Cấu tạo và chức năng khung xương chậu?
Cấu trúc về khung xương chậu ở nam giới và nữ giới khác nhau, đặc biệt ở nữ giới có liên quan đến việc sinh nở. Ở nữ giới, khung chậu cần có đủ không gian để em bé phát triển và lọt qua được hố chậu để xuống trong bụng mẹ và chào đời. Đó là lý do khung xương chậu ở nữ có khuynh hướng rộng hơn và mở hơn so với nam giới.
Cấu tạo của khung xương chậu nữ bao gồm các xương sau:
Khối xương chậu
Ở hai bên trái và phải của cơ thể có hai khối xương chậu, tạo thành hình vòng và khớp giữa hai bên xương chậu kết hợp với nhau ở đằng trước còn gọi là khớp mu, đồng thời khớp mu được kết nối với xương cùng ở đằng sau xương chậu.
Xương cùng
Xương cùng là xương nằm ở dưới cùng của cột sống, được tạo thành từ năm đốt xương hợp nhất, có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Xương cùng kết hợp với hai bên khối xương chậu để tạo thành hình vòng kín.
Xương cụt
Xương cụt là phần xa nhất của cột sống, kết nối ở dưới xương cùng, được hỗ trợ bởi một số dây chằng.
Khung xương chậu gồm các cơ quan gì?
Tử cung
Tử cung (dạ con) là nơi em bé phát triển trong suốt thai kỳ. Tử cung nằm ở giữa bàng quang phía trước và trực tràng phía sau, có hình giống quả lê lộn ngược. Ở phía trên tử cung là các quai ruột non và kết tràng xích ma, còn ở phía dưới là âm đạo.
Phần lồi to ở trên tử cung là đáy tử cung, ở hai bên là hai ống dẫn trứng nối ra hai buồng trứng. Phần nhỏ dài ở dưới tử cung dẫn ra âm đạo là cổ tử cung.

Bệnh viêm vùng chậu PID là một tình trạng viêm phổ biến nhất ở vùng xương chậu
Buồng trứng
Mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng. Hai buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, có hình bầu dục, dài khoảng 4cm và được cố định tại chỗ bởi các lớp dây chằng gắn vào tử cung.
Buồng trứng bao gồm 2 chức năng chính:
Các bệnh lý liên quan đến buồng trứng:
Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là hai ống mô cơ ở hai bên phải và trái ở trong vùng xương chậu.
Cổ tử cung
Cổ tử cung là phần nối tử cung và âm đạo, có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong sức khỏe sinh sản phụ nữ như:
Âm đạo
Âm đạo là một phần mô cơ và ống được lót bằng các dây thần kinh và màng nhầy, là một đường kênh hẹp được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể. Âm đạo cho phép kinh nguyệt thoát ra ngoài và là nơi để giao hợp và sinh con.
Đại trực tràng
Đây là phần ruột cuối cùng của ruột già và dẫn ra ngoài hậu môn.
Bàng quang
Bàng quang là cơ quan rỗng, nằm dưới phúc mạc, có thể thay đổi kích thước và vị trí tùy vào số lượng nước tiểu bên trong nó.
Ở người trưởng thành, bàng quang lúc rỗng nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu và khi căng đầy, nó có hình cầu và nằm trong ổ bụng. Phía trước bàng quang là xương mu, phía sau là các tạng sinh dục và trực tràng.
Chức năng cơ bản của bàng quang là dự trữ và đưa nước tiểu ra ngoài.
Niệu đạo
Đây là ống nước tiểu nối từ bàng quang và ra ngoài cơ thể.
Một số bệnh lý liên quan đến khung xương chậu
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Đây là một bệnh nhiễm trùng xảy ra trong hệ thống sinh sản của nữ giới, nguyên nhân thường do nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
Nếu không điều trị viêm vùng chậu, hậu quả có thể dẫn đến các biến chứng như vô sinh hoặc thai ngoài tử cung.
Sa các cơ quan trong vùng chậu
Xảy ra khi các cơ trong xương chậu không đủ chắc để có thể hỗ trợ bàng quang, tử cung hay trực tràng. Điều này khiến các cơ quan này sa xuống dưới âm đạo, hậu môn,… Gây ra các bệnh lý sa trực tràng, sa tử cung hoặc sa bàng quang.
Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng hiếm, khi lớp nội mạc tử cung bị “lạc trôi” đến cư trú ở những cơ quan khác trong ổ bụng, thường xảy ra ở buồng trứng, vòi trứng và vùng chậu. Hiện tại đã có nhiều cách để điều trị hiệu quả cho bệnh này.
Các dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý ở vùng xương chậu
-
Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu.
-
Dịch âm đạo có màu sắc bất thường hoặc có mùi hôi.
-
Đau hoặc rát khi quan hệ tình dục
-
Cảm giác áp lực đè lên vùng chậu.
-
Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
-
Chuột rút vùng chậu đau đớn trong hoặc trước kỳ kinh.
-
Đau khi đi tiểu hoặc nóng rát khi đi tiểu
Những cách để giữ sức khỏe vùng chậu?
-
Luôn quan tâm đến sức khỏe sinh sản bằng cách đi khám phụ khoa, kiểm tra sức khỏe định kỳ..
-
Quan hệ tình dục an toàn: nên sử dụng bao cao su để tránh được các bệnh lây qua đường tình dục.
-
Tập bài tập Kegel để giúp săn chắc cơ sàn chậu, giúp phòng ngừa các bệnh lý như tiểu són, tiểu không tự chủ hoặc sa các cơ quan vùng chậu.
-
Không bỏ qua các triệu chứng bất thường ở vùng xương chậu
Nếu không được điều trị, một số tình trạng vùng chậu có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.