng: nội tiết ( tiết ra các hormon sinh dục nữ có chức năng quyết định giới tính phụ như estrogen và progesteron), ngoại tiết (sự rụng trứng). Con người có 2 buồng trứng: Một bên phải, và một bên trái.

daydreaming distracted girl in class

BUỒNG TRỨNG

 

Vị trí của buồng trứng

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm và dày 1 cm.

Buồng trứng có cấu tạo gồm

  • Hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo 

  • Hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung

  • Hai mặt: mặt trong và mặt ngoài

Thay vì được phúc mạc che phủ thì buồng trứng được bao bọc bởi lớp áo trắng. Vỏ buồng trứng nằm ngay dưới lớp áo trắng. Dưới lớp vỏ, thuộc phần trung tâm là tuỷ buồng trứng.

  • Lớp tế bào trụ phu có màu trắng phủ ngoài buồng trứng, có thể nhìn thấy rõ ở phụ nữ trẻ tuổi.Buồng trứng dần chuyển sang màu xám đục do lớp tế bào trụ phủ, lớp tế bào này dẹt dần theo tuổi. Giữa lớp tế bào trụ phủ buồng trứng và lớp trung mô dẹt của phúc mạc có cấu tạo một đường trắng mảnh dọc theo bờ mạc treo của buồng trứng.

  • Ngay dưới lớp áo trắng là vỏ buồng trứng. Trong lớp này có các nang buồng trứng và thể vàng. Vỏ buồng trứng có  lớp mô đệm cấu tạo từ các sợi mô liên kết lưới và rất nhiều tế bào hình thoi cùng các tế bào cơ trơn.

  • Phần trung tâm của buồng trứng được gọi là tuỷ buồng trứng. Tuỷ buồng trứng gồm mô đệm được hình thành từ mô liên kết có nhiều sợi chun, các  tế bào cơ trơn cùng rất nhiều mạch máu, đặc biệt là tĩnh mạch. Tuỷ buồng trứng có số mạch máu nhiều hơn ở lớp vỏ.

  • Nang trứng: Các bé gái vừa sinh ra đã có rất nhiều nang trứng trong lớp vỏ buồng trứng. Mỗi nang trứng nguyên thuỷ có một tế bào trung tâm lớn gọi là noãn, tế bào noãn được bao quanh bởi một lớp tế bào trụ nhỏ hay tế bào dẹt gọi là các tế bào nang.Sau này, ở tuổi thiếu niên hay dậy thì, các nang trứng bị thoái hoá.

Sau khi dậy thì, các nang trứng nguyên thuỷ phát triển mỗi tháng, chúng dần chính và vỡ ra. Đây là hiện tượng rụng trứng.

  • Nang trứng phóng noãn, xẹp xuống và tạo thành các nếp gấp. Các tế bào của màng hạt lớn  ra nhanh và trong đó chứa sắc tố vàng trong bào tương, thành các tế bào vàng. Thể vàng được các tế bào này tạo ra, hoạt động từ 12 đến 14 ngày sau rụng trứng. Nếu không thụ thai, thể vàng chuyển thành mỡ và xuất hiện nhiều mô sợi tạo nên thể trắng.

  • Khoảng thời gian sau tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh, lớp vỏ buồng trứng chứa rất nhiều nang trứng, thể vàng ở trong mọi giai đoạn của sự phát triển.

  • Ở bên trong thể vàng, ngoài những tế bào vàng lớn sản sinh ra hormon progesteron, còn có các tế bào cạnh vàng nhỏ hơn  sản xuất ra hormon estrogen. Thể vàng có đường kính khoảng 1cm  tồn tại khoảng 12 đến 14 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt (trong trường hợp không có thai). Ở những người phụ nữ đang mang thai, thể vàng hoạt động trong suốt giai đoạn mang thai và giữa giai đoạn mang thai, thể vàng có đường kính khoảng 2,5 cm.

Cấu tạo của buồng trứng

Những vai trò của buồng trứng

  • Buồng trứng là tấm lá chắn dùng để che chở và bảo vệ trứng.

  • Là nơi sản xuất hormone sinh sản nữ gọi là estrogen và progesterone kèm theo đó là một số ít hormone gọi là relaxin và inhibin. Có ba loại estrogen khác nhau bao gồm  estrone, estradiol và estriol.Các estrogen này được dùng để hỗ trợ phát triển các đặc điểm trưởng thành ở nữ giới, chẳng hạn như ngực, hông lớn và kèm theo đó là dùng để hỗ trợ chu kỳ sinh sản. Hormone progesterone cũng là một hormone không thể thiếu để sinh sản. Còn relaxin sẽ làm lỏng dây chằng vùng chậu để các dây chằng này có thể co giãn trong quá trình chuyển dạ. Chất ức chế ngăn chặn tuyến yên sản xuất hormone.

