Hoàng thể là cơ quan sản xuất ra hormone progesterone làm cho tử cung của bạn trở thành môi trường cho thai nhi phát triển. Một hoàng thể mới hình thành mỗi khi bạn rụng trứng và mất đi khi bạn không còn cần nó để tạo ra progesterone. Nếu không có hoàng thể, tử cung của bạn sẽ không thể thực hiện những thay đổi cần thiết để trứng thụ tinh trở thành bào thai.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG THỂ

TỔNG QUÁT

Hoàng thể của bạn là gì?

Hoàng thể là một u nang hoàn toàn bình thường hình thành trên buồng trứng mỗi tháng một lần ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. U nang này thực sự là một nhóm tế bào bên trong buồng trứng của bạn hình thành trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nó xuất hiện ngay sau khi trứng rời khỏi buồng trứng (rụng trứng). Mặc dù nằm bên trong buồng trứng của bạn, nhưng công việc của hoàng thể là làm cho tử cung của bạn trở thành một nơi để thai nhi phát triển. Nó tiết ra một loại hormone gọi là progesterone giúp tử cung chuẩn bị cho giai đoạn mang thai. Khi không còn cần thiết để tạo ra progesterone, thể vàng sẽ biến mất.

CHỨC NĂNG

Chức năng của hoàng thể

Hoàng thể hình thành sau khi buồng trứng giải phóng trứng và tồn tại đủ lâu để giúp tử cung của bạn hỗ trợ thai nhi phát triển. Hiểu rõ các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn biết được chức năng của hoàng thể. Hoàng thể của bạn trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn thứ ba (giai đoạn hoàng thể).

Giai đoạn nang trứng

Các túi nhỏ bên trong buồng trứng của bạn được gọi là nang trứng có thể tạo ra trứng (noãn hoặc tế bào trứng). Trong 14 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, một nang trứng trội hình thành và to hơn các nang khác. Một quả trứng phát triển bên trong nó. Tất cả các nang khác co lại và cuối cùng sẽ biến mất.

Giai đoạn rụng trứng

Hormone sẽ làm giai đoạn rụng trứng xảy ra. Mất từ ​​1 đến 2 ngày để trứng rời khỏi nang trứng.

Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể kéo dài trong khoảng 14 ngày. Sau khi trứng rời khỏi nang trứng, hoàng thể bắt đầu hình thành từ các nguyên liệu tạo nên nang trứng đó. Hoàng thể của bạn sản xuất các hormone estrogen và progesterone. Tuy nhiên, tạo ra progesterone là công việc quan trọng nhất của hoàng thể. Progesterone thay đổi tử cung thành một môi trường tốt để thai nhi phát triển và lớn lên. Progesterone:

  • Làm cho tử cung của bạn lớn hơn.

  • Làm dày niêm mạc tử cung của bạn (nội mạc tử cung) để trứng đã thụ tinh có thể làm tổ.

  • Giữ cho tử cung của bạn được cung cấp đủ oxy và máu để trứng có thể phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.

Sau khi hình thành, hoàng thể của bạn thực hiện một trong hai việc:

  • Nếu trứng được thụ tinh, hoàng thể của bạn sẽ giải phóng progesterone trong khoảng 12 tuần. Vào khoảng tuần 12 trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ quan giữ thai nhi đang phát triển (nhau thai) sẽ bắt đầu sản xuất đủ progesterone cho thai nhi để hoàng thể không còn cần thực hiện chức năng của nó nữa. Hoàng thể sẽ nhỏ dần và bắt đầu biến mất.

  • Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể của bạn sẽ bắt đầu phân hủy khoảng 10 ngày sau khi trứng rời khỏi nang trứng. Nếu không có progesterone, niêm mạc tử cung của bạn sẽ không có những thay đổi để hỗ trợ quá trình mang thai. Thay vào đó, lớp niêm mạc sẽ ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.

GIẢI PHẪU HỌC

Hoàng thể trông như thế nào?

