Ân đạo là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu âm đạo dưới góc nhìn y khoa nhé

daydreaming distracted girl in class

ÂM ĐẠO

Âm đạo là gì ?

Âm đạo là bộ phận sinh dục nữ với một phần mô cơ và ống, là một đường kênh hẹp, được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi lớp màng mỏng, đó được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là khu vực cổ tử cung nối liền với âm đạo.

Nhiều người thường nhầm lẫn rằng âm đạo đã bao gồm cả một số bộ phận khác như: môi âm hộ và âm vật. Thực chất, các bộ phận này thuộc một phần của âm hộ và nằm ngoài cấu tạo âm đạo, cụ thể gồm: 

  • Môi âm hộ: Bao gồm hai môi lớn và hai môi bé bao quanh lỗ âm đạo;

  • Âm vật: Nằm gần đỉnh âm hộ, ngoài cái tên thường gọi là âm vật thì nó còn được biết đến với cái tên là hột le hay mồng đốc,… nơi này tích tụ dây thần kinh nên là khu vực rất nhạy cảm.

Âm đạo là cơ quan sinh dục quan trọng vì nó giúp người phụ nữ quan hệ tình dục với bạn tình, thỏa mãn nhu cầu sinh lý và thực hiện chức năng sinh sản. Ngoài ra, đây cũng là nơi kinh nguyệt thoát ra định kỳ hàng tháng khi đến kỳ kinh nguyệt.

Cấu tạo và chức năng của âm đạo

Cấu tạo chi tiết của âm đạo dọc theo ống dẫn từ cổ từ cung ra ngoài và gồm có 3 lớp như sau:

Lớp thành âm đạo

Lớp này có dạng lưới và khá trơn,  bao gồm niêm mạc cùng các mô sinh học có chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền.

Lớp giữa âm đạo

Lớp này được cấu tạo như một lớp cơ tròn nội mô yếu và bọc bên ngoài là lớp cơ mạnh mẽ hơn, có tác dụng co bóp mạnh khi người phụ nữ sinh hoạt tình dục hoặc khi sinh đẻ.

Âm đạo là một bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ quan sinh dục ở phụ nữ

Lớp trong âm đạo

Lớp trong cùng của âm đạo là một lớp mô liên kết bên ngoài, kết hợp với các mô chứa mạch máu, và có dây thần kinh cùng với mạch bạch huyết. 

Với nhiều lớp cơ có cấu tạo như trên nên âm đạo có khả năng giãn nở rất tốt, nó không có kích thước nhất định hay cụ thể. Nhưng trạng thái bình thường thì âm đạo có chiều dài khoảng từ 7 - 8 cm và ép chặt vào nhau. Khi có sự kích thích thì chiều dài âm đạo giãn nở, kích thước có thể lên tới 11cm. Còn kích thước giãn nở thường trên 1.5 cm, khi sinh đẻ kích thước lớn hơn rất nhiều lần.

Cấu tạo của âm đạo phù hợp trong hoạt động sinh hoạt tình dục, đảm bảo chức năng sinh sản. Trong kỳ hành kinh, kinh nguyệt cũng thoát ra từ tử cung rồi đi qua âm đạo và ra ngoài cơ thể người phụ nữ. 

Trong thực tế, cấu tạo chung không có kích thước hay hình thái tiêu chuẩn nào về âm đạo của người phụ nữ. Dù cùng độ tuổi nhưng những người phụ nữ khác nhau cũng có nhiều sự khác biệt về hình dạng, kích thước âm dạo. Bên cạnh đó hình dạng âm đạo cũng thay đổi theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng sau khi sinh nở hoặc quan hệ tình dục.

Với cấu tạo và vai trò ấy mà âm đạo có nhiều chức năng về sinh lý lẫn sinh sản của người phụ nữ như:

  • Theo chu kỳ nguyệt san của phụ nữ thì đây là nơi giải phóng (thoát) kinh nguyệt định kỳ

  • Là bộ phận quan trọng của phụ nữ trong việc quan hệ tình dục và sinh sản, có khả năng co giãn, đàn hồi tốt, giúp cho việc tiếp nhận dương vật, thụ tinh tự nhiên, mang thai và sinh nở dễ dàng.