  • Buồng trứng là nơi giải phóng các quả trứng ( có thể là một hay nhiều hơn) trong quá trình kinh nguyệt ở nữ giới. Trong mỗi buồng trứng có nang trứng, bên trong mỗi nang trứng là một quả trứng ngủ đông. Khi một bé gái ra đời, bên trong buồng trứng có khoảng 150.000 đến 500.000 nang trứng. Trường hợp  không có tinh trùng, hoặc trứng không được thụ tinh, cơ thể sẽ ngừng sản xuất progesterone vào khoảng 9 ngày sau rụng trứng. Ngay sau đó, trứng được đẩy ra từ tử cung trong kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày. Trường hợp trứng được thụ tinh, hoàng thể và sau đó là nhau thai của thai nhi, sẽ tiếp tục quá trình sản xuất progesterone. Hormone  này không chỉ giữ cho tử cung là một môi trường thân thiện cho trứng phát triển, mà nó còn ngăn chặn buồng trứng giải phóng nhiều trứng.

 Hormone estrogen và hormone progesterone 

Vấn đề sức khỏe liên quan đến buồng trứng

 Buồng trứng là một cơ quan vô cùng quan trọng của người phụ nữ, nó có vai trò to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Quan trọng là thế nhưng buồng trứng vẫn sẽ gặp phải nhiều vấn đề nếu chúng ta không biết cách chăm sóc nó, sau đây là một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng

  • Bệnh loãng xương

  • Mãn kinh

  • U nang buồng trứng

  • Hội chứng buồng trứng đa nang

  • Ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng ở nữ giới

Lưu ý

Ngoài việc điều trị bằng các bệnh lý về buồng trứng bằng cách bổ sung hormone estrogen, thì các lưu ý dưới đây sẽ giúp cải thiện buồng trứng ở phụ nữ:

  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa hormone sinh dục nữ như isoflavone, estrogen có trong: Đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, mè, đu đủ, trái anh đào, ...

  • Luôn luôn thư giãn, để tinh thần luôn sảng khoái, tránh căng thẳng, tạo áp lực quá lớn

  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ khi quan hệ tình dục như chất bôi trơn, thay đổi các tư thế khác nhau, ….

Dùng các chế phẩm từ đậu nành thường xuyên

 

Có thể bạn quan tâm?
CƠ BẮP

CƠ BẮP

Bạn có hơn 600 cơ bắp trên cơ thể. Một số cơ giúp chúng ta di chuyển, nâng đồ vật hoặc ngồi yên. Một số nhóm cơ khác giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, thở hoặc nhìn. Tim là một cơ có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Nhiều chấn thương và bệnh tật có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của các cơ. Để giữ cho cơ bắp của bạn chắc khỏe, hãy duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên.
administrator
CHẤT ĐIỆN GIẢI

CHẤT ĐIỆN GIẢI

Chất điện giải có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chất điện giải nhé.
administrator
CƠ TỨ ĐẦU

CƠ TỨ ĐẦU

Cơ tứ đầu của chúng ta nằm ở mặt trước của đùi. Chúng giúp bạn duỗi thẳng đầu gối để bạn có thể đá, chạy và nhảy. Nhưng những cơ này dễ gặp phải các tình trạng chấn thương chẳng hạn như căng cơ và co cứng.
administrator
DÂY THẦN KINH SINH BA

DÂY THẦN KINH SINH BA

Các dây thần kinh sinh ba có chức năng giúp khuôn mặt của chúng ta nhận biết cảm giác đau và xúc giác, cũng như cảm giác nóng và lạnh. Các dây thần kinh cũng giúp chúng ta nhai. Khi một tình trạng gì đó như động mạch hoặc u nang gây kích thích hoặc đè lên dây thần kinh, bạn có thể bị đau nhói ở mặt và tình trạng này được gọi là đau dây thần kinh sinh ba. Các thủ thuật nha khoa và các chấn thương khác có thể gây tê hoặc bệnh lý dây thần kinh sinh ba.
administrator
ÂM VẬT

ÂM VẬT

Âm vật là bộ phận cấu thành nên cơ quan sinh dục nữ, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của các chị em. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu âm vật dưới góc nhìn y khoa nhé
administrator
MÀNG NHĨ

MÀNG NHĨ

Màng nhĩ là một bộ phận có chức nưng thính giác và bảo vệ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về màng nhĩ và các biện pháp bảo vệ sức khỏe màng nhĩ nhé.
administrator
DÂY THẦN KINH TRỤ

DÂY THẦN KINH TRỤ

Dây thần kinh trụ giúp chúng ta cầm nắm đồ vật bằng tay và hỗ trợ các kỹ năng vận động như viết. Nó cũng giúp bàn tay và các ngón tay của bạn cảm nhận được cảm giác như nóng, mềm và đau. Hội chứng đau dây thần kinh trụ là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật của bạn. Cảm giác ngứa ran có thể xảy ra khi có va chạm với dây thần kinh trụ ở khuỷu tay.
administrator
VÕNG MẠC

VÕNG MẠC

Võng mạc là cầu nối quan trọng giữa ánh sáng đi vào mắt và hình ảnh bạn nhìn thấy. Các tế bào đặc biệt trong võng mạc của bạn phản ứng với ánh sáng và truyền tín hiệu đến não để chúng ta nhìn thế giới xung quanh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào đối với thị lực của mình.
administrator