Tinh dịch là lượng chất lỏng màu trắng đục, dạng sệt, có độ kết, được sản xuất củ yếu ở túi tinh và tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DỊCH

Tinh dịch là gì?

Tinh dịch là lượng chất lỏng màu trắng đục, dạng sệt, có độ kết, được sản xuất tại khá nhiều cơ quan sinh sản khác nhau như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh nhưng nhiều nhất vẫn là túi tinh và tuyến tiền liệt. Tinh dịch được tạo ra từ sự kết hợp của tinh trùng và chất dịch lỏng.

Tinh dịch gồm 2 thành phần chính:

  • Tinh trùng: được lưu trữ trong các mào tinh. Tinh trùng được sản xuất ở tinh hoàn và trong các ống nhỏ cuộn chặt là ống sinh tinh.

  • Tổng thể tích chất dịch lỏng được sản xuất nhờ các tuyến phụ khác nhau tiết ra như túi tinh, tuyến tiền liệt,…

Chức năng của tinh dịch bị ảnh hưởng bởi bản chất của tinh trùng như: sức sống, khả năng di chuyển và hình thái của chúng. Ngoài ra, thành phần của tinh dịch cũng rất quan trọng đối với chức năng của tinh trùng.

Tinh dịch bao gồm 2 thành phần chính là tinh trùng và các thành phần khoáng chất khác

Thành phần của tinh dịch ở người

Tinh dịch chứa axit citric, axit amin tự do, fructose, enzym, phosphorylcholine, prostaglandin, kali, kẽm và được tạo ra từ dịch tiết của cơ quan sinh sản nam giới.

Chất dịch lỏng được tạo ra bởi:

  • 46 – 80% do các túi tinh.

  • 13 – 33% do tuyến tiền liệt.

  • 5% từ tinh hoàn và mào tinh hoàn.

  • 2 – 5% từ các tuyến Bulbourethral và niệu đạo.

Một số đặc điểm của tinh dịch ở người bình thường

Tinh dịch bình thường có màu trắng xám, để lâu trong không khí sẽ bị vón cục hoặc đông lại trong giờ đầu tiên và sau đó hóa lỏng.

Thể tích

Lượng tinh dịch thông thường mỗi lần xuất tinh là khoảng 2-3 ml (có thể hơn) và khoảng 10% trong lượng này là của tinh trùng.

Mùi

Tinh dịch có mùi clo hoặc mùi tanh.

Vị

Tinh dịch có vị hơi ngọt do chứa nhiều đường fructose. Mỗi người có vị tinh dịch khác nhau và bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống.

Độ pH của tinh dịch 

Người bình thường có độ pH từ 7,2 - 7,8. 

  • Nếu độ pH thấp hơn 7,2 có thể do số lượng tinh trùng thấp hoặc có dị tật trong dương vật.

  • Nếu độ pH trên 7,8 có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Số lượng/Nồng độ tinh trùng

20 triệu con/ml trở lên là giới hạn bình thường của tinh trùng. 

Sự di động và sức khỏe của tinh trùng

Tinh trùng cần phải di chuyển và sống để có thể thụ tinh thành công, nó sẽ theo đường thẳng một giờ sau khi được xuất. Để người đàn ông có khả năng sinh sản thì ít nhất 50% số tinh trùng cần phải hoạt động. 

Hình thái hoặc cấu trúc của tinh trùng

Sau khi phóng thích, tinh trùng trưởng thành trong ống sinh tinh để thành tinh trùng trưởng thành và có khả năng di truyền. Trong tinh dịch, các tinh trùng ở nhiều giai đoạn trưởng thành khác nhau, con trưởng thành và ngược lại con thì không. Chúng có hình dáng khác nhau như: đầu thuôn nhọn; đầu nhọn, đầu tròn… là những tinh trùng trưởng thành. 