  • Để dương vật dễ dàng xâm nhập và tinh trùng dễ dàng di chuyển đến trứng thì khi kích thích, mơn trớn độ ẩm âm đạo sẽ tăng lên, niêm mạc tiết ra dịch nhờn tự nhiên để giảm ma sát, trơn tru, thuận lợi hơn trong việc quan hệ tình dục.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo

Quan hệ tình dục

QHTD không an toàn sẽ dẫn đến việc gây viêm nhiễm, gặp một số bệnh lý lây qua đường tình dục. Quan hệ mạnh mẽ, thô bạo hoặc chấn thương vùng xương chậu cũng có thể dẫn đến tổn thương âm đạo.

Một số vấn đề về sức khỏe

Ví dụ như lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, có thể gây ra đau khi quan hệ tình dục. Sẹo từ phẫu thuật vùng chậu và một số phương pháp điều trị ung thư cũng có thể khiến tổn thương âm đạo. Ngoài ra, việc tự ý sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể sẽ làm tăng khả năng nhiễm nấm âm đạo.

Sử dụng các sản phẩm tránh thai và dung dịch vệ sinh phụ nữ:

Các biện pháp tránh thai tạo rào cản như bao cao su, màng ngăn và chất diệt tinh trùng, có thể gây kích ứng âm đạo. Còn việc sử dụng thuốc xịt, chất khử mùi hoặc thụt rửa có thể gây kích ứng âm đạo hoặc làm cho kích ứng hiện tại trở nên nghiêm trọng hơn.

Mang thai và sinh nở

Khi có thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng cho đến khi em bé chào đời. Khi mang thai, dịch âm đạo thường tăng tiết dịch nhiều hơn bình thường. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt tầng sinh môn – một vết mổ cắt phần tiền đình âm đạo để tạo lỗ mở to hơn nhằm đưa em bé ra ngoài là rất cần thiết.

Vấn đề tâm lý

Lo lắng và trầm cảm có thể góp phần vào mức độ kích thích âm đạo.. Đồng thời góp phần dẫn đến cảm giác khó chịu hoặc đau rát khi quan hệ tình dục. Chẳng hạn như lạm dụng tình dục cũng có thể dẫn đến đau rát âm đạo, chấn thương.

Nồng độ hormon 

Thay đổi nồng độ hormone có thể gây ảnh hưởng đến âm đạo. Ví dụ, sản xuất estrogen giảm sau khi mãn kinh và trong thời kỳ cho con bú. Mất estrogen có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng (teo âm đạo) dẫn tới đau rát khi quan hệ.

Một số dấu hiệu của âm đạo cần phải đi khám

Hiện tượng ngứa vùng kín

Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu là dấu hiệu mà chị em thường gặp phải, đặc biệt là khi mắc viêm âm đạo. Triệu chứng này do vi khuẩn, nấm, trùng roi… gây nên, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo, trong đó có tình trạng mặc quần lót quá chật gây bí và sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp.

Khí hư bất thường

Khí hư là dịch tử cung, ở người khỏe mạnh, dịch này sẽ có màu trắng trong như lòng trắng trứng và không có mùi. Khí hư có màu sắc lạ như: màu vàng, xanh, lẫn máu, trắng đục, dạng vón cục, mủ, mùi hôi tanh… có thể là dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm vùng kín. 

Gặp khó khăn khi đi tiểu

Cấu tạo cơ quan sinh dục ở nữ giới cũng gần với đường tiết niệu. Vì vậy khi mắc viêm nhiễm, chị em sẽ thấy biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu rắt, kèm theo đau đớn, khó chịu ở vùng kín. 

Đau bụng dưới hoặc đau sau khi quan hệ

Đau đớn khi giao hợp, đau tức vùng bụng dưới, vùng chậu… là những dấu hiệu điển hình của các bệnh phụ khoa mà chị em không nên coi thường. 

Kinh nguyệt không đều

Tất cả những tổn thương ở âm đạo, tử cung hay buồng trứng đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi như đến quá chậm hoặc quá sớm, kinh nguyệt đổi màu, có mùi hôi… qua nhiều chu kỳ, chị em cần đi khám phụ khoa ngay. 

Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có u xơ tử cung, viêm phần phụ hoặc ung thư. Khi nhận thấy biểu hiện này, bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời. 

Làm gì để giữ gìn sức khỏe cho âm đạo?

Bạn có thể thực hiện điều kiện sau để bảo vệ sức khỏe âm đạo và sức khỏe tổng thể. Bao gồm:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su hoặc duy trì mối quan hệ một vợ một chồng sẽ hạn chế tối thiểu nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Nếu có sử dụng đồ chơi tình dục (sex toy), hãy làm sạch chúng trước và sau mỗi lần sử dụng.