Hoàng thể nằm bên trong buồng trứng, nơi từng có sự tồn tại của nang trứng. Hầu hết mọi người tưởng tượng nang có dạng đường hầm, giống như một nang tóc, nhưng các nang bên trong buồng trứng của bạn thì khác. Hãy tưởng tượng mỗi nang trứng như một túi nhỏ có thể chứa một quả trứng đang phát triển. Khi trứng thoát ra khỏi nang trứng bạn trong quá trình rụng trứng, túi đó sẽ vỡ. Một khối tế bào màu vàng nghệ hình thành ở nơi từng là nang trứng, bịt kín vết vỡ và hình thành cấu trúc mới. Cấu trúc mới này gọi là hoàng thể, có thể dài từ dưới 2 cm đến 5 cm khi nó phát triển.

Hoàng thể được làm bằng gì?

Có hai loại tế bào chính trong hoàng thể của bạn: tế bào theca dạng nang và tế bào hạt nang. Cả hai loại tế bào này đều có thể được tìm thấy trong các nang buồng trứng. Một loại hormone được gọi là human chorionic gonadotrophic (HCG) thúc đẩy các tế bào này tạo ra progesterone.

TÌNH TRẠNG VÀ RỐI LOẠN

Những tình trạng và rối loạn phổ biến gặp phải ở hoàng thể là gì?

Đôi khi, hoàng thể của bạn sẽ tiếp tục phát triển thay vì biến mất khi cần thiết. Khi điều này xảy ra, hoàng thể của bạn chứa đầy chất lỏng, tạo ra một u nang hoàng thể. Khối u nang hoàng thể này xảy ra khi hoàng thể của bạn không sản xuất đủ progesterone để niêm mạc tử cung dày lên. Hoặc, cơ thể bạn có thể đang sản xuất progesterone, nhưng progesterone không làm cho niêm mạc tử cung dày lên như bình thường.

U nang hoàng thể:

  • Thường không đau và vô hại.

  • Thường được bác sĩ của bạn phát hiện ra khi khám thai định kỳ.

  • Có thể gặp phải ở những người đang hành kinh, cho dù họ đang mang thai hay không.

  • Thường sẽ tự biến mất vào tam cá nguyệt thứ hai nếu bạn đang mang thai.

  • Thường sẽ biến mất trong vòng vài tuần cho đến ba chu kỳ kinh nguyệt bình thường nếu bạn không mang thai.

Khiếm khuyết hoàng thể có thể gây khó khăn cho việc mang thai hoặc sinh con. Nó có liên quan đến một số tình trạng, đặc điểm và hành vi nhất định, nhưng không có một đặc điểm rõ ràng nào gây ra nó. Bao gồm:

  • Có tình trạng như chán ăn tâm thần, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang.

  • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao hoặc quá thấp.

  • Tập thể dục quá nhiều.

  • Áp lực, căng thẳng.

Những dấu hiệu hoặc triệu chứng phổ biến của các tình trạng liên quan đến hoàng thể là gì?

Nếu hoàng thể của bạn xuất hiện các triệu chứng, thì u nang là thủ phạm có thể nhất. U nang hoàng thể thường vô hại và không đau. Chúng thường tự biến mất. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể gây các triệu chứng không thoải mái. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở xương chậu của bạn.

  • Đầy bụng.

  • Đau khi bạn đi tiêu hoặc đi tiểu.

  • Đau ở một bên của cơ thể.

  • Đau ở lưng và phần dưới cơ thể.

  • Đau khi giao hợp.

  • Chảy máu khi bạn không có kinh.

  • Đau ở vú hoặc ở một bên cơ thể.

Khó mang thai hoặc duy trì thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy hoàng thể không sản xuất đủ progesterone mà tử cung của bạn cần để trứng làm tổ trong lớp niêm mạc.

Một số xét nghiệm thông thường để kiểm tra sức khỏe của hoàng thể là gì?

Thông thường, các bác sĩ tìm thấy u nang hoàng thể khi khám vùng chậu hoặc xét nghiệm hình ảnh định kỳ khi mang thai. Nếu bác sĩ của bạn cho rằng các vấn đề với hoàng thể đang ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, họ có thể yêu cầu:

  • Siêu âm qua âm đạo để đo độ dày của niêm mạc tử cung.

  • Các xét nghiệm để đo nồng độ hormone của bạn, đặc biệt là hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone tạo hoàng thể (LH) và progesterone.

Phương pháp điều trị phổ biến cho các tình trạng liên quan tới hoàng thể là gì?

