TỔNG QUAN
Sụn là gì?
Sụn là một mô liên kết mạnh mẽ, linh hoạt để bảo vệ khớp và xương. Nó hoạt động như một bộ giảm xóc trong toàn bộ cơ thể. Sụn nằm ở cuối xương làm giảm ma sát và ngăn chúng cọ xát với nhau khi bạn sử dụng khớp.
Tổn thương sụn có thể xảy ra đột ngột như chấn thương thể thao hoặc các chấn thương khác tác động vào sụn nhưng nó cũng có thể xảy ra khi các vấn đề tổn thương được tích tụ dần dần trong cơ thể như tình trạng viêm xương khớp.

Ngoài các chức năng trong cơ thể, sụn còn sử dụng làm mô thay thế hỗ trợ trong các phẫu thuật định hình cấu trúc cơ thể đặc biệt là sử dụng trong các phẫu thuật thẩm mỹ
Bất cứ vấn đề nào làm chấn thương hoặc làm hỏng sụn cũng đều có thể khiến cơ thể khó hoặc không thể sử dụng khớp theo cách quen thuộc.
Hầu như bất kỳ nơi nào mà hai xương gặp nhau trong cơ thể đều được đệm bởi sụn. Nó cũng nằm ở phần cuối của tất cả các xương để tạo thành các khớp.
Có ba loại sụn trong cơ thể bao gồm:
-
Sun trong
-
Sụn chun
-
Sụn xơ
Sụn trong
Sụn trong là loại sụn phổ biến nhất trong cơ thể, chúng tạo đường viền cho các khớp và che các đầu xương. Sụn trong ở đầu xương đôi khi được gọi là sụn khớp.
Sụn trong trơn giúp xương di chuyển nhẹ nhàng và hoạt động trơn tru trong các khớp. Chúng linh hoạt nhưng đủ mạnh để giúp khớp giữ được hình dạng cố định.
Các vị trí sụn trong của cơ thể bao gồm:
Sụn sợi
Sụn xơ có đặc điểm giống như tên gọi do chúng dai và được tạo thành từ các sợi dày. Đây là loại sụn mạnh nhất và kém linh hoạt nhất trong ba loại. Nó đủ cứng để giữ các bộ phận của cơ thể cố định và hấp thụ các tác động.
Các vị trí sụn sơ trong cơ thể bao gồm:
Sụn đàn hồi (sụn chun)
Sụn đàn hồi là sụn mềm dẻo nhất của cơ thể. Nó hỗ trợ các bộ phận của cơ thể cần uốn cong và di chuyển để hoạt động. Sụn đàn hồi có thể bật trở lại hình dạng ban đầu, ngay cả sau một lực tác động mạnh. Nó có thể uốn cong và di chuyển mà không làm bạn bị thương trước khi trở lại hình dạng bình thường.
Các vị trí sụn đàn hồi trong cơ thể bao gồm:
Chức năng
Sụn xương bảo vệ xương và khớp của cơ thể. Nó bao quanh các đầu xương và đệm các khoảng trống trong khớp, nơi xương gặp nhau. Sụn có ba nhiệm vụ chính gồm:
-
Hấp thụ lực: Sụn đệm cho xương khớp khi di chuyển và sử dụng chúng. Nó hấp thụ lực và giảm mức độ căng thẳng khi tác động lên xương. Sụn hoạt động giống như đệm trong giày thể thao ở bên trong khớp và xung quanh xương.
-
Giảm ma sát: Sụn bôi trơn khớp, giúp xương trượt qua nhau mà không cọ xát vào nhau. Điều này cho phép các khớp hoạt động trơn tru như bình thường và giảm các tổn thương có thể xảy ra.
-
Hỗ trợ các cấu trúc trong cơ thể: Sụn giúp các khớp giữ được hình dạng khi vận động. Nó cũng kết nối các mô khác với nhau và với xương. Cơ, gân và dây chằng được kết nối với sụn trên khắp cơ thể.
Sụn cũng là mô chính trong một số bộ phận của cơ thể, bao gồm:
Những tình trạng sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến sụn
Các vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến sụn bao gồm:
-
Chấn thương: Chấn thương thể thao hoặc các chấn thương khác có thể làm hỏng hoặc rách sụn. Một số chấn thương thể thao phổ biến nhất như rách sụn chêm hoặc rách cơ vai có thể làm hỏng sụn trong khớp. Chấn thương khớp có thể gây ra bệnh viêm xương tủy xương (đôi khi được gọi là tổn thương xương khớp).
-
Viêm xương khớp: Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất . Trên thực tế, 80% người lớn trên 55 tuổi mắc chứng này. Khi bạn già đi, sụn trong khớp có thể bị phá vỡ và điều này có thể dẫn đến đau, viêm khớp vì không có nhiều lớp đệm và chất bôi trơn như trước đây.
-
Thoát vị đĩa đệm : Đĩa đệm - đôi khi còn được gọi là đĩa bị trượt, vỡ hoặc phồng lên - xảy ra khi đĩa sụn giữa các đốt sống (xương tạo nên cột sống) bị rách hoặc thủng.
Những xét nghiệm được thực hiện đối với sụn
Bác sĩ thường sẽ không tự kiểm tra sụn của bạn. Thay vào đó, họ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất để cảm nhận tổn thương hoặc chẩn đoán các triệu chứng của bạn hoặc sẽ sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để xem bên trong cơ thể bạn, bao gồm:
-
Chụp X-quang
-
Chụp cộng hưởng từ
-
Chụp cắt lớp vi tính
Những phương pháp điều trị được thực hiện đối với sụn
Cách điều trị sụn bị thương phụ thuộc vào vị trí của nó trong cơ thể và bị tổn thương như thế nào. Thông thường, nếu tình trạng rách hoặc vỡ sụn, các cơ quan khác cũng bị tổn thương. Bác sĩ sẽ tập trung vào việc điều trị toàn bộ chấn thương, liên quan đến sụn và cả các bộ phận xung quanh.
Ngoài ra, một số chấn thương sụn tự lành khi nghỉ ngơi, nhưng một số khác cần phẫu thuật (thường là nội soi khớp) để sửa chữa. Bác sĩ phẫu thuật có thể khâu sụn lại với nhau, nhưng họ cũng có thể định hình lại nó để phục hồi chức năng của sụn.
Bởi vì trong sụn không có mạch máu nên thường cơ thể gần nhiều thời gian để chữa lành hơn so với các bộ phận khác.
Các biện pháp chăm sóc sụn khớp của cơ thể
Thực hiện những thói quen lành mạnh sau đây có thể sẽ giúp sụn và các cấu trúc mà sụn hỗ trợ hoạt động như bình thường, bao gồm:
-
Tập thể dục thường xuyên
-
Duy trì cân nặng hợp lý
-
Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá
-
Nếu bạn đang hồi phục sau chấn thương, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp cơ thể bạn lành lại. Bạn có thể cần tránh hoạt động phần bị thương của cơ thể trong vài tuần để sụn có thể hồi phục nhanh nhất có thể.