Nước tiểu là gì?
Nước tiểu do thận tiết ra và thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo, là một chất lỏng vô trùng. Tiểu tiện là quá trình trao đổi chất của các tế bào tạo ra nhiều sản phẩm, có một số thì giàu nitơ như urê hay axit uric và creatinin cần phải loại bỏ khỏi máu và cuối cùng bị tống ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, các chất hóa học này có thể được nhận dạng và được phân tích bằng phương pháp xét nghiệm phân tích nước tiểu.
Màu sắc của nước tiểu có thể do lượng nước tiểu thải ra và thời gian đi tiểu. Ngoài ra lượng nước nạp vào cũng ảnh hưởng tới màu sắc nước tiểu như uống ít nước hoặc lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc đậm nhất là màu hổ phách. Ví dụ nước tiểu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng sẽ đậm màu hơn nước tiểu thải ra cùng ngày. Thay đổi màu sắc nước tiểu có thể do mắc một số bệnh lý như đái tháo đường hay các bệnh về gan mật sẽ khiến nước tiểu có màu trắng đục…

Dựa vào màu sắc của nước tiểu mà các bác sĩ có thể chẩn đoán nhanh được các tình trạng rối loạn sức khỏe trong cơ thể
Bình thường nước tiểu trong suốt, để lắng đọng một thời gian sẽ xuất hiện một lớp vẩn đục có thể lơ lửng hoặc đọng dưới đáy bình đựng nước tiểu. Nước tiểu có cặn lắng xuống bề mặt bình đựng là các cặn phosphat, urat natri hay axit uric có trong nước tiểu và hoàn toàn bình thường.
Bình thường nước tiểu có mùi khai nhẹ, để lâu trong không khí, urê trong nước tiểu sẽ chuyển hóa nó thành ammoniac, đồng thời mùi khai sẽ đậm đặc dần lên. Một số bệnh lý do có chứa những chất tạo cho nước tiểu có mùi khác biệt như mùi hôi, mùi aceton. Nếu thấy nước tiểu có những biểu hiện bất thường như màu và mùi khác lạ, vẩn đục, xuất hiện bọt khí, đặc sánh hơn bình thường thì cần đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Cần quan sát và theo dõi nước tiểu hàng ngày.
Màu sắc và đặc điểm của nước tiểu thể hiện tình trạng sức khỏe như thế nào?
Urochrome là một sắc tố màu vàng trong nước tiểu mà cơ thể tạo ra, màu sắc vàng nhạt đến vàng đậm của nước tiểu cho thấy sự bình thường và khỏe mạnh của cơ thể.
Khi nước tiểu không có màu gì cả thì có thể do lượng nước đi và cơ thể nhiều hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng rất đậm có thể là dấu hiệu của sự mất nước và cần uống nhiều nước hơn, cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan. Nếu uống nhiều nước hơn mà vẫn không tốt hơn thì cần thăm khám.
Các màu sắc khác thường có thể xuất hiện:
Màu hồng hoặc đỏ
Những loại thuốc như kháng sinh rifampin hoặc thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu như phenazopyridine có thể gây tác dụng phụ khiến nước tiểu có màu đỏ hồng. Cà rốt, quả mâm xôi, củ cải đường,… có thể biến nước tiểu thành màu đỏ hồng.
Nước tiểu màu đỏ có thể do có máu trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận, nhiễm trùng đường tiểu, vấn đề tuyến tiền liệt hoặc khối u trong hệ tiết niệu.
Màu cam
Tùy thuộc vào màu sắc, nước tiểu màu cam có thể là dấu hiệu của sự mất nước hoặc có vấn đề với gan hoặc ống mật, cũng có thể do sử dụng một số loại thuốc như vitamin B2 liều cao, thuốc phenazopyridine điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc kháng sinh isoniazid.
Màu xanh da trời hoặc màu xanh lá cây
Thuốc nhuộm trong thực phẩm hoặc thuốc promethazine điều trị dị ứng có thể khiến nước tiểu có màu xanh. Ngoài ra, một số bệnh hiếm gặp cũng có thể chuyển màu sắc nước tiểu sang màu xanh lục hoặc xanh lam.
Vì vậy, hãy thăm khám nếu màu nước tiểu khác thường và không biến mất sau một thời gian ngắn.
Bọt
Nếu nước tiểu luôn có bọt, hãy đi đến bệnh viện kiểm tra dù đó là màu gì. Đây có thể là dấu hiệu trong nước tiểu có protein hay các vấn đề liên quan đến thận.
Độ pH
Độ pH có thể được theo dõi bởi bác sĩ hoặc tại nhà. Thông thường, độ pH của nước tiểu khoảng 5,5 đến 7 và trung bình là 6,2. Chế độ ăn giàu protein từ thịt và sữa hoặc rượu có thể làm giảm pH nước tiểu, làm tăng axit uric đồng thời nước tiểu có tính axit, lâu dần hình thành sỏi axit uric ở thận, niệu quản hoặc bàng quang. Ngoài ra, các loại thuốc như amoni clorua, thuốc lợi tiểu chlorothiazide và methenamine mandelate có thể làm giảm pH nước tiểu.
Ngược lại, chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả chứa kali và axit hữu cơ hoặc các loại thuốc bao gồm acetazolamide, kali citrate và natri bicarbonate có thể làm tăng độ pH và làm cho nước tiểu kiềm hơn.
Một số bệnh lý thường gặp liên quan đến nước tiểu như:
-
Són tiểu
-
Viêm đường tiết niệu
-
Tiểu đường tuýp 2
-
Sỏi thận
-
Suy thận cấp
-
Đạm niệu (Protein niệu)
-
Sỏi bàng quang
-
Thận ứ nước
Lưu ý
Cần đi tiểu 6-8 lần 1 ngày. Đi tiểu nhiều có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc thuốc. Phụ nữ có thai và người già thường đi tiểu thường xuyên hơn những người khác.
Nếu đột nhiên đi tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là vấn đề của sức khỏe như nhiễm trùng tiểu, bệnh thận, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, ở phụ nữ có thể là viêm âm đạo hoặc vấn đề với bàng quang như viêm bàng quang mô kẽ.
Nếu thường xuyên cảm thấy đột ngột cần đi tiểu gấp và đôi khi không thể vào phòng vệ sinh kịp, đó có thể bị chứng bàng quang hoạt động quá mức. Đây là một tình trạng phổ biến đối với đàn ông và phụ nữ lớn tuổi nhưng nó không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Cần gặp bác sĩ để biết làm thế nào để điều trị bằng cách thay đổi lối sống và loại thuốc điều trị phù hợp.