Bác sĩ có thể loại bỏ u nang hoàng thể nếu nó gây đau đớn hoặc nếu nó phát triển lớn đến mức có thể gây ra rủi ro. Tuy nhiên, thông thường, u nang sẽ tự biến mất. Nếu hoàng thể của bạn không tạo ra đủ progesterone, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên dùng hormone kích thích tuyến sinh dục màng đệm (HCG) hoặc clomphene citrate. Cả hai hormone đều khởi động các quá trình trong cơ thể để khuyến khích hoàng thể tạo ra progesterone. Hoặc, bác sĩ của bạn có thể đề nghị bổ sung hormone progesterone. Nói chuyện với bác sĩ về các tùy chọn tốt nhất có sẵn cho bạn.

CHĂM SÓC

Một số lời khuyên về lối sống để giữ cho hoàng thể khỏe mạnh là gì?

Đừng lo lắng về việc phải giữ cho hoàng thể của bạn khỏe mạnh. Sau cùng, bạn sẽ có một vòng kinh mới với mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó, hãy tập trung làm những việc giúp giữ cân bằng lượng hormone của bạn. Điều tốt là nhiều hành vi tạo nên lối sống lành mạnh cũng giúp giữ cho nội tiết tố của bạn ở trạng thái tốt.

  • Có giấc ngủ chất lượng cao.

  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt chú ý không được gắng sức quá mức.

  • Có các bữa ăn cân bằng và lành mạnh mỗi ngày, bao gồm nhiều protein và chất béo tốt.

  • Tìm hiểu các cách kiểm soát căng thẳng để không làm mất cân bằng nồng độ hormone của bạn.

LƯU Ý

Hoàng thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mang thai của bạn. Progesterone tạo ra trong ba tháng đầu của thai kỳ giúp trứng có thể phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Đây chỉ là một lý do tại sao giữ cho nồng độ hormone bình thường là quan trọng, khi đó hoàng thể của bạn có thể thực hiện công việc quan trọng nếu thời điểm này đến.

 

Có thể bạn quan tâm?
XƯƠNG QUAY

XƯƠNG QUAY

Xương quay nằm ở chi trên, là một trong 2 xương chính của cẳng tay được kết nối với xương trụ bởi lớp dây chằng chéo và màng liên kết. Xương quay có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cánh tay, đảm bảo khớp với các xương xung quanh để thực hiện hoạt động cần thiết.
administrator
HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

HỆ THỐNG CƠ XƯƠNG

Hệ thống cơ xương của chúng ta bao gồm xương, cơ, gân, dây chằng và các mô mềm. Chúng hoạt động cùng nhau để hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bạn và giúp chúng ta di chuyển. Chấn thương, bệnh tật và lão hóa có thể gây đau, cứng khớp và các vấn đề khác về khả năng vận động cũng như chức năng. Bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương khỏe mạnh bằng cách quản lý sức khỏe tổng thể của mình.
administrator
MÀO TINH HOÀN

MÀO TINH HOÀN

Mào tình hoàn là một bột phận quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mào tinh hoàn nhé.
administrator
AXIT URIC

AXIT URIC

Tăng axit uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý gout. Sau đây hãy cũng tìm hiểu về axit uric và các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout nhé.
administrator
NƯỚC TIỂU

NƯỚC TIỂU

Nước tiểu do thận tiết ra và thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo, bao gồm một số chất giàu nitơ như urê hay axit uric và creatinin cần phải loại bỏ khỏi máu và ra khỏi cơ thể.
administrator
DÂY THẦN KINH MẶT

DÂY THẦN KINH MẶT

Dây thần kinh mặt điều khiển các cơ giúp bạn mỉm cười, cau mày, nhăn mũi, nâng lông mày hay trán. Dây thần kinh sọ thứ bảy này thực hiện các chức năng vận động và cảm giác.
administrator
MÔI LỚN

MÔI LỚN

Môi lớn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi lớn và các tình trạng có thể gây sưng môi lớn nhé.
administrator
HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PNS)

HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PNS)

Hệ thần kinh ngoại biên (PNS, hay hệ thần kinh ngoại vi) là một trong hai phần chính của hệ thần kinh trong cơ thể. PNS cung cấp thông tin tới não của chúng ta từ hầu hết các giác quan của cơ thể. Nó mang các tín hiệu cho phép bạn cử động các cơ của mình. PNS cũng cung cấp các tín hiệu mà não của bạn sử dụng để kiểm soát các quá trình quan trọng, vô thức như nhịp tim và nhịp thở.
administrator