  • Tiêm phòng: Phụ nữ nên cần tiêm vắc-xin vi-rút HPV, vi-rút liên quan đến ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nếu có thể, tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B, C cũng thật sự cần thiết. Quan hệ tình dục cũng có thể lây các bệnh về viêm gan.

  • Thực hiện bài tập Kegel: Nếu bạn đang bị sa tử cung, rò rỉ nước tiểu hoặc yếu cơ sàn chậu, bài tập Kegel có thể giúp làm săn chắc cơ sàn chậu,

  • Hiểu biết những loại thuốc khi sử dụng cho âm đạo: Nếu bạn sử dụng những loại dược phẩm không kê đơn, hãy đảm bảo rằng loại sử dụng lành tính và mua ở những nơi uy tín. Nếu không chắc chắn một số loại thuốc dùng cho âm đạo thì hơn hết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Hạn chế rượu bia và không hút thuốc: Lạm dụng rượu lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng tình dục. Ngoài ra, chất gây nghiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất và tinh thần.

Bệnh viêm âm đạo là một bệnh dễ mắc và phổ biến ở nữ giới. Khi có các vấn đề sức khỏe liên quan đến âm đạo như dịch huyết trắng bất thường, có mùi hôi, đổi màu, ngứa và đau rát khi quan hệ thì cần khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe sinh sản bản thân. An toàn hơn hết nếu chị em phụ nữ khám phụ khoa định kỳ.

Ngoài ra, cần giữ gìn âm đạo, bao gồm: Sử dụng bao cao su, quan hệ một vợ một chồng, tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV), viêm gan và hạn chế các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá,…).



 
Có thể bạn quan tâm?
DÂY THẦN KINH ĐÙI

DÂY THẦN KINH ĐÙI

Thần kinh đùi là nhánh lớn nhất trong 5 nhánh thần kinh của đám rối thắt lưng. Mạng lưới dây thần kinh này nằm ở cột sống dưới. Cơ thể chúng ta có một dây thần kinh đùi ở mỗi bên của giúp bạn uốn cong hay duỗi thẳng hông và đầu gối. Nó cũng gửi cảm giác chạm, đau và nhiệt độ từ chân đến não của bạn.
administrator
HỆ BÌ

HỆ BÌ

Hệ bì là lớp bên ngoài bao bọc cơ thể chúng ta. Nó bao gồm da, tóc, móng tay và các tuyến của bạn. Các cơ quan và cấu trúc này là tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chống lại vi khuẩn, giúp bảo vệ bạn khỏi bị tổn thương và ánh nắng mặt trời. Hệ bì của bạn hoạt động với các hệ thống khác để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.
administrator
NGÀ RĂNG

NGÀ RĂNG

Ngà răng là bộ phận nằm bên dwois men răng, có màu vàng nhạt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các vấn đề sức khỏe thường gặp phải ở ngà răng nhé.
administrator
MÀO TINH HOÀN

MÀO TINH HOÀN

Mào tình hoàn là một bột phận quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mào tinh hoàn nhé.
administrator
HORMONE LUTEINIZING

HORMONE LUTEINIZING

Hormone Luteinizing (LH) là một chất hóa học trong cơ thể của chúng ta, có chức năng kích hoạt các quá trình quan trọng trong hệ thống sinh sản của bạn. LH thúc đẩy quá trình rụng trứng và giúp sản xuất hormone cần thiết để hỗ trợ quá trình mang thai. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nồng độ LH nếu bạn có vấn đề về khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không đều.
administrator
TAI

TAI

Tai là cơ quan nằm ở hai bên đầu giúp hỗ trợ thính giác và cân bằng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tai và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
RĂNG CỐI LỚN

RĂNG CỐI LỚN

Răng cối lớn hay còn gọi là răng hàm có bề mặt phẳng nằm ở phía sau của miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng cối lớn nhé.
administrator
HIỆU ÁP (ÁP LỰC MẠCH)

HIỆU ÁP (ÁP LỰC MẠCH)

Hiệu áp hay áp lực mạch là sự chênh lệch giữa chỉ số trên và chỉ số dưới của huyết áp. Con số này có thể là một chỉ báo về các vấn đề sức khỏe trước khi xuất hiện các triệu chứng. Áp lực mạch bất thường đôi khi cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh hoặc tình trạng nhất định.
administrator