Tế bào bạch cầu trong tinh dịch

Những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc dương vật, như fructose - là thành phần chủ yếu của tinh dịch nên vắng mặt của fructose trong tinh dịch là có sự tắc nghẽn hoặc không có ống dẫn tinh.

Sự khác nhau giữa tinh dịch và tinh trùng 

Từ phân tích trên có thể kết luận, tinh trùng và tinh dịch cùng được sản xuất tại cơ quan thuộc dương vật nhưng về cấu tạo và chức năng thì hoàn toàn khác nhau. 

  • Tinh dịch là chất lỏng được cấu tạo bởi lượng lớn tinh trùng hay tinh trùng là một tế bào sinh sản nằm trong lượng tinh dịch được xuất ra mỗi khi nam giới đạt cực khoái. 

  • Màu sắc và thể tích của tinh dịch rõ ràng. Ngược lại, không thể nhìn thấy tinh trùng bằng mắt thường. 

  • Tinh dịch có chức năng đưa tinh trùng vào âm đạo và tinh trùng có nhiệm vụ “bơi” đi tìm trứng để hình thành quá trình thụ thai. 

Vì không thể nhận thấy những thay đổi của tinh trùng nên nam giới có thể dựa vào tính chất, màu sắc của tinh dịch để nhận biết tinh trùng có đang ổn định hay không. 

Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng tinh dịch và tinh trùng

Hiện nay, theo thống kê cho thấy khoảng 70 triệu người thế giới đang bị vô sinh và nam giới chiếm 50% nguyên nhân ở vấn đề sinh sản. Các yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, lên đến 30% trường hợp vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.

Một số bệnh lý sau có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam giới:

  • Bệnh thận

  • Suy gan

  • Thừa sắt 

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

  • Bệnh xơ nang (bệnh này ít gặp ở người châu Á)

  • Đa xơ cứng

Một nghiên cứu ở Ý cho thấy, trên 2100 người Ý khi bệnh nhân mắc bệnh đồng mắc (COPD) thì hầu như chất lượng tinh dịch kém. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý đồng mắc sẽ làm:

  • Ảnh hưởng nồng độ hormon trong cơ thể

  • Giảm khả năng phóng tinh

  • Suy giảm chức năng tạo tinh trùng của tinh hoàn

Vì vậy, khi cải thiện được bệnh đồng mắc thì chất lượng tinh trùng sẽ nâng cao.

Béo phì

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ được béo phí cũng là một nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Nam giới béo phì sẽ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng đến sinh sản như:

  • Ít hoặc không có tinh trùng

  • Chậm có con hơn so với người bình thường

  • Kể cả thụ tinh nhân tạo cũng giảm khả năng có con. Dù có con cũng dễ bị sẩy thai hơn.

  • Quá dư thừa các tế bào mỡ trong cơ thể gây thay đổi nội tiết, dư thừa hormone gây ra sự bất toàn DNA trong tinh trùng.

Lớn tuổi

Các nghiên cứu khẳng định rằng đàn ông lớn tuổi có các chỉ số tinh dịch kém hơn và sinh sản kém hơn. Đặc biệt nếu có con thì nguy cơ cao con cái của họ có thể mắc các vấn đề sức khỏe, thậm chí nguy cơ mắc bệnh tâm thần cũng cao hơn, IQ, kỹ năng xã hội và nhiều kết quả sức khỏe khác,… Tuy nhiên một số ngoại lệ, không có bất kỳ vấn đề nào.

Một số yếu tố khác gây vô sinh ở nam giới như:

  • Dị tật bẩm sinh đường sinh dục.

  • Nhiễm trùng niệu dục ở nam giới.

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh.

  • Sử dụng thuốc hóa trị, các thuốc tâm thần, thuốc hạ áp như: Chen can-xi, chen alpha, thuốc chống phì đại tuyến tiền liệt,…

  • Liệu pháp điều trị testosterone.

Lưu ý

Chất lượng tinh dịch rất quan trọng, đặc biệt ở các trường hợp vô sinh.

Có rất nhiều yếu tố được phân tích khi xét nghiệm tinh dịch, không được lấy mẫu tinh dịch bằng bao cao su latex thông thường.

Nhiều bệnh lý, thói quen sống làm giảm chất lượng tinh dịch, gây vô sinh. Chất lượng tinh dịch giảm cũng làm tăng khả năng mắc ung thư ở nam giới.

 

Có thể bạn quan tâm?
MÀO TINH HOÀN

MÀO TINH HOÀN

Mào tình hoàn là một bột phận quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mào tinh hoàn nhé.
administrator
XƯƠNG ĐÙI

XƯƠNG ĐÙI

Xương đùi là xương dài nhất, khỏe nhất trong cơ thể bạn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta đứng, di chuyển và giữ thăng bằng. Nữ giới thường chỉ bị gãy do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn xe hơi. Nhưng nếu xương của bạn bị suy yếu do loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn bình thường.
administrator
VÙNG THƯỢNG VỊ

VÙNG THƯỢNG VỊ

Vùng thượng vị là vùng bụng nằm trên rốn, dưới xương ức và có chứa nhiều cơ quan của ổ bụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp ở vùng thượng vị nhé.
administrator
LÔNG TRƯỞNG THÀNH

LÔNG TRƯỞNG THÀNH

Lông trưởng thành là phần lông dày và sẫm màu bao phủ cơ thể của chúng ta. Nó phát triển trên vị trí da đầu, mặt, nách, vùng mu và các khu vực khác trên cơ thể. Lông trường thành giúp bảo vệ cơ thể chúng ta theo nhiều cách. Nó giúp chúng ta điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, lông trường thành giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia nắng mặt trời. Nó cũng ngăn vi trùng và mảnh vụn xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
administrator
LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

Củng mạc hoặc lòng trắng của mắt, là vùng mô chắc chắn bao bọc xung quanh nhãn cầu. Nó giúp duy trì hình dạng nhãn cầu của bạn và bảo vệ nó khỏi bị thương. Một số tình trạng có thể làm cho toàn bộ củng mạc thay đổi màu sắc hoặc gây ra các đốm màu. Nhiều tình trạng xơ cứng sẽ tự khỏi sau vài tuần, nhưng một số bệnh cần được chăm sóc y tế.
administrator
TẦNG SINH MÔN

TẦNG SINH MÔN

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể phụ nữ, là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Tầng sinh môn đóng vai trò thiết yếu trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.
administrator
CƠ TỨ ĐẦU

CƠ TỨ ĐẦU

Cơ tứ đầu của chúng ta nằm ở mặt trước của đùi. Chúng giúp bạn duỗi thẳng đầu gối để bạn có thể đá, chạy và nhảy. Nhưng những cơ này dễ gặp phải các tình trạng chấn thương chẳng hạn như căng cơ và co cứng.
administrator
TUYẾN LỆ

TUYẾN LỆ

Tuyến lệ là một tuyến nhỏ, hình quả hạnh nằm ở góc trên, ngoài của hốc mắt, gần song song với mép ngoài của lông mày. Nó tạo ra phần nước mắt. Nước mắt có ba lớp - nước, chất nhờn và lớp dầu. Nước mắt cần thiết để giữ ẩm cho bề mặt mắt, rửa sạch bụi bẩn và mảnh vụn, đồng thời giúp khúc xạ ánh sáng. Một số bệnh nhiễm trùng và các yếu tố có thể dẫn đến viêm tuyến lệ. Tình trạng viêm đó có thể đóng một vai trò trong bệnh khô mắt (DED), một tình trạng ảnh hưởng và gây ra bởi các vấn đề về chất lượng, số lượng và quá trình chảy nước mắt. Nếu không được bôi trơn đầy đủ, mắt có thể đỏ và có cảm giác bị kích thích, bỏng rát (một dấu hiệu của bệnh khô mắt).
